Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình phát triển du lịch sông nước ở thành phố cần thơ (Trang 51 - 53)

2.1. Khái quát chung về Thành phố Cần Thơ

2.1.3. Đặc điểm kinh tế xã hội

* Về kinh tế

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế: bình quân của thành phố đạt 12,19% năm 2015. Cơ cấu kinh tế chuyển biến theo hướng tích cực: tăng dần tỷ trọng ở khu vực công nghiệp, xây dựng, thương mại dịch vụ, giảm dần tỷ trọng khu vực nông nghiệp, thủy sản.

- Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP): đến 2015 đạt hơn 77.900 tỷ đồng, tăng 1,8 lần so với 2010; thu nhập bình quân đầu người đến năm 2015 đạt 78,46 triệu đồng/năm (tương đương 3.600 USD), tăng 2,15 lần so 2010. Hàng năm, Thành phố Cần Thơ đóng góp cho vùng khoảng 12% tổng thu ngân sách...

-Tổng kim ngạch xuất khẩu: đạt 1,375 tỷ USD. Tính đến nay, Thành phố Cần Thơ đã có quan hệ xuất khẩu với trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, tập trung nhiều nhất ở châu Á với 50,6%, châu Mỹ 19,2%, các nước khu vực châu Âu 13%, châu Phi 7,78% và châu Úc là 2,63% (Cục thống kê TP. Cần Thơ, 2016).

- Cơ cấu kinh tế (năm 2016): tiếp tục chuyển dịch đúng hướng: khu vực nông nghiệp - thủy sản chiếm 9,32% (kế hoạch chiếm 9,33%); khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm tỷ trọng 32,53% (kế hoạch 31,81%); khu vực thương mại - dịch vụ chiếm 58,15% GRDP (kế hoạch 58,86%).

1.194,7 tấn. Ngoài ra có một số cây hoa màu khác nhưng sản lượng không đáng kể. Ngành chăn nuôi ở Cần Thơ chủ yếu là nuôi heo và gia cầm. Số lượng heo là 2589,3 ngàn con, số lượng gia cầm là 13 ngàn con (vì bị cúm gia cầm). Các gia súc khác như trâu bò chiếm số lượng không nhiều. Ngành thủy sản ở Cần Thơ chủ yếu là nuôi trồng.

+Công nghiệp: Cần Thơ về cơ bản đã xây dựng được nhiều cơ sở hạ tầng để phục vụ cho các đối tác nước ngoài tác nhập, điển hình là 2 khu công nghiệp tại Trà Nóc trực thuộc quận Bình Thủy, khu công nghiệp Thốt Nốt, khu công nghiệp Hưng Phú 1 và 2, khu công nghiệp tại quận Ô Môn.

+Thương mại và dịch vụ: có nhiều siêu thị và khu mua sắm, thương mại lớn. Các ngành dịch vụ tại Cần Thơ rất nhiều loại hình dịch vụ đã và đang dần phát triển mạnh. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2015 đạt 80.900 tỷ đồng, đứng thứ ba của cả nước chỉ sau Tp. Hồ Chí Minh và Hà Nội, góp phần đưa tỷ lệ của khu vực III (thương mại, dịch vụ) đạt 57,8% trong cơ cấu kinh tế của thành phố.

* Về xã hội

- Dân số trung bình: của thành phố ngày càng tăng nhưng tương đối chậm và khá ổn định, quy mô dân số năm 2016 là 1.262.566 người. Mật độ dân số là 877 người/km². Với dân số như thế, Cần Thơ có quy mô dân số vào loại trung bình ở Việt Nam; đứng thứ 4 về dân số trong 5 TP trực thuộc TW, chỉ trên Đà Nẵng.

- Thành phần dân tộc: Cần Thơ là địa bàn có nhiều dân tộc cùng cư trú. Người Khmer ở Cần Thơ không nhiều (chiếm 6,9%), họ tập trung sống chung quanh chùa hoặc sống rải rác xen kẽ với người Việt ở các quận Ninh Kiều, Ô Môn, Thốt Nốt. Người Hoa ở Cần Thơ (chiếm 11%) thường sống tập trung ở quận Ninh Kiều và huyện Phong Điền, người Hoa gốc Quảng Đông làm nghề mua bán, người Hoa gốc Hẹ làm nghề thuốc Bắc và người Hoa gốc Hải Nam làm nghề may mặc,... chiếm phần lớn vẫn là dân tộc Kinh (chiếm 82,1%).

* Về văn hóa

kinh tế, văn hoá cư dân. Nét độc đáo tự nhiên và kiến trúc đô thị của Cần Thơ là mạng lưới kênh rạch. Kênh rạch cũng là "đường phố", nó mang vẻ đẹp cho một đô thị lớn từng được mệnh danh là Tây Đô nhưng Cần Thơ lại có vẻ đẹp bình dị nên thơ của làng quê sông nước, dân cư tập trung đông đúc, làng xóm trù phú núp dưới bóng dừa.

Cần Thơ được khám phá khá muộn nhưng văn hoá Cần Thơ vừa mang những nét chung của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời cũng mang nét đẹp văn hóa của vùng đất Tây Đô. “Cần Thơ gạo trắng nước trong. Ai đi đến đó lòng không muốn về”. Đặc trưng của nền văn hoá này được thể hiện qua nhiều phương diện ẩm thực, lối sống, tín ngưỡng, văn nghệ… Không những thế Cần Thơ cũng là quê hương của nhiều người nổi tiếng như Châu Văn Liêm, Bùi Hữu Nghĩa,... Cần Thơ còn có nhiều ngôi đình cổ, những ngôi đình này về mặt tín ngưỡng, văn hoá, việc thờ cúng, sinh hoạt lễ hội của các ngôi đình ở Cần Thơ không khác mấy so với các ngôi đình ở Nam Bộ. Có thể kể đến một số ngôi đình nổi tiếng ở Cần Thơ như đình Bình Thủy, đình Thường Thạnh, đình Nước Vận, đình Tân An,…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình phát triển du lịch sông nước ở thành phố cần thơ (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)