- Thỏa mãn hợp lý các nhu cầu của trẻ, chỉ có thể thực hiện tốt trong trường mầm non, ở đây các cô giáo có tri thức tổng hợp về chăm sóc giáo dục trẻ, nơi đây không khí vừa ấm cúng kiểu gia đình vừa là không khí của lớp học, trẻ có nhiều bè bạn. Cô giáo thỏa mãn nhu cầu của trẻ khách quan hơn mẹ, trường
mầm non có điều kiện kiểm tra, khích lệ, động viên hoặc ngăn cản trẻ tùy TH XL theo khuôn mẫu hành vi chuẩn mà định hướng theo giá trị “Bé ngoan”. Thỏa mãn hợp lý nhu cầu của trẻ có hai nội dung. Nội dung thứ nhất là thỏa mãn hợp lý cho cả lớp theo tiêu chuẩn quy định, trong đó bao gồm cả việc XLTH như thế nào là đúng, là sai, được phép và không được phép…Nội dung thứ hai là thỏa mãn hợp lý những nhu cầu cho từng trẻ, đây là yêu cầu đòi hỏi cô giáo phải quan sát tỉ mỉ: có trẻ phản ứng nhanh, có trẻ phản ứng chậm, có trẻ lầm lỳ, có trẻ cởi mở, có trẻ cần cử chỉ dịu hiền nhưng có trẻ cần cô phải dứt khoát, có trẻ này nhanh nhẹn nhưng có trẻ kia lại chậm hiểu…để qua đó cô có cách XLTH phù hợp, thỏa mãn nhu cầu cá nhân trẻ. Đây cũng là một nguyên tắc quan trọng trong XLTHSP.
Ở trẻ thường có đặc điểm tâm lý là hành động phản ứng theo cảm xúc chi phối, do đó khi thỏa mãn rồi vẫn muốn thêm, nếu vượt giới hạn thỏa mãn dễ sinh ra sự mất cân bằng về sinh lý và tâm lý của trẻ sẽ dẫn đến không ổn định về nét tính cách sau này. Nuông chiều trẻ quá đáng sẽ tạo ra những nét tính cách và hành vi không ổn định, mất cân bằng trong ứng xử với mọi người. Nhưng nếu không thỏa mãn nhu cầu cho trẻ thì ảnh hưởng của việc làm này còn tác hại hơn thế vì thiếu “chất liệu” phát triển ở trẻ. Do đó, người GVMN cần cân nhắc trong XL các THSP để đảm bảo tính hợp lý khi thỏa mãn nhu cầu cơ bản của trẻ.
Tóm lại: Thỏa mãn hợp lý nhu cầu của trẻ chính là tạo tiền đề và là một trong những điều kiện tiên quyết đảm bảo sự phát triển toàn diện cho trẻ mầm non.