Là chức năng bao trùm lên các chức năng khác của XLTHSP. Mỗi cách XLTHSP cụ thể dẫn tới một kết quả nhất định về giáo dục và giáo dưỡng, song cái đích cuối cùng của XLTHSP là hướng tới việc hình thành một nhân cách tốt đẹp hơn, thiết lập được mối quan hệ tốt đẹp bền chặt giữa cô và trẻ, giữa sự chỉ dẫn, điều chỉnh của người GV bằng tấm lòng nhân ái cao cả và kinh nghiệm nghệ thuật sư phạm của mình với sự tiếp nhận, tự điều chỉnh của trẻ. Định hướng với mỗi đối tượng XLTH chính là giúp họ tự nhận rõ mình, biết được đúng sai, thấy quyền lợi và trách nhiệm đối với tập thể, với xã hội.
1.4. Các nguyên tắc XLTHSP (Ngô Công Hoàn, 1997) 1.4.1. Yêu thương trẻ như con, em của mình
- Tiếp xúc của cô giáo mầm non với trẻ bằng chính tình thương yêu của người “ruột thịt”, nếu nhu cầu gắn bó đã qua ở trẻ năm đầu thì năm thứ hai trở đi, cô là người thay thế mẹ tiếp xúc với trẻ. Hành vi bế ẵm, xoa nắn, lau rửa, vỗ về… trong cách XL các TH cháu yếu, mệt, ăn, ngủ, vui chơi…có sức truyền cảm cho trẻ rất lớn lao. Đối với các trường mầm non dạy trẻ cách xưng hô “con” có ý nghĩa vừa gợi cho cô giáo những hành vi ứng xử “ruột thịt” với phong cách người mẹ hiền có tấm lòng bao dung, nhân hậu vừa tạo cho trẻ một cảm giác an toàn trong vòng tay của cô.
- Cách XLTHSP của cô vẫn nhằm mục đích thỏa mãn hợp lý các nhu cầu của trẻ, thỏa mãn theo phương thức “ruột thịt”, “mẹ hiền” trước một “đàn con”. XLTH sao cho vừa có tình thương, vừa công bằng; nói một cách khác là “chia đều tình thương yêu ruột thịt” cho các trẻ, không để trẻ nào bị thiệt thòi.
- Yêu thương trẻ như con em mình đòi hỏi cô hiểu rõ từng trẻ, có tình cảm, tình thương riêng cho từng trẻ một sao cho trẻ quấn quýt bên cô. Nguyên tắc này đòi
hỏi ở cô sự tận tâm, tận tụy, nhạy cảm, tinh tế và khéo léo dịu dàng trong XLTHSP.
Tóm lại: "Cô giáo mầm non luôn có ý nghĩ, thái độ thành tâm như người mẹ hiền đích thực đối với trẻ, từ ánh mắt, nụ cười, cử chỉ, lời nói, hành vi trong XL các TH thể hiện tình yêu thương chân thật của người mẹ hiền luôn mong muốn các con mình được vui vẻ hạnh phúc và phát triển tốt nhất.
1.4.2. XLTHSP bằng sự thành tâm, thiện ý của cô giáo
- Lấy thành tâm, thiện ý làm gốc trong việc XL các THSP của mình cô giáo sẽ có nhiều biện pháp, phương thức XL phù hợp sao cho vừa giải quyết được TH vừa giáo dục trẻ nên người.
- XLTH của cô, quan sát bên ngoài là những cử động thao tác theo nhịp điệu hợp lý, nhưng điều quan tâm của nguyên tắc này là cái “thiện ý” của riêng cô nằm trong cách XL. Trẻ rất nhạy cảm với cái “ý” hàm chứa trong cách XL của cô. Có thể, cô nói lời êm dịu mà trẻ sợ vì trong đó ẩn ý răn đe, có khi cô xẵng giọng nhưng lại có ý thương cảm…
Thành tâm thiện ý trong XLTH cũng còn có nghĩa là đến với trẻ, dành mọi suy nghĩ, hành động ưu ái cho trẻ, vì trẻ, đảm bảo cho trẻ phát triển tối đa những tiềm năng vốn có ở trẻ. Trong XLTHSP thành tâm thiện ý còn có nghĩa “khen nhiều, chê ít”, có thể nói “khen chín chỉ chê một” mà thôi. Trẻ ưa nói ngọt, dịu dàng, vì xẵng giọng, cáu gắt, mắng mỏ…trẻ chỉ làm cho cảm giác an toàn của trẻ bị đe dọa…Ngay trong khi chê cũng là thiện ý và trẻ nhận ra được cô xẵng giọng là mong cho trẻ tốt hơn, ngoan hơn khi thật cần thiết.
Tóm lại: XLTHSP GV luôn vì trẻ, lấy trẻ làm trung tâm, lấy trẻ là đối tượng duy nhất mà mọi hành vi, điệu bộ, cử chỉ của GV tập trung vào trẻ toàn tâm, toàn ý tốt đẹp dành cho trẻ để đạt mục đích kích thích sự phát triển toàn diện cho trẻ đặc biệt về mặt nhân cách.
1.4.3. Hãy thỏa mãn hợp lý những nhu cầu cơ bản của trẻ
- Thỏa mãn hợp lý các nhu cầu của trẻ, chỉ có thể thực hiện tốt trong trường mầm non, ở đây các cô giáo có tri thức tổng hợp về chăm sóc giáo dục trẻ, nơi đây không khí vừa ấm cúng kiểu gia đình vừa là không khí của lớp học, trẻ có nhiều bè bạn. Cô giáo thỏa mãn nhu cầu của trẻ khách quan hơn mẹ, trường
mầm non có điều kiện kiểm tra, khích lệ, động viên hoặc ngăn cản trẻ tùy TH XL theo khuôn mẫu hành vi chuẩn mà định hướng theo giá trị “Bé ngoan”. Thỏa mãn hợp lý nhu cầu của trẻ có hai nội dung. Nội dung thứ nhất là thỏa mãn hợp lý cho cả lớp theo tiêu chuẩn quy định, trong đó bao gồm cả việc XLTH như thế nào là đúng, là sai, được phép và không được phép…Nội dung thứ hai là thỏa mãn hợp lý những nhu cầu cho từng trẻ, đây là yêu cầu đòi hỏi cô giáo phải quan sát tỉ mỉ: có trẻ phản ứng nhanh, có trẻ phản ứng chậm, có trẻ lầm lỳ, có trẻ cởi mở, có trẻ cần cử chỉ dịu hiền nhưng có trẻ cần cô phải dứt khoát, có trẻ này nhanh nhẹn nhưng có trẻ kia lại chậm hiểu…để qua đó cô có cách XLTH phù hợp, thỏa mãn nhu cầu cá nhân trẻ. Đây cũng là một nguyên tắc quan trọng trong XLTHSP.
Ở trẻ thường có đặc điểm tâm lý là hành động phản ứng theo cảm xúc chi phối, do đó khi thỏa mãn rồi vẫn muốn thêm, nếu vượt giới hạn thỏa mãn dễ sinh ra sự mất cân bằng về sinh lý và tâm lý của trẻ sẽ dẫn đến không ổn định về nét tính cách sau này. Nuông chiều trẻ quá đáng sẽ tạo ra những nét tính cách và hành vi không ổn định, mất cân bằng trong ứng xử với mọi người. Nhưng nếu không thỏa mãn nhu cầu cho trẻ thì ảnh hưởng của việc làm này còn tác hại hơn thế vì thiếu “chất liệu” phát triển ở trẻ. Do đó, người GVMN cần cân nhắc trong XL các THSP để đảm bảo tính hợp lý khi thỏa mãn nhu cầu cơ bản của trẻ.
Tóm lại: Thỏa mãn hợp lý nhu cầu của trẻ chính là tạo tiền đề và là một trong những điều kiện tiên quyết đảm bảo sự phát triển toàn diện cho trẻ mầm non.
1.4.4. XLTH với trẻ bằng những hành vi, cử chỉ dịu hiền, nhẹ nhàng, cởi mở và vui tươi mở và vui tươi
Xuất phát từ quan điểm giáo dục bằng tình cảm thân thương của cô, nguyên tắc này nhấn mạnh nghệ thuật XLTH của cô đối với trẻ. Đặc điểm tâm lý bao trùm của trẻ ở độ tuổi mầm non là xúc cảm phát triển rất mạnh, mọi phản ứng hành vi của trẻ do xúc cảm ngự trị, thần kinh dễ hưng phấn, vốn sống kinh nghiệm cá thể còn quá ít ỏi chưa đủ để hiểu những lời dạy phức tạp của cô, cô giải thích nhưng trẻ chưa đủ nhận thức để hiểu, để nhớ và vận dụng vào hành vi. Mọi giải thích, lý giải các sự kiện gắn liền với xúc cảm buồn, vui, đau đớn…
Ví dụ: có một lần BGH đến thăm lớp Mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi). Cô hiệu trưởng bất ngờ hỏi cháu Minh Phú:
“Con tên là gì?”
- Con tên Minh Phú! Cháu trả lời - Minh Phú có thích đi học không? - Dạ có!
- Vì sao con thích đi học?
Im lặng suy nghĩ một lúc cháu Phú trả lời
- Dạ tại vì con ăn ói 2 lần mà cô Giang không đánh con… (Cô Giang là cô giáo của cháu)
Cháu Minh Phú rất lười ăn và khi ăn rất dễ bị ói, nhưng rất sợ cô đánh, Cô Giang biết vậy nên khi cho cháu ăn, mỗi lần quan sát thấy cháu có dấu hiệu như muốn ói, cô tạm thời ngưng đút cho cháu, nhẹ nhàng và hiền dịu nói chuyện khôi hài với cháuđể cháu khỏi sợ và quên đi việc ói, nếu cháu có lỡ ói, cô lấy tô hứng ói cho cháu và vẫn nhẹ nhàng vừa lau dọn cho cháu vừa trấn an và nói những câu hài hước cho cháu khỏi sợ, nhiều lần như vậy, cháu cảm nhận được sự an toàn bên cô.
Nguyên tắc này tạo ra cho trẻ một cảm giác an toàn, bình yên, dễ chịu khi được ở bên cô giáo. Cử chỉ nhẹ nhàng, hiền dịu của cô đối với cháu không gây bất kỳ xáo động lớn gì về thần kinh, sinh lý ở trẻ; ánh mắt âu yếm, trìu mến của cô “gọi sự an toàn” trong trẻ. Nhờ có cảm giác an toàn trẻ mới bộc lộ được tính hồn nhiên, ngây thơ, trong trắng của tuổi thơ, cô đã tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ sống với chính lứa tuổi mình.Còn gì vui bằng trẻ quấn quýt bên cô, nói lời thỏ thẻ vừa như ngây ngô, vừa như còn vụng dại, rất thật.
Nguyên tắc này luôn nhắc nhở cô lấy cảm xúc chân thực nhưng thiên về tình thương, sự nhẹ nhàng và vui tươi, cởi mở phù hợp với tâm sinh lý của trẻ, gieo vào lòng trẻ những sắc thái cảm xúc tích cực của con người.
1.4.5. Nguyên tắc dạy - dỗ
Cô giáo mầm non vừa che chở, bảo vệ, nuôi dưỡng, vừa dạy trẻ nên người có ích cho xã hội. Cô dạy những mẫu XLTH cho trẻ bằng nhiều cách: theo mẫu của cô, như vậy trên lớp cô thật hồn nhiên nhập vai trẻ “những lúc cần thiết” để trẻ bắt chước (vô thức và có ý thức). Có những lúc cô đóng vai cháu để xin lỗi bạn
(từ cách đứng, tư thế, mắt nhìn…) một cách thành thực. Nhiều TH cô đứng cùng với trẻ để nói và làm những việc hồn nhiên như trẻ “dạy trẻ như là chơi với trẻ” Cô dạy trẻ theo mẫu hành vi, XLTH của các nhân vật trong truyện kể, phim ảnh…những mẫu người tốt, bạn tốt.
Cô dạy trẻ những mẫu XLTH với cha mẹ, ông bà, cô giáo, với các bạn, trẻ bé hơn mình...hay mẫu XLTH nơi công cộng, ngày lễ hội, khi có khách… là những mẫu XLTH cần thiết dạy trẻ để hình thành thói quen, nếp sống ổn định cho trẻ. Dạy trẻ mầm non không thể tách rời với “dỗ dành” trẻ. Dỗ trẻ có nhiều nội dung:
+ Một là: Trẻ khóc dỗ cho trẻ nín, nghĩa là trẻ không thỏa mãn nhu cầu nào đó thì dỗ trẻ có thể thay thế đối tượng thỏa mãn nhu cầu để trẻ không khóc nữa, nghĩa là chăm sóc tỉ mỉ từng đứa trẻ.
+ Hai là: Trẻ có cá tính, không nghe lời cô hoặc vì sợ hãi, bướng bỉnh …Cô dỗ dành trẻ để trẻ làm theo mẫu của cô, của bạn.
+ Ba là: Dỗ trẻ để tập cho trẻ một thói quen hành vi tốt nào đó. Ví dụ: Dỗ trẻ ăn hết suất ăn, dỗ trẻ nói ra những điều ấm ức (tức bực bên trong), dỗ trẻ để trẻ trở lại thanh thản trong đầu óc.
+ Bốn là: Dỗ trẻ còn có nghĩa ôm ẵm, xoa nắn, lau rửa sạch sẽ…cho trẻ. Nội dung này có tính chất thân thương ruột thịt, để trẻ xuất hiện cảm giác an toàn trong vòng tay ấm áp của cô.
1.5. Quy trình XLTHSP (Bảo Thắng, 2006)
Là trình tự kế tiếp nhau của các bước trong XLTHSP. Nó bao gồm ba bước cơ bản sau:
1.5.1. Nhận biết đối tượng XLTHSP
Bao gồm việc nhận biết tên tuổi, hoàn cảnh gia đình, đặc điểm tâm lý, tính cách, năng lực, điểm yếu điểm mạnh… của trẻ. Những nội dung này sẽ được GV nhận biết trực tiếp hoặc gián tiếp, ngay một lúc hay cả quá trình, một phần hay toàn bộ. Sự giao tiếp giữa GV và trẻ là cơ sở để nhận biết đối tượng. Ấn tượng ban đầu khi tiếp xúc với trẻ là rất quan trọng. GV cần tạo được những ấn tượng tốt, gần gũi lúc ban đầu với trẻ để tạo mối quan hệ tốt ở những giai đoạn sau. Thời gian tìm hiểu trẻ cũng là thời gian để GV tự bộc lộ mình, thể hiện những quan niệm, yêu cầu của mình đối với trẻ. Nhờ những thông tin có được qua quá trình
tìm hiểu, nắm bắt về trẻ, GV có thể có được cái nhìn sự đánh giá tổng quan về trẻ, làm cơ sở cho việc XLTHSP.
1.5.2. Quyết định sử dụng phương án dự kiến để XL
Nội dung này được coi là cốt lõi của XLTHSP, chi phối nhiều nhất đến kết quả XLTHSP. Một khi GV đã xác định cần phải chọn phương án nào để XLTH thì kèm theo đó là việc sử dụng các phương tiện XLTH tương ứng. Chỉ có điều, với bất cứ phương án nào, người GV cũng cần giúp trẻ XLTH bình tĩnh, chủ động tiếp thu hoặc cùng thảo luận XLTH. Nếu XLTH đạt kết quả mong muốn, đáp ứng được mục đích giáo dục và thỏa mãn nhu cầu của trẻ thì khuyến khích, động viên, trao thêm nhiệm vụ và trách nhiệm, còn nếu chưa đạt nhiệm vụ thì GV hết sức bình tĩnh, cân nhắc về mặt thời gian để tránh đẩy trẻ tới mức căng thẳng hoặc nhàm chán trước cách XLTH của GV. Sự nóng vội và hiếu thắng trong XLTHSP là điểm yếu thường thấy trong khi XL các THSP của GV, đặc biệt đối với GV trẻ hoặc GV có cá tính mạnh.
1.5.3. Bước cuối trong XLTHSP
Là sự đánh giá cái được và chưa được qua mỗi cách XLTHSP để từ đó đặt ra cho mình những gì cần bổ sung và hoàn thiện hay những gì cần giữ gìn và phát huy. Kinh nghiệm XLTHSP không tự dưng mà có. Sự phức tạp về nhân cách của trẻ kéo theo sự cần thiết phải cầu thị trong hoạt động thực tiễn của GV mà trong đó XLTHSP là công việc thường nhật của họ. Sự vấp váp trong công tác giáo dục là điều không thể tránh khỏi, nhưng vấp để lấy kinh nghiệm, để tìm ra con đường bằng phẳng hơn nhằm đạt tới đích luôn luôn là niềm vui trong nghề nghiệp của người GV.
1.6. Những nguyên nhân dẫn đến khó khăn hoặc thất bại trong XLTHSP (Bảo Thắng, 2006)
1.6.1. Thiếu kinh nghiệm giáo dục
Thực tế va chạm trong công tác GD sẽ giúp GVMN có được những bài học rất phong phú và sinh động để nhận biết đối tượng GD. Tâm tính mỗi trẻ một khác, điều kiện sinh hoạt vật chất và tinh thần của mỗi trẻ trong hoàn cảnh riêng biệt của gia đình, của địa phương không giống nhau. Do đó, để hiểu được trẻ của mình, GV phải thông qua các mối quan hệ đa chiều, trực tiếp hoặc gián tiếp,
hiểu được các quan hệ của trẻ với bạn bè, với người lớn tuổi, sự đánh giá của tập thể đối với đứa trẻ đó.
Vì ít kinh nghiệm GD, không ít GV khi XLTH thường đặt trẻ vào vị trí của mình thay vì đặt mình vào vị trí của trẻ, đòi hỏi trẻ quá nhiều hoặc chỉ nhượng bộ cho êm ả. Những GV thiếu kinh nghiệm thường tỏ ra lúng túng, bế tắc, không tìm ra được giải pháp cho mỗi tình thế.
1.6.2. Sự lạm dụng uy quyền của GV
Ủy quyền GV do nhiều yếu tố tạo nên như quy định, nề nếp lớp học, truyền thống đạo đức xã hội… nhưng điều chủ yếu lại chính là do mối quan hệ cô trẻ và nhân cách của GV. Đối với mỗi GV, gìn giữ và tạo lập uy quyền luôn được coi là ý thức thường trực trong công tác GD, đặc biệt là trong XLTHSP.
Sự so sánh giữa chuẩn mực đạo đức xã hội với lòng nhân ái và năng lực thực sự của người GV tạo nên sức mạnh uy quyền của họ đối với trẻ. Do đó, một sự thái quá, bất chấp những đặc điểm tâm lý của trẻ, không nhận ra những gì mình có thể tạo nên uy quyền sẽ dẫn đến nguy cơ thất bại trong XLTHSP. Người GV lạm dụng uy quyền trong XLTH dẫn đến những hành vi thiếu chuẩn mực như: quát nạt, sừng sộ, thậm chí có những lời nói và hành động xúc phạm trẻ. Sự thiếu bình tĩnh, thiếu kiềm chế của GV đôi khi gây nên những hậu quả tiêu cực, thậm chí vô lễ từ phía trẻ.
Đạo đức và nhân cách của người GV có ảnh hưởng vô cùng sâu sắc tới tâm hồn, tình cảm của trẻ. GV không chỉ là người đem đến cho trẻ nguồn tri thức mà còn