Định hướng về nhân lực và vật lực phát triển mô hình du lịch sông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình phát triển du lịch sông nước ở thành phố cần thơ (Trang 134 - 139)

3.2. Định hướng xây dựng mô hình phát triển du lịch sông nước ở Thành phố

3.2.4. Định hướng về nhân lực và vật lực phát triển mô hình du lịch sông

nước ở Thành phố Cần Thơ

* Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

Sản phẩm du lịch đường sông là nét đặc trưng mà ngành du lịch Cần Thơ đang tập trung xây dựng, do đó cần tập trung, khuyến khích các nhà đầu tư khai thác lợi thế đường sông của Cần Thơ, nhất là có thể khai thác các “tour đường sông liên tỉnh và quốc tế”.

- Phát triển hệ thống hạ tầng du lịch đường sông

+ Nâng cấp hệ thống cầu tàu tiếp cận các điểm tham quan; mời gọi đầu tư trạm dừng chân, bến tàu du lịch phục vụ khách du lịch tại quận Cái Răng, Thốt Nốt, Bình Thủy.

+ Mời gọi các nhà đầu tư lớn, nhà đầu tư quốc tế xây dựng các dự án du lịch trọng điểm quốc gia Bến Ninh Kiều (bao gồm quần thể: Bến Ninh Kiều, cầu đi bộ, chợ nổi Cái Răng và các cồn dọc sông Hậu).

+ Cải tạo, lắp đặt các thiết bị về sinh trên ghe, thuyền; xây dựng hệ thống dữ liệu trực tuyến du lịch; nâng cấp và lắp đặt mới hệ thống cung cấp Wifi miễn phí tại các khu vực công cộng, các khu, điểm tham quan thu hút du khách; bổ sung, hoàn chỉnh hệ thống thông tin hướng dẫn du khách, các cơ sở dịch vụ tại các khu, điểm du lịch.

+ Nạo vét, khai thông hệ thống kênh rạch trong nội thành để đưa vào phục vụ du lịch, với các tour đưa khách tham quan thành phố bằng ghe. Nâng cấp các đường bộ đạp xe trên các cù lao, cồn.

- Phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

Hiện nay hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch như hệ thống phương tiện, cơ sở lưu trú, các cơ sở dịch vụ, công trình vui chơi giải trí, nhà hàng... ở Cần Thơ còn thiếu và chất lượng chưa cao. Vì vậy để tăng cường thu hút khách du lịch cần thiết tập trung đầu tư phát triển về số lượng và nâng cao chất lượng hệ thống cơ sở.

+ Phương tiện phục vụ du lịch: Nâng cấp hệ thống tàu, thuyền; đầu tư đội tàu ngủ đêm có đủ tiêu chuẩn an ninh, an toàn; Sở đã đề xuất UBND Thành phố cho chủ trương cho phép doanh nghiệp đầu tư thêm các du thuyền để phục vụ khách du lịch, cho phép các nhà đầu tư du lịch đóng mới tàu có trọng tải lớn hơn với kiểu dáng phù hợp với khai thác du lịch; xây dựng nâng cấp du thuyền từ 3 sao trở lên; hỗ trợ đầu tư xe đạp phục vụ du khách.

+ Phát triển hệ thống cơ sở lưu trú: Tiếp tục đầu tư phát triển về số lượng và nâng cao chất lượng hệ thống các cơ sở lưu trú dáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du lịch.

• Về số lượng: Phát triển đủ số lượng theo dự báo của điều chỉnh quy hoạch qua các giai đoạn.

• Về chất lượng: năm 2020 cần thiết đầu tư xây dựng ít nhất 2 khách sạn hạng 5 sao, đến năm 2030 cần có ít nhất 4 khách sạn hạng 5 sao; phát triển hệ thống khách sạn 3-4 sao để đáp ứng nhu cầu lưu trú của khách hạng sang, nhất là đối tượng khách kinh doanh thương mại, công vụ.

Bảng 3.2. Dự báo nhu cầu khách sạn ở TP. Cần Thơ, thời kỳ 2020 - 2030

(Đơn vị: Phòng)

Nhu cầu từng loại khách du lịch 2020 2025 2030

Khách du lịch quốc tế 1.850 3.000 4.400 Khách du lịch nội địa 9.050 12.600 16.400

Tổng 10.900 15.600 20.800

(Nguồn: Viện nghiên cứu phát triển du lịch)

+ Phát triển các cơ sở dịch vụ: Song song với việc phát triển số lượng và nâng cao chất lượng cơ sở lưu trú là việc phát triển hệ thống nhà hàng, các khu hội chợ,

triển lãm, hội nghị hội thảo, đầu tư xây dựng các công trình thể thao tổng hợp, khu hội chợ triển lãm… tầm cỡ khu vực. Tại bến Ninh Kiều cần xem xét đầu tư xây dựng hệ thống các nhà hàng, quán bar và các dịch vụ du lịch khác. Đây là những dịch vụ du lịch đô thị thiết yếu nhằm nâng cao sức thu hút khách của đô thị Cần Thơ, đáp ứng các đòi hỏi của thị trường du lịch đối với một trung tâm đô thị đảm nhiệm vai trò tiếp nhận và trung chuyển khách du lịch.

+ Phát triển các công trình vui chơi giải trí: định hướng đầu tư phát triển các điểm vui chơi giải trí ở Cần Thơ bao gồm: Phát triển các loại hình vui chơi giải trí dân gian kết hợp hiện đại ở khu vực nội đô thành phố và các trung tâm đô thị lớn gắn với các công viên, các khu du lịch... Phát triển các loại hình vui chơi giải trí gắn với thiên nhiên như dã ngoại, thể thao sông nước. Phát triển loại hình vui chơi giải trí cao cấp.

* Phát triển nguồn nhân lực, nâng cao trình độ quản lý và nghiệp vụ du lịch cho cán bộ và lao động ngành du lịch

Đào tạo trình độ Đại học và tăng cường khả năng nghiên cứu về du lịch; đào tạo trình độ trung học và học nghề về du lịch; tăng cường năng lực cho cán bộ quản lý du lịch ở các cấp.

Việc đào tạo nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, trình độ quản lý (cả quản lý nhà nước và quản lý doanh nghiệp) luôn là yêu cầu cấp thiết đối với việc phát triển du lịch bền vững. Cần đầu tư tổ chức các lớp đào tạo:

- Đào tạo tại chức (đào tạo lại) về quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ đối với các cán bộ và lao động hiện đang công tác trong ngành du lịch Cần Thơ đảm bảo những tiêu chuẩn về quốc gia và quốc tế.

- Đào tạo mới lao động chuyên ngành trình độ trung cấp và đại học.

- Tập huấn, trang bị kỹ năng nghiệp vụ cho các cơ sở khai thác du lịch cộng đồng và các cơ sở dịch vụ có liên quan tới du lịch.

- Tổ chức các khóa tập huấn nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên, nâng cao trình độ ngoại ngữ.

* Phát triển các sản phẩm mô hình du lịch sông nước đặc thù

Tập trung nâng cấp, đầu tư phát triển sản phẩm du lịch theo hướng đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Xây dựng mới và nâng chất các điểm du lich lịch. Tiếp tục xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù của thành phố và các quận, huyện.

Cần Thơ xác định thế mạnh sản phẩm du lịch đặc thù là sông nước đô thị. Do đó, cần mời gọi đầu tư các cồn ven sông Hậu và không gian du lịch gắn với sông nước gồm: quận Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, Phong Điền, Ô Môn, Thốt Nốt.

- Cảnh quan sông nước: tiếp tục theo dõi, đôn đốc xây dựng tuyến cảnh quan dọc bến Ninh Kiều, cầu đi bộ Ninh Kiều, rạch Khai Luông và công viên sông Hậu, đầu tư cho nghệ thuật biểu diễn đàn Guitar, viết thư pháp và thành lập Ban nhạc đường phố tại bến Ninh Kiều.

- Tham quan chợ nổi: đầu tư, nâng cấp, bảo tồn và phát triển chợ nổi Cái Răng, duy trì các giá trị văn hóa trên chợ nổi, đảm bảo việc buôn bán trên sông diễn ra tự nhiên, chú trọng bảo vệ môi trường và an toàn giao thông. Đầu tư cơ sở hạ tầng, bảo vệ cảnh quan, vệ sinh môi trường phục vụ du khách và điều chỉnh các hoạt động của người dân bản địa theo hướng kinh doanh du lịch bài bản, khai thác kết hợp bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.

- Phát triển du lịch sinh thái sông nước ở Phong Điền, cù lao Tân Lộc.

- Hỗ trợ phát triển và nâng cao giá trị văn hóa nghệ thuật của dân tộc Khơ Me. - Tiếp tục tôn tạo, nâng cấp phát triển các di tích lịch sử văn hóa, làng nghề. - Đa dạng hóa các hình thức nghỉ dưỡng cao cấp gắn với thiên nhiên sông nước ở cồn Ấu, cồn Sơn. Trên cồn Ấu trong tương lai khi được cho phép sẽ xây dựng casino làm điểm nhấn thu hút khách du lịch quan trọng; đầu tư thiết kế xây dựng quảng trường nổi theo mô hình chiếc tàu. Ở cồn Sơn đầu tư xây dựng sân golf mini 9 lỗ được thiết kế phù hợp và tôn vinh nét đẹp sông nước.

- Phát triển các loại hình vui chơi giải trí gắn với thiên nhiên như dã ngoại, thể thao sông nước và loại hình vui chơi giải trí cao cấp.

- Di sản văn hóa phi vật thể “Đờn ca tài tử”: tuyên truyền, bảo tồn văn hóa truyền thống trong cộng đồng. Phát huy, khuyến khích các nghệ nhân đờn ca tài tử

để tiếp tục sáng tác và truyền dạy.

- Giá trị văn hóa ẩm thực gắn với sông nước: đào tạo đội ngủ chế biến món ăn truyền thống, kỹ năng hướng dẫn và phục vụ khách tại các địa bàn du lịch.

* Xúc tiến, tuyên truyền quảng bá

Trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020, Thành phố Cần Thơ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, xúc tiến quảng bá du lịch trong nước và nước ngoài nhằm khai thác có hiệu quả các thị trường mục tiêu và mở rộng các thị trường tiềm năng, thu hút ngày nhiều lượng khách trong nước và nước ngoài đến tham quan du lịch tại Thành phố Cần Thơ. Xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch Cần Thơ theo tiêu chí an toàn - thân thiện - chất lượng, sáng tạo trong công tác xúc tiến, quảng bá nhằm tạo điểm nhấn riêng biệt so với các tỉnh, thành trong khu vực, đồng thời giới thiệu sự đa dạng, phong phú của các loại hình du lịch tại Cần Thơ. Tập trung khai thác thị trường mục tiêu trong nước là Hà Nội và các tỉnh phía Bắc; thành phố Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung; tỉnh Lâm đồng và các tỉnh Tây Nguyên, thị trường Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Đông và thị trường quốc tế là các nước: Pháp, Đức, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan. Tích cực tham gia các sự kiện, lễ hội, hội chợ du lịch lớn trong nước và nước ngoài để có cơ hội tiếp cận, mời gọi các đối tác, công ty lữ hành chuyên đưa khách quốc tế vào Việt Nam và Thành phố Cần Thơ.

Đến giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030, ngành du lịch Cần Thơ tăng cường đầu tư, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch. Xây dựng và phát triển thương hiệu Du lịch Cần Thơ trở nên phổ biến, dễ nhận biết, được du khách trong nước và nước ngoài đánh giá cao, có uy tín và chất lượng. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch Cần Thơ ở nước ngoài. Chú trọng quảng bá du lịch qua các phương tiện truyền thông đại chúng, báo, đài trong nước và quốc tế. Xây dựng các ấn phẩm quảng bá du lịch đa dạng, nhiều ngôn ngữ, trong đó chú trọng ấn phẩm điện tử. Đảm bảo các hoạt động xúc tiến, quảng bá ngày càng mở rộng về phạm vi, quy mô, đa dạng về hình thức, nội dung, chú trọng chất lượng.

* Bảo vệ và tôn tạo tài nguyên và môi trường du lịch

gồm:

- Đầu tư cải thiện chất lượng môi trường đô thị (vệ sinh môi trường và trật tự, an toàn xã hội), chú trọng phát triển hệ thống nhà vệ sinh công cộng đạt chuẩn phục vụ khách du lịch.

- Cải tạo hệ thống thu gom, xử lý rác thải, đảm bảo vệ sinh môi trường ven sông. Chú trọng các đoạn sông từ TP. Cần Thơ đến chợ nổi Cái Răng.

- Tôn tạo, nâng cấp hệ thống tài nguyên du lịch đặc biệt đối với các di tích văn hoá - lịch sử, các lễ hội truyền thống phục vụ du lịch. Cụ thể là:

+ Bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá dân gian, dân tộc, lễ hội theo hướng phục vụ khai thác du lịch bền vững;

+ Tiếp tục tôn tạo, nâng cấp các điểm di tích văn hoá lịch sử, làng nghề; - Cải thiện môi trường tự nhiên khu vực hoạt động du lịch tập trung;

- Giáo dục và nâng cao ý thức cộng đồng dân cư về bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch nói riêng và nhận thức về du lịch nói chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình phát triển du lịch sông nước ở thành phố cần thơ (Trang 134 - 139)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)