Cô giáo mầm non vừa che chở, bảo vệ, nuôi dưỡng, vừa dạy trẻ nên người có ích cho xã hội. Cô dạy những mẫu XLTH cho trẻ bằng nhiều cách: theo mẫu của cô, như vậy trên lớp cô thật hồn nhiên nhập vai trẻ “những lúc cần thiết” để trẻ bắt chước (vô thức và có ý thức). Có những lúc cô đóng vai cháu để xin lỗi bạn
(từ cách đứng, tư thế, mắt nhìn…) một cách thành thực. Nhiều TH cô đứng cùng với trẻ để nói và làm những việc hồn nhiên như trẻ “dạy trẻ như là chơi với trẻ” Cô dạy trẻ theo mẫu hành vi, XLTH của các nhân vật trong truyện kể, phim ảnh…những mẫu người tốt, bạn tốt.
Cô dạy trẻ những mẫu XLTH với cha mẹ, ông bà, cô giáo, với các bạn, trẻ bé hơn mình...hay mẫu XLTH nơi công cộng, ngày lễ hội, khi có khách… là những mẫu XLTH cần thiết dạy trẻ để hình thành thói quen, nếp sống ổn định cho trẻ. Dạy trẻ mầm non không thể tách rời với “dỗ dành” trẻ. Dỗ trẻ có nhiều nội dung:
+ Một là: Trẻ khóc dỗ cho trẻ nín, nghĩa là trẻ không thỏa mãn nhu cầu nào đó thì dỗ trẻ có thể thay thế đối tượng thỏa mãn nhu cầu để trẻ không khóc nữa, nghĩa là chăm sóc tỉ mỉ từng đứa trẻ.
+ Hai là: Trẻ có cá tính, không nghe lời cô hoặc vì sợ hãi, bướng bỉnh …Cô dỗ dành trẻ để trẻ làm theo mẫu của cô, của bạn.
+ Ba là: Dỗ trẻ để tập cho trẻ một thói quen hành vi tốt nào đó. Ví dụ: Dỗ trẻ ăn hết suất ăn, dỗ trẻ nói ra những điều ấm ức (tức bực bên trong), dỗ trẻ để trẻ trở lại thanh thản trong đầu óc.
+ Bốn là: Dỗ trẻ còn có nghĩa ôm ẵm, xoa nắn, lau rửa sạch sẽ…cho trẻ. Nội dung này có tính chất thân thương ruột thịt, để trẻ xuất hiện cảm giác an toàn trong vòng tay ấm áp của cô.
1.5. Quy trình XLTHSP (Bảo Thắng, 2006)
Là trình tự kế tiếp nhau của các bước trong XLTHSP. Nó bao gồm ba bước cơ bản sau:
1.5.1. Nhận biết đối tượng XLTHSP
Bao gồm việc nhận biết tên tuổi, hoàn cảnh gia đình, đặc điểm tâm lý, tính cách, năng lực, điểm yếu điểm mạnh… của trẻ. Những nội dung này sẽ được GV nhận biết trực tiếp hoặc gián tiếp, ngay một lúc hay cả quá trình, một phần hay toàn bộ. Sự giao tiếp giữa GV và trẻ là cơ sở để nhận biết đối tượng. Ấn tượng ban đầu khi tiếp xúc với trẻ là rất quan trọng. GV cần tạo được những ấn tượng tốt, gần gũi lúc ban đầu với trẻ để tạo mối quan hệ tốt ở những giai đoạn sau. Thời gian tìm hiểu trẻ cũng là thời gian để GV tự bộc lộ mình, thể hiện những quan niệm, yêu cầu của mình đối với trẻ. Nhờ những thông tin có được qua quá trình
tìm hiểu, nắm bắt về trẻ, GV có thể có được cái nhìn sự đánh giá tổng quan về trẻ, làm cơ sở cho việc XLTHSP.
1.5.2. Quyết định sử dụng phương án dự kiến để XL
Nội dung này được coi là cốt lõi của XLTHSP, chi phối nhiều nhất đến kết quả XLTHSP. Một khi GV đã xác định cần phải chọn phương án nào để XLTH thì kèm theo đó là việc sử dụng các phương tiện XLTH tương ứng. Chỉ có điều, với bất cứ phương án nào, người GV cũng cần giúp trẻ XLTH bình tĩnh, chủ động tiếp thu hoặc cùng thảo luận XLTH. Nếu XLTH đạt kết quả mong muốn, đáp ứng được mục đích giáo dục và thỏa mãn nhu cầu của trẻ thì khuyến khích, động viên, trao thêm nhiệm vụ và trách nhiệm, còn nếu chưa đạt nhiệm vụ thì GV hết sức bình tĩnh, cân nhắc về mặt thời gian để tránh đẩy trẻ tới mức căng thẳng hoặc nhàm chán trước cách XLTH của GV. Sự nóng vội và hiếu thắng trong XLTHSP là điểm yếu thường thấy trong khi XL các THSP của GV, đặc biệt đối với GV trẻ hoặc GV có cá tính mạnh.
1.5.3. Bước cuối trong XLTHSP
Là sự đánh giá cái được và chưa được qua mỗi cách XLTHSP để từ đó đặt ra cho mình những gì cần bổ sung và hoàn thiện hay những gì cần giữ gìn và phát huy. Kinh nghiệm XLTHSP không tự dưng mà có. Sự phức tạp về nhân cách của trẻ kéo theo sự cần thiết phải cầu thị trong hoạt động thực tiễn của GV mà trong đó XLTHSP là công việc thường nhật của họ. Sự vấp váp trong công tác giáo dục là điều không thể tránh khỏi, nhưng vấp để lấy kinh nghiệm, để tìm ra con đường bằng phẳng hơn nhằm đạt tới đích luôn luôn là niềm vui trong nghề nghiệp của người GV.
1.6. Những nguyên nhân dẫn đến khó khăn hoặc thất bại trong XLTHSP (Bảo Thắng, 2006)
1.6.1. Thiếu kinh nghiệm giáo dục
Thực tế va chạm trong công tác GD sẽ giúp GVMN có được những bài học rất phong phú và sinh động để nhận biết đối tượng GD. Tâm tính mỗi trẻ một khác, điều kiện sinh hoạt vật chất và tinh thần của mỗi trẻ trong hoàn cảnh riêng biệt của gia đình, của địa phương không giống nhau. Do đó, để hiểu được trẻ của mình, GV phải thông qua các mối quan hệ đa chiều, trực tiếp hoặc gián tiếp,
hiểu được các quan hệ của trẻ với bạn bè, với người lớn tuổi, sự đánh giá của tập thể đối với đứa trẻ đó.
Vì ít kinh nghiệm GD, không ít GV khi XLTH thường đặt trẻ vào vị trí của mình thay vì đặt mình vào vị trí của trẻ, đòi hỏi trẻ quá nhiều hoặc chỉ nhượng bộ cho êm ả. Những GV thiếu kinh nghiệm thường tỏ ra lúng túng, bế tắc, không tìm ra được giải pháp cho mỗi tình thế.
1.6.2. Sự lạm dụng uy quyền của GV
Ủy quyền GV do nhiều yếu tố tạo nên như quy định, nề nếp lớp học, truyền thống đạo đức xã hội… nhưng điều chủ yếu lại chính là do mối quan hệ cô trẻ và nhân cách của GV. Đối với mỗi GV, gìn giữ và tạo lập uy quyền luôn được coi là ý thức thường trực trong công tác GD, đặc biệt là trong XLTHSP.
Sự so sánh giữa chuẩn mực đạo đức xã hội với lòng nhân ái và năng lực thực sự của người GV tạo nên sức mạnh uy quyền của họ đối với trẻ. Do đó, một sự thái quá, bất chấp những đặc điểm tâm lý của trẻ, không nhận ra những gì mình có thể tạo nên uy quyền sẽ dẫn đến nguy cơ thất bại trong XLTHSP. Người GV lạm dụng uy quyền trong XLTH dẫn đến những hành vi thiếu chuẩn mực như: quát nạt, sừng sộ, thậm chí có những lời nói và hành động xúc phạm trẻ. Sự thiếu bình tĩnh, thiếu kiềm chế của GV đôi khi gây nên những hậu quả tiêu cực, thậm chí vô lễ từ phía trẻ.
Đạo đức và nhân cách của người GV có ảnh hưởng vô cùng sâu sắc tới tâm hồn, tình cảm của trẻ. GV không chỉ là người đem đến cho trẻ nguồn tri thức mà còn là tấm gương sống về tư cách, phẩm hạnh cho trẻ noi theo.
1.6.3. Tính mặc cảm của trẻ và định kiến của GV
Tính mặc cảm của trẻ và định kiến của GV là một trong những khó khăn mà GVMN gặp phải trong XLTHSP. Những trẻ chậm tiến khi mắc sai phạm thường thụ động chờ đợi cơn giận dữ của GV trút lên đầu mình nhiều hơn là sự khuyên nhủ, thuyết phục. Trong đầu các trẻ này luôn có sự tự ti, mặc cảm nên các em thường im lặng hoặc cố tình lẩn tránh câu hỏi của GV hoặc sự chú ý của tập thể. Thậm chí có những trẻ phản ứng tiêu cực bằng những lời nói, hành vi vô lễ, xúc phạm cô giáo và các bạn ở lớp. Điều này xảy ra, lỗi một phần ở GV. Những trẻ kém cỏi thường ít được GV lắng nghe hay tạo cơ hội để trẻ bày tỏ. Trong nhiều trường hợp, một số trẻ xuất phát từ động cơ đúng đắn (muốn giúp đỡ cô, bạn)
nhưng do vụng về nên dẫn tới hành động sai (làm đỗ, vỡ đồ…). Với định kiến sẵn có, GV thường không giữ được bình tĩnh, vội vàng quy chụp, phê phán, trừng phạt nhiều hơn là tìm hiểu nguyên nhân và phân tích đúng sai. Do luôn nhận được cách XL định kiến như vậy từ phía cô, trẻ dần dần tạo lập thói quen thụ động, trơ lỳ, phá quấy…
Về phía GV, định kiến đi kèm với sự bảo thủ trong việc nhìn nhận nhân cách trẻ. Dưới cách nhìn nhận ấy, hầu như mọi hành vi của trẻ yếu kém đều bị quy theo chiều hướng tiêu cực, còn những trẻ ngoan thì ngược lại. Từ định kiến trong suy nghĩ dẫn đến định kiến trong cách XLTHSP, các TH không được GV xem xét kỹ càng, những biện pháp cứng rắn trong XLTH được áp dụng, những nhân tố tích cực trong TH dễ bị bỏ qua. Quan niệm nhân cách trẻ là bất biến là một quan niệm sai lầm trong GD, khiến cho trẻ mất niềm tin vào cô, bạn bè. Định kiến không bao giờ mang lại hiệu quả trong XLTHSP.
1.6.4. Sự thiếu hợp tác của các trẻ trong lớp
Nguyên nhân thứ tư tạo nên khó khăn trong XLTHSP là sự thiếu đồng cảm của các trẻ trong lớp đối với cách XLTH của GV. Điều đó có nghĩa là GV thiếu một chỗ dựa cho toàn bộ quá trình XLTH.
Tập thể chính là chỗ dựa về dư luận và sức mạnh GD. Một tập thể yếu sẽ làm mất đi khả năng chế ngự những biểu hiện tiêu cực. Do đó, uy tín của tập thể lớp không được cộng hưởng với uy quyền của GV trong XLTHSP. GV trở nên đơn độc trong XLTHSP, không có được một môi trường tốt để dạy dỗ, thuyết phục những trẻ hay quậy phá.
Trong XLTHSP, không gì thuận lợi bằng việc người GV có được sự giúp đỡvà ủng hộ của tất cả các trẻ trong lớp, nhóm bạn bè của trẻ. Những tập thể này ngoài tác dụng như là chỗ dựa cho chủ thể XLTH còn là những vec-tơ GD thuận chiều, cùng hướng tới mục tiêu hoàn thiện nhân cách cho trẻ trong tập thể.
Tiểu kết chương 1
Trong chương 1, tác giả đã hệ thống về lịch sử nghiên cứu cách thức XLTHSP của các phương pháp giáo dục đang được ứng dụng nhiều trên thế giới như: phương pháp giáo dục Montessori, phương pháp giáo dục Reggio Emilia hay phương pháp giáo dục High- Scope. Từ đó nêu bật được cách thức XLTHSP trong các phương pháp này là “Lấy trẻ làm trung tâm”, tất cả mọi TH đều được XL dựa trên nguyên tắc “tôn trọng trẻ”, để trẻ là người đưa ra suy nghĩ và đề xuất cách XLTH, GV sẽ không có sự áp đặt, ép buộc nào với trẻ và GV tuyệt nhiên không XLTH theo suy nghĩ chủ quan của bản thân. Đồng thời, những nghiên cứu tại Việt Nam cũng thể hiện các THSP thường gặp, hướng dẫn cách XL và những ứng dụng XLTHSP trong thực tiễn.
Bên cạnh đó các khái niệm về THSP, XLTHSP, các nguyên tắc XLTHSP, quy trình XLTHSP, những nguyên nhân thất bại trong XLTHSP... đã được trình bày cụ thể trong phần cơ sở lý luận.
Đây là nền tảng giúp cho việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng XLTHSP của GV các trường MNNCL tại TP. Thủ Dầu Một. Từ đó, đề xuất những biện pháp nâng cao hiệu quả XLTHSP của GVMN trong thời gian tới.
Chương 2. THỰC TRẠNG XỬ LÝ TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG MẦM NON
NGOÀI CÔNG LẬP TẠI THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT
2.1. Đặc điểm tình hình phát triển MNNCL tại TP. Thủ Dầu Một năm học 2017- 2018 2018
2.1.1. Quy mô phát triển GDMN
- Tổng số cơ sở GDMN: “Toàn TP. Thủ Dầu Một có 59 trường mầm non trong đó chỉ có 23 trường mầm non công lập và có 36 trường MNNCL và 50 cơ sở nhóm- lớp độc lập tư thục có phép” (Phòng Giáo dục và Đào tạo, 2017)
- Số nhóm lớp và trẻ: Tính tới thời điểm tháng 11/2017 tổng cộng toàn TP. thủ Dầu Một có 696 nhóm lớp với tổng số trẻ là 19.284 trẻ, trong đó công lập chỉ có 245 nhóm lớp trong khi ngoài công lập lên tới 451 nhóm lớp. Đặc biệt số trẻ tại các đơn vị MNCL là 7.113 trẻ trong khi số trẻ tại các đơn vị MNNCL lên đến 12.171 trẻ. So với cùng kỳ năm trước tăng 50 nhóm lớp và tăng 1.213 trẻ, trong đó công lập chỉ tăng 4 nhóm lớp nhưng lại giảm 285 trẻ mà ngoài công lập tăng 46 nhóm lớp và tăng 2.433 trẻ (Phòng Giáo dục và Đào tạo, 2017).
2.1.2. Đội ngũ
Tính đến thời điểm tháng 11/2017, tổng số cán bộ, GV, nhân viên các trường mầm non tại TP. Thủ Dầu Một là 2.153 người, trong đó CBQL các trường là 140, GV là 1.173. Riêng đối với các trường MNNCL vẫn còn thiếu 7 CBQL. Định biên GV/ nhóm lớp ngoài công lập chỉ đạt 1.47 GV/nhóm lớp (664 GV/ 451 nhóm lớp), trong khi định biên các trường công lập đạt tới 2.08 GV/ nhóm lớp (509 GV/ 245 nhóm lớp) (Phòng Giáo dục và Đào tạo, 2017).
2.1.3. Tình hình cơ sở vật chất, trang thiết bị
Các trường MNNCL đầu tư cơ sở vật chất tốt, liên tục tu sửa và nâng cấp cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu chăm sócGiáo dục trẻ như thay mới hệ thống điện nước, sơn sửa đồ chơi ngoài trời, kệ giá trong nhóm lớp, sửa nhà vệ sinh, nhà bếp, nâng cấp phòng học, nâng cấp sân chơi, khai thông cống rãnh… Đồng thời trang bị bổ
sung thiết bị, đồ dùng dạy học, đồ chơi nhằm đảm bảo các điều kiện phục vụ tốt công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, Giáo dục trẻ (Phòng Giáo dục và Đào tạo, 2017).
2.1.4. Công tác Giáo dục
Các trường MNNCL đã chủ động trong xây dựng kế hoạch Giáo dục năm học theo các chủ đề, có linh hoạt phát triển chương trình nhưng chưa sáng tạo, một số tên chủ đề phát triển chưa phù hợp, chưa thể hiện được nội dung chủ đề (Phòng Giáo dục và Đào tạo, 2017).
Các đơn vị ngay từ đầu năm học đã triển khai thực hiện công tác đầu tư trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi (rà soát theo thông tư 02), xây dựng được môi trường Giáo dục trong nhà trường nhằm đảm bảo các điều kiện thực hiện tốt chương trình GDMN (Phòng Giáo dục và Đào tạo, 2017).
Các đơn vị tiếp tục triển khai thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm ”, từng bước xây dựng môi trường Giáo dục, tiếp tục thực hiện xây dựng kế hoạch Giáo dục“Lấy trẻ làm trung tâm” (Phòng Giáo dục và Đào tạo, 2017).
2.1.5. Công tác quản lý
Phòng Giáo dục đào tạo TP Thủ Dầu Một đã phân công các thành viên Ban hướng dẫn nghiệp vụ thành phố kiểm tra, tư vấn, hỗ trợ chuyên môn cho các trường MNNCL, tuy nhiên công tác này triển khai chưa được thường xuyên (Phòng Giáo dục và Đào tạo, 2017).
Nhìn chung, các trường MNNCL tại TP. Thủ Dầu Một ngày càng phát triển về quy mô với số lượng trường và số lượng trẻ ngày càng tăng, góp phần giải quyết tình trạng quá tải cho các trường mầm non công lập. Tuy nhiên, do số lượng trẻ quá đông mà tình hình GV không đủ nên các trường MNNCL hầu như chỉ có lớp Mẫu giáo 5-6 tuổi là đủ 2 GV/ lớp, các nhóm lớp còn lại đa phần là 1GV và 1 bảo mẫu/ lớp.Thực tế vẫn còn vượt khung về sỉ số trẻ theo quy định tại các lớp khiến GVMN luôn phải làm việc với nhiều áp lực trong đó có áp lực XLTHSP xảy ra liên tục tại lớp các cô phụ trách. Mặc dù các trường MNNCL đã chú trọng đến việc đầu tư sơ sở vật chất ngày càng tốt hơn nhưng công tác Giáo dục tại các đơn vị này cũng còn nhiều hạn chế, việc thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm
trung tâm”chỉ mới bước đầu đi vào xây dựng kế hoạch và môi trường chứ chưa đẩy mạnh triển khai thực hiện sâu vào hoạt động chăm sóc Giáo dục trẻ hàng ngày tại các đơn vị vì vậy việc XLTHSP của các cô ít nhiều cũng chưa thể hiện rõ quan điểm “Lấy trẻ làm trung tâm”. Ngoài ra, Phòng Giáo dụcvà Đào tạo tuy đã phân công các thành viên Ban hướng dẫn nghiệp vụ thành phố kiểm tra, tư vấn, hỗ trợ chuyên môn cho các trường MNNCL nhưng vẫn chưa thực hiện thường xuyên nên GV các trường MNNCL vẫn chưa có nhiều cơ hội để nâng cao trình độ chuyên môn nói chung cũng như nâng cao chất lượng XLTHSP nói riêng. Từ những yếu tố thực tế trên, khách quan chúng ta có thể thấy GV các trường MNNCL sẽ gặp không ít khó