Sự thiếu hợp tác của các trẻ trong lớp 21

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng xử lý tình huống sư phạm của giáo viên các trường mầm non ngoài công lập tại thành phố thủ dầu một​ (Trang 33 - 35)

Nguyên nhân thứ tư tạo nên khó khăn trong XLTHSP là sự thiếu đồng cảm của các trẻ trong lớp đối với cách XLTH của GV. Điều đó có nghĩa là GV thiếu một chỗ dựa cho toàn bộ quá trình XLTH.

Tập thể chính là chỗ dựa về dư luận và sức mạnh GD. Một tập thể yếu sẽ làm mất đi khả năng chế ngự những biểu hiện tiêu cực. Do đó, uy tín của tập thể lớp không được cộng hưởng với uy quyền của GV trong XLTHSP. GV trở nên đơn độc trong XLTHSP, không có được một môi trường tốt để dạy dỗ, thuyết phục những trẻ hay quậy phá.

Trong XLTHSP, không gì thuận lợi bằng việc người GV có được sự giúp đỡvà ủng hộ của tất cả các trẻ trong lớp, nhóm bạn bè của trẻ. Những tập thể này ngoài tác dụng như là chỗ dựa cho chủ thể XLTH còn là những vec-tơ GD thuận chiều, cùng hướng tới mục tiêu hoàn thiện nhân cách cho trẻ trong tập thể.

Tiểu kết chương 1

Trong chương 1, tác giả đã hệ thống về lịch sử nghiên cứu cách thức XLTHSP của các phương pháp giáo dục đang được ứng dụng nhiều trên thế giới như: phương pháp giáo dục Montessori, phương pháp giáo dục Reggio Emilia hay phương pháp giáo dục High- Scope. Từ đó nêu bật được cách thức XLTHSP trong các phương pháp này là “Lấy trẻ làm trung tâm”, tất cả mọi TH đều được XL dựa trên nguyên tắc “tôn trọng trẻ”, để trẻ là người đưa ra suy nghĩ và đề xuất cách XLTH, GV sẽ không có sự áp đặt, ép buộc nào với trẻ và GV tuyệt nhiên không XLTH theo suy nghĩ chủ quan của bản thân. Đồng thời, những nghiên cứu tại Việt Nam cũng thể hiện các THSP thường gặp, hướng dẫn cách XL và những ứng dụng XLTHSP trong thực tiễn.

Bên cạnh đó các khái niệm về THSP, XLTHSP, các nguyên tắc XLTHSP, quy trình XLTHSP, những nguyên nhân thất bại trong XLTHSP... đã được trình bày cụ thể trong phần cơ sở lý luận.

Đây là nền tảng giúp cho việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng XLTHSP của GV các trường MNNCL tại TP. Thủ Dầu Một. Từ đó, đề xuất những biện pháp nâng cao hiệu quả XLTHSP của GVMN trong thời gian tới.

Chương 2. THỰC TRẠNG XỬ LÝ TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG MẦM NON

NGOÀI CÔNG LẬP TẠI THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng xử lý tình huống sư phạm của giáo viên các trường mầm non ngoài công lập tại thành phố thủ dầu một​ (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)