Quan sát ngẫu nhiên sau thử nghiệm một số hoạt động tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng xử lý tình huống sư phạm của giáo viên các trường mầm non ngoài công lập tại thành phố thủ dầu một​ (Trang 99 - 103)

Mời 2 CBQL và 8 GV tham gia thử nghiệm cùng quan sát, nhận xét về cách XLTHSP của GV sau thử nghiệm để đưa ra đánh giá về cách XLTHSP của GV sau thử nghiệm.

Đánh giá XLTHSP sau thử nghiệm

Sau khi tổng hợp các kết quả quan sát, để đánh giá XLTHSP sau thử nghiệm, tác giả đánh giá các TH phát sinh từ các hoạt động: Hoạt động tạo hình, hoạt động kể chuyện, hoạt động với đồ vật, hoạt động góc hoạt động chơi tự do, hoạt động đón trẻ, hoạt động cho trẻ ăn, hoạt động thay quần áo.

- Hoạt động tạo hình với rau củ tươi: Có 2 TH xảy ra với trẻ 5- 6 tuổi

TH trẻ không làm đúng mẫu GV hướng dẫn: Khi phát hiện trẻ làm không đúng hướng dẫn của mình, GV vẫn vui vẻ hỏi ý tưởng của trẻ, khuyến khích trẻ phát huy khả năng sáng tạo và hoàn thành nhiệm vụ của trẻ. Qua đây cho thấy, GV XLTH một cách nhẹ nhàng và vui vẻ trước sự sáng tạo của các trẻ.

TH trẻ vẫn tiếp tục hào hứng với hoạt động mặc dù thời gian đã kết thúc: Khi phát hiện các trẻ vẫn hào hứng muốn hoạt động thì GV sắp xếp hoạt động tiếp nối tại góc tạo hình cho các trẻ tiếp tục thực hiện. Điều này thể hiện GV đã linh hoạt XLTH một cách khéo léo, thể hiện sự tôn trọng trẻ, không ngăn cản cảm hứng của trẻ.

- Hoạt động kế chuyện: Có 4 TH xảy ra với trẻ 3- 4 tuổi

 TH trẻ trả lời sai mặc dù GV đã kể qua 1 lần: Khi phát hiện trẻ trả lời sai câu hỏi của mình mặc dù GV đã kể qua 1 lần nhưng GV vẫn vui vẻ, không trách mắng trẻ mà mời bạn khác trả lời lại đúng để trẻ biết được chỗ sai của trẻ và GV lại tiếp tục kể lại lần 2 cho trẻ hiểu kỹ hơn. Qua đây cho thấy, GV XLTH nhẹ nhàng, tôn trọng trẻ.

 TH GV đặt câu hỏi nhưng trẻ trả lời dài dòng: Khi GV đặt câu hỏi và trẻ trả lời một cách dài dòng, không tập trung vào vấn đề được hỏi nhưng GV vẫn lắng nghe, không ngắt lời trẻ, để trẻ trả lời xong. Qua đây cho thấy, GV XLTH đã tôn trọng trẻ và biết lắng nghe trẻ.

thời gian để trả lời, cô khuyến khích và lặp lại câu hỏi để trẻ trả lời. Qua đây cho thấy, GV XLTH không còn hấp tấp, vội vàng mà luôn tạo cho trẻ cơ hội để trẻ thể hiện.

 TH các trẻ không hoàn thiện đúng yêu cầu của GV: Khi phát hiện một nhóm các trẻ làm sai yêu cầu của GV thì GV đến gần và gợi ý cho các trẻ tự nhận ra cái sai và tự sửa lại cho đúng. Qua đây cho thấy, GV XLTH nhẹ nhàng, giúp trẻ tự mình chủ động hoàn thành yêu cầu một cách đúng nhất.

- Hoạt động với đồ vật: Có 2 TH xảy ra với trẻ 25- 36 tháng

 TH trẻ tự làm theo ý mình: Khi phát hiện trẻ tự làm theo ý mình, GV lặng lẽ quan sát trẻ, để trẻ tiếp tục làm theo ý thích. Sau đó GV đến gần hỏi ý tưởng trẻ đang làm và khuyến khích trẻ tiếp tục thực hiện. Qua đây cho thấy, GV không còn áp đặt trẻ, buộc trẻ làm theo ý cô mà để trẻ chủ động sáng tạo theo suy nghĩ của trẻ.

 TH trẻ không làm theo hướng dẫn của GV: Khi GV phát hiện trẻ không làm theo hướng dẫn của mình thì liền đến gần và hỏi thăm trẻ, biết được trẻ chưa hiểu GV đã hướng dẫn trẻ thực hiện lại. Qua đây cho thấy, GV không còn quát mắng hay phạt khi trẻ làm sai yêu cầu mà đã nhẹ nhàng tìm hiểu nguyên nhân, hỗ trợ trẻ khi cần thiết.

- Hoạt động góc:Có 3 TH xảy ra với trẻ 4- 5 tuổi

 TH trẻ tự chọn góc chơi theo ý thích: Sau khi GV giới thiệu các góc chơi thì trẻ được quyền chọn lựa, khi trẻ muốn đổi góc chơi thì GV hỏi lý do và cho phép chuyển đổi. Qua đây cho thấy, GV XLTH phát huy được sở thích và tính chủ động của trẻ, sẵn sàng tạo cho trẻ cơ hội để khám phá thêm điều mới lạ xung quanh trẻ.

 TH trẻ làm sai hướng dẫn của GV: Cô quan sát hành động của trẻ mặc dù trẻ làm sai hướng dẫn của mình, hỏi ý tưởng trẻ đang thực hiện, tiếp tục cho trẻ phát huy tính sáng tạo theo cách của trẻ. Qua đây cho thấy, GV XLTH đã tạo cho trẻ cơ hội để thể hiện mình, GV không áp đặt trẻ.

 TH trẻ vẫn hào hứng và tiếp tục hoạt động hăng say mặc dù thời gian đã kết thúc: Khi phát hiện các trẻ vẫn hào hứng với hoạt động thì GV sắp xếp thêm thời gian cho các trẻ và nhẹ nhàng báo thời gian còn lại cho các trẻ cố gắng hoàn thành. Qua đây cho thấy, GV XLTH một cách nhẹ nhàng, thể hiện sự tôn trọng trẻ.

- Hoạt động chơi tự do: Có 2 TH xảy ra với trẻ 4- 5 tuổi

 TH trẻ không thực hiện được trò chơi do làm ngược lại với các bạn: Khi phát hiện trẻ không thực hiện được trò chơi do làm sai cách, GV gợi ý, hướng dẫn để trẻ tự nhận ra cái sai của trẻ và tự thực hiện lại đúng cách như các bạn. Qua đây cho thấy, GV đã bước đầu XLTH theo định hướng lấy trẻ làm trung tâm, để trẻ được chủ động hơn khi tham gia các hoạt động.

 TH trẻ tập trung chưa đúng quy định: Hết giờ chơi nhưng vẫn còn nhiều trẻ chưa tập trung về nơi quy định do vẫn còn muốn chơi tiếp, GV cho các trẻ chơi thêm với điều kiện các trẻ sẽ tự dọn dẹp gọn gàng, sạch sẽ các đồ chơi. Qua đây cho thấy, GV XLTH linh hoạt, tôn trọng trẻ, không ngăn cản hứng thú của trẻ nhưng giao trách nhiệm cho trẻ.

- Hoạt động đón trẻ: Có 2 TH xảy ra với trẻ 25- 36 tháng

 TH trẻ khóc không chịu vào lớp học: Khi thấy trẻ khóc không chịu vào lớp học, GV liền ôm trẻ vào lòng, dỗ dành, hỏi thăm, quan tâm trẻ, hướng trẻ vào những hoạt động trẻ yêu thích. Qua đây cho thấy, GV XLTH nhẹ nhàng, thể hiện sự yêu thương với trẻ, giúp trẻ tin tưởng vào cô.

 TH trẻ đi học không mặc đồng phục: Trẻ rất sợ khi đi học không mặc đồng phục, GV vui vẻ hỏi trẻ lý do và trấn an trẻ đừng sợ và lo lắng, hôm sau mặc cũng không sao. Qua đó cho thấy GV đã không cứng nhắc trong việc buộc trẻ răm rắp thực hiện theo nội quy mà vẫn nhẹ nhàng XLTH linh hoạt, tạo cho trẻ niềm tin và sự an tâm từ cô.

- Hoạt động ăn:Có 2 TH xảy ra với trẻ 3- 4 tuổi

 TH trẻ xúc ăn làm đổ vãi cơm ra bàn, ra sàn: Khi để trẻ tự tập xúc ăn, có một số trẻ còn để cơm đổ vãi ra bàn, ra sàn vì thao tác vụng về. GV tiếp tục quan sát và nhẹ nhàng động viên các trẻ cố gắng xúc cho gọn gàng hơn, cô không quát mắng hay phạt trẻ. Điều này cho thấy GV đã biết kiềm chế cảm xúc hơn, nhẹ nhàng với trẻ hơn khi XLTH.

 TH trẻ GV đang đút cho trẻ ăn nhưng trẻ nôn ói văng đầy vào người GV. GV nhẹ nhàngnhờ GV khác lau và thay đồ cho trẻ, GV đi thay đồ và lại dọn đồ trẻ ói rồi

tiếp tục cho các trẻ ăn. Qua đó cho thấy, GV đã không còn quát mắng cũng như phạt trẻ khi trẻ ói mà GV đã biết làm chủ cảm xúc và XLTH tốt hơn.

- Hoạt động thay quần áo:Có 2 TH xảy ra với trẻ 5- 6 tuổi

 TH trẻ không mặc quần được: Khi phát hiện trẻ không mặc quần được, GV vẫn tiếp tục để trẻ tự làm mà không can thiệp. Sau một lúc lâu trẻ đã mặc được quần. Mặc dù cô không hỗ trợ nhưng cô vẫn quan sát trẻ và đã im lặng cho trẻ tự lập và chủ động tự mặc, đó cũng là một cách XLTH tạo cho trẻ cơ hội tự thực hiện trong khả năng trẻ.

 TH trẻ không biết cách xếp quần áo khi GV đã hướng dẫn: Khi phát hiện trẻ không biết xếp quần áo sau khi GV đã hướng dẫn, GV tiếp tục quan sát để trẻ tự thực hiện cho đến khi trẻ nhìn cô với ánh mắt cần giúp đỡ, GV đã đến gần và hướng dẫn trẻ lại cách xếp quần áo. Qua đây cho thấy, GV XLTH theo định hướng lấy trẻ làm trung tâm, cố gắng tạo cơ hội cho trẻ được chủ động hoạt động và GV chỉ hỗ trợ khi trẻ thực sự cần cô.

Có thể khẳng định, qua tất cả các hoạt động trên hầu hết các GV đều không còn quát mắng hay phạt trẻ khi xảy ra TH cũng như không XLTH quá vội vàng theo ý chủ quan của mình, mà thay vào đó là việc các GV đã biết XLTH theo định hướng lấy trẻ làm trung tâm, biết lắng nghe trẻ nhiều hơn, nhẹ nhàng với trẻ hơn, XL của GV thể hiện sự tôn trọng trẻ, để trẻ chủđộng và tập cho trẻ tính tự lập, GV đã tạo sự thoải mái và tự tin thể hiện ở trẻ nhiều hơn, phát huy khả năng sáng tạo ở các trẻ.

Bảng 3.1. So sánh cách XLTH của GV trước và sau thử nghiệm

So sánh Trước thử nghiệm Sau thử nghiệm

Hành động của

GV

- Quát mắng trẻ, phạt trẻ, XLTH nhanh, vội vàng theo ý chủ quan của mình. - GV XLTH chưa theo định hướng lấy trẻ làm trung tâm

- GV chưa kiềm chế tốt cảm xúc, chưa thực sự bình tĩnh, sáng suốt khi XL các THSP.

- GV còn áp đặt trẻ, không chú ý đến cảm xúc, suy nghĩ, sở thích, hành động của trẻ cũng như chưa phát huy tính tự lập, chủ động của trẻ.

- Lắng nghe trẻ, tôn trọng trẻ, nhẹ nhàng với trẻ, quan sát kỹ và XLTH thận trọng hơn. - GV XLTH bước đầu theo định hướng lấy trẻ làm trung tâm

- GV đã biết kiềm chế được cảm xúc, bình tĩnh vàsáng suốt khi XL các THSP.

- GV tạo sự thoải mái, tự tin thể hiện ở trẻ nhiều hơn, phát huy tính tự lập, chủ động và khả năng sáng tạo ở các trẻ.

Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát, điều tra năm 2018

Như vậy, có thể thấy rằng, cách XL của GV sau thử nghiệm đối với các THSP diễn ra tốt hơn so với trước thử nghiệm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng xử lý tình huống sư phạm của giáo viên các trường mầm non ngoài công lập tại thành phố thủ dầu một​ (Trang 99 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)