Hiệu quả kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình phát triển du lịch sông nước ở thành phố cần thơ (Trang 101 - 108)

2.3. Thực trạng phát triển du lịch sông nước ở Thành phố Cần Thơ

2.3.9. Hiệu quả kinh tế xã hội

2.3.9.1 Khách du lịch * Khách du lịch tham quan

Số lượng khách và các đặc điểm về thị trường khách du lịch là các chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá mức độ phát triển du lịch của một khu, điểm, vùng du lịch hay là một quốc gia. Các chỉ tiêu về khách còn phản ánh mức độ hấp dẫn của điểm du lịch, tiềm năng thu hút các thị trường khách của điểm du lịch, xu hướng phát

triển, cũng như có thể kiểm nghiệm việc phát triển thị trường khách hiện tại đã đúng định hướng và có phù hợp với điểm du lịch hay không,…

Biểu đồ 2.1. Lượng khách du lịch đến Cần Thơ, giai đoạn 2013 - 2017

(Nguồn: Sở VHTTDL TP. Cần Thơ, 2018)

Qua biểu đồ trên cho thấy, hoạt động du lịch ở Cần Thơ bước đầu đạt kết quả đáng khích lệ trong thời gian qua, tạo nên những chuyển biến rõ rệt trước hết về số lượng khách du lịch đến. Trong giai đoạn 2013 - 2017, tổng số khách du lịch đến tham quan ở Cần Thơ tăng lên đáng kể, cụ thể năm 2013 là 2.125.779 lượt khách, đến năm 2017 là 7.539.221 lượt khách, tăng gấp 3,5 lần so với năm 2013; tốc độ tăng trưởng trung bình năm đạt 15,4%. Đặc biệt trong đó số khách đến tham quan loại hình du lịch sông nước chiếm phần lớn trong tổng số khách du lịch đến Cần Thơ và tăng nhanh liên tục trong giai đoạn 2013 - 2017. Cụ thể, năm 2013 khách tham quan du lịch sông nước đạt 1.716.535 lượt khách, chiếm 80,7% trong tổng số khách du lịch, đến năm 2017 là 6.976.310 lượt khách, chiếm 92,5% trong tổng số khách du lịch đến Cần Thơ; tốc độ tăng trưởng trung bình năm đạt 40,9%. Như vậy có thể thấy điểm hấp dẫn để du khách đặt chân đến Cần Thơ là được chiêm ngắm

cảnh quan sông nước và trải nghiệm về những nét văn hóa của miền sông nước Cần Thơ.

* Khách du lịch lưu trú

Bảng 2.9. Khách du lịch đến tham quan lưu trú ở Cần Thơ, giai đoạn 2013 - 2017

(Đơn vị: Lượt khách) Năm 2013 2014 2015 2016 2017 Tổng số khách lưu trú 1.251.625 1.367.726 1.619.070 1.726.531 2.184.385 Khách du lịch sông nước (lưu trú) 988.784 1.135.213 1.392.400 1.553.878 2.031.478 Trong đó Khách quốc tế 167.104 181.634 178.227 233.082 284.407 Tỷ lệ (%) 16,9 16,0 12,8 15,0 14,0 Khách nội địa 821.680 953.579 1.214.173 1.320.796 1.747.071 Tỷ lệ (%) 83,1 84,0 87,2 85,0 86,0 Bình quân lưu trú (ngày khách) Khách quốc tế 1,43 1,41 1,50 1,50 1,50 Khách nội địa 1,42 1,40 1,50 1,50 1,50 (Nguồn: Sở VHTTDL TP. Cần Thơ, 2018)

Qua bảng 2.9, số lượng khách lưu trú đến Cần Thơ tăng đều qua các năm. Trong số khách du lịch đến Cần Thơ lưu trú thì khách lưu trú tham quan du lịch sông nước năm 2013 là 988.784 lượt khách, chiếm 79% trong tổng số khách du lịch lưu trú, đến năm 2017 là 2.031.478 lượt khách (tăng hơn 2 lần so với năm 2013), chiếm đến 93% tổng số khách du lịch lưu trú (tăng 14% so với năm 2013); tốc độ tăng trưởng trung bình năm đạt 19,9% trong giai đoạn 2013 - 2017. Trong đó:

- Khách du lịch quốc tế lưu trú

Lượng du khách quốc tế đến Cần Thơ tham quan du lịch sông nước trong giai đoạn 2013 - 2017 có sự tăng trưởng khá ổn định, năm sau cao hơn năm trước. Năm

2013 thành phố đã đón được 167.104 lượt khách quốc tế thì năm 2017 đã tăng lên 284.407 lượt.

Tỷ lệ lượng khách quốc tế trong tổng số khách du lịch đến Cần Thơ tham quan du lịch sông nước vào những năm qua khá ổn định, tuy nhiên so với tổng số khách lưu trú thì tỷ lệ này còn thấp đều chiếm dưới 20%, năm 2017 chiếm 14% và có giảm so với năm 2013 là 16,9%. Ngày lưu trú trung bình của khách du lịch quốc tế đến Cần Thơ là 1,5 ngày (năm 2017), với con số này có thể nói còn hạn chế và thấp. Điều này có thể thấy do các sản phẩm du lịch sông nước ở Cần Thơ chưa đa dạng và chưa thật sự hấp dẫn để có thể thu hút cũng như giữ chân được khách du lịch quốc tế ở lại Cần Thơ lâu hơn.

Với vị trí địa lý thuận lợi, có tiềm năng du lịch phong phú, trong đó có nhiều tài nguyên có giá trị, đặc biệt là việc phát triển du lịch sông nước như chợ nổi Cái Răng, bến Ninh Kiều,… và du lịch được quan tâm phát triển với tư cách là ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của TP. Cần Thơ.

Theo báo cáo tổng kết ngành du lịch của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Cần Thơ thì lượng khách quốc tế đến Cần Thơ năm 2017 phần lớn từ Pháp (20,5%); tiếp đến là Đức (13,9%); Mỹ (10,5%), Úc (8,8%), Hà Lan (5,6%) (PL10, bảng 1).

Khách từ thị trường Châu Á và khu vực Đông Nam Á còn hạn chế, những điểm thu hút khách du lịch quốc tế nhiều nhất là tuyến thăm chợ nổi Cái Răng, khu du lịch Mỹ Khánh, thăm nhà vườn và chợ cổ. Giải thích cho thực trạng này là bởi vì khách du lịch quốc tế họ rất thích sông nước, những vựa, hay vườn trái cây... Đây là những sản phẩm du lịch độc đáo mang đặc trưng riêng của Cần Thơ nói riêng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long này nói chung mà ở nước ngoài không thể có được. Vì vậy khách nước ngoài rất tò mò muốn được trải nghiệm và họ cảm nhận được cuộc sống thật của người dân miền Tây ở nơi đây.

- Khách du lịch nội địa lưu trú

So với khách du lịch quốc tế thì khách du lịch nội địa tham quan du lịch sông nước có số lượng lớn hơn nhiều và vẫn là lượng khách chủ yếu, trong đó từ TP. Hồ Chí Minh xuống và một số tỉnh lân cận sang. Nếu năm 2013 chỉ đón được 821.680

khách. Luôn chiếm tỷ lệ cao trung bình trên 80% trong tổng lượng khách du lịch sông nước ở Cần Thơ. Ngày khách trung bình là 1,5 ngày. Du lịch sông nước là nơi tập trung thu hút khách nhiều nhất, ngoài ra các điểm di tích cũng thu hút khách nội địa đến ngày một nhiều hơn vì điều kiện đi lại khá thuận tiện, gần trung tâm TP. Hồ Chí Minh.

Nguyên nhân một phần do nhu cầu tham quan nghỉ dưỡng của người dân trong cả nước, đặc biệt là từ các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng,… ngày càng cao; cùng với đó là việc ngành du lịch Cần Thơ rất chú trọng phát triển du lịch văn hóa - lễ hội, du lịch tham quan và đặc biệt là du lịch sông nước, nông thôn - miệt vườn... phù hợp với nhu cầu khách du lịch trong nước. So với các tỉnh trong vùng ĐBSCL thì Cần Thơ là điểm thu hút khách du lịch nội địa đến nhiều nhất. Trong tương lai thị trường khách nội địa vẫn tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của du lịch Cần Thơ.

Khách du lịch nội địa đến Cần Thơ thường đi theo nhóm do các công ty du lịch, lữ hành tổ chức, hoặc do các tổ chức công đoàn của các cơ quan, xí nghiệp tổ chức hoặc tự tổ chức theo các nhóm... Đa phần là khách từ thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Hà Nội… và các địa phương ở trên toàn quốc.

- Tuy số lượng khách đến Thành phố Cần Thơ có mức tăng trưởng khá nhưng ngày khách lưu trú tại Cần Thơ còn ở mức thấp (trung bình đều là 1,5 ngày/khách). Điều này cho thấy các sản phẩm du lịch của Cần Thơ còn đơn điệu, các dịch vụ chưa phong phú và đa dạng nên chưa hấp dẫn du khách lưu lại lâu hơn.

Thị trường du khách quốc tế trọng điểm của du lịch Thành phố Cần Thơ chủ yếu là thị trường Tây Âu và các quốc gia ASEAN. Đây là những thị trường chiếm tỷ trọng cao trong số các thị trường quốc tế, nhất là đối với khách Pháp, hàng năm khách Pháp vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất và tương đối đều qua các năm. Tuy nhiên, nếu không có sự đổi mới thì trong tương lai ngành du lịch Thành phố Cần Thơ sẽ không giữ chân được thị trường du khách này và hấp dẫn thêm các thị trường tiềm năng khác.

Bên cạnh thị trường khách du lịch quốc tế, thì thị trường khách du lịch nội địa là một bộ phận không thể không kể đến trong việc mang về một nguồn doanh thu

lớn cho ngành du lịch của thành phố. Thực trạng thị trường khách du lịch nội địa đến với sông nước Thành phố Cần Thơ trong những năm gần đây tăng cao, nhất là trong năm 2017 tăng 426.275 lượt so với năm 2016. Đây là tín hiệu đáng mừng cho ngành du lịch của địa phương, sở dĩ lượng khách nội địa tăng là do Thành phố Cần Thơ đã phát triển một số khu, điểm du lịch mới phù hợp với thị hiếu của khách nội địa, bên cạnh đó thành phố đã tổ chức nhiều lễ hội và thu hút đông đảo du khách từ nhiều nơi đến tham gia như: Lễ hội bánh dân gian Nam bộ, Hội sách Thành phố Cần Thơ, các Hội chợ triển lãm nông nghiệp, du lịch, văn hóa quốc tế… Đó không chỉ đơn thuần là một thành công về mặt con số. Ngành du lịch Thành phố Cần Thơ đã thực sự tạo được vị thế cho mình trong thời gian qua.

2.3.9.2 Doanh thu từ du lịch

Doanh thu du lịch bao gồm các khoản do du khách chi trả, đó là nguồn thu từ lưu trú, ăn uống, bán hàng, vận chuyển khách du lịch, vui chơi giải trí và các dịch vụ khác. Giai đoạn 2013 - 2017 mức tăng trưởng khách du lịch khá cao nên doanh thu xã hội từ du lịch của Cần Thơ cũng tăng đáng kể.

Bảng 2.10. Doanh thu du lịch Thành phố Cần Thơ, giai đoạn 2013 - 2017

(Đơn vị: Tỷ đồng) Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 Tổng doanh thu 975,987 1.169,525 1.747,315 1.826,167 2.897,943 Doanh thu từ du lịch sông nước 853,367 923,474 1.318,114 1.478,056 2.579,832 - Lưu trú 256,010 277,042 395,434 443,417 773,950 - Ăn uống 128,005 138,521 197,717 221,708 386,975 - Hàng hóa 85,337 92,348 131,812 147,806 257,983 - Lữ hành 170,673 184,694 263,622 295,611 515,967 - Vận chuyển KDL 85,337 92,348 131,812 147,806 257,983 - Vui chơi giải trí 59,736 64,643 92,268 103,464 180,588 - Hoạt động khác 68,269 73,878 105,449 118,244 206,386

Biểu đồ 2.2. Doanh thu du lịch ở Cần Thơ, giai đoạn 2013 - 2017

(Nguồn: Sở VHTTDL TP. Cần Thơ, 2018)

Qua biểu đồ trên cho thấy: Tổng doanh thu du lịch của Thành phố Cần Thơ tăng đều qua các năm. Năm 2013, tổng doanh thu của ngành du lịch đạt 975,987tỷ đồng, đến năm 2017 mức doanh thu của ngành đã đạt 2.897,943 tỷ đồng, tăng 2.136,709 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu từ hoạt động du lịch sông nước cũng tăng nhanh qua các năm, đặc biệt tăng nhanh nhất từ năm 2016 là 1.478,056 tỷ đồng đến năm 2017 đạt 2.579,832 tỷ đồng (tăng 1.101,776 tỷ đồng) và luôn chiếm tỷ lệ cao so với tổng doanh thu du lịch đạt được, cụ thể năm 2013 chiếm 87,4% trong tổng doanh thu du lịch, đến năm 2017 chiếm 89%. Tăng trưởng trung bình về doanh thu từ du lịch sông nước trong giai đoạn 2013 - 2017 đạt 30,4%/năm. Nguyên nhân chủ yếu là do các doanh nghiệp du lịch nhạy bén, có biện pháp ứng phó linh hoạt với tình hình.

Đối với doanh thu du lịch phân theo các loại hình dịch vụ, doanh thu từ hoạt động lưu trú du lịch luôn đạt được mức doanh thu cao nhất trong cơ cấu dịch vụ, năm 2013 đạt 256,010 tỷ đồng, đến năm 2017 đạt 773,950 tỷ đồng tăng 517,940 tỷ đồng. Hoạt động vui chơi, giải trí luôn ở mức thấp nhất trong cơ cấu doanh thu phân theo loại hình dịch vụ, nhưng cũng đã đạt được mức tăng trưởng đáng kể trong giai

đoạn 2013 - 2017. Năm 2013 đạt 59,736 tỷ đồng, đến năm 2017 đạt mức 180,588 tỷ đồng, tăng 120,852 tỷ đồng. (Bảng 2.10)

Nhìn chung, doanh thu các loại hình dịch vụ cũng tăng đều qua các năm. Sở dĩ doanh thu du lịch Thành phố Cần Thơ mỗi năm đều có sự thay đổi theo hướng tăng dần là do những năm qua du lịch Thành phố Cần Thơ đã có những đổi mới cả về lượng và chất, đã xây dựng nhiều công trình cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, tuyến điểm du lịch để phục vụ nhu cầu ngày càng đa dạng của du khách. Đồng thời, cùng với sự gia tăng của số lượng khách trong xu hướng hiện nay, chắc chắn trong những năm tới thu nhập từ du lịch sông nước của Cần Thơ sẽ gia tăng, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Tuy nhiên, theo kết quả thống kê cho thấy khách du lịch đến với Cần Thơ chủ yếu là chi tiêu cho lưu trú, lữ hành, ăn uống còn chi tiêu cho các dịch vụ vui chơi giải trí, mua sắm còn ít. Nguyên nhân chính là ở Cần Thơ còn thiếu những dịch vụ vui chơi giải trí mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế để có thể lôi cuốn được khách du lịch. Mặc dù hiện nay tại Thành phố Cần Thơ đã phát triển hệ thống Vincom Plaza do tập đoàn Vingroup làm chủ đầu tư, nhưng do mức chi tiêu bình quân của khách còn thấp nên thu nhập du lịch nhìn chung còn hạn chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình phát triển du lịch sông nước ở thành phố cần thơ (Trang 101 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)