Khắc phục tình trạng thiếu kinh nghiệm XLTHSP của GV 77

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng xử lý tình huống sư phạm của giáo viên các trường mầm non ngoài công lập tại thành phố thủ dầu một​ (Trang 89)

GV cần tuân thủ nguyên tắc XLTHSP như: “Yêu thương trẻ như con, em của mình; XLTHSP bằng sự thành tâm, thiện ý của cô giáo; Thỏa mãn hợp lý những nhu cầu cơ bản của trẻ; XLTH với trẻ bằng những hành vi, cử chỉ diệu hiền, nhẹ nhàng, cởi mở và vui tươi.; Dạy- dỗ trẻ” (Ngô Công Hoàn, 1997).

GV phải thực hiện đúng quy trình XLTHSP với ba bước: “Nhận biết đối tượng XLTHSP; Quyết định sử dụng phương án dự kiến để XL và đánh giá cái được và chưa được qua mỗi cách XLTHSP để từ đó đặt ra cho mình những gì cần bổ sung và hoàn thiện hay những gì cần giữ gìn và phát huy” (Bảo Thắng, 2006).

GV cần nắm rõ những nguyên nhân dẫn đến khó khăn hoặc thất bại trong XLTHSP để khắc phục khi XLTHSP trong thực tế. Cụ thể là việc “thiếu kinh nghiệm giáo dục; Sự lạm dụng uy quyền của GV; Tính mặc cảm của trẻ và định kiến của GV cũng như sự thiếu hợp tác của các trẻ trong lớp” (Bảo Thắng, 2006).

+ Học hỏi kinh nghiệm XLTHSP + Học hỏi qua tài liệu:

Sưu tầm và tìm đọc những tài liệu nghiên cứu các THSP thường gặp, hướng dẫn cách XL và những ứng dụng XLTHSP trong thực tiễn như: “Những tình huống trong GDMN” của Nguyễn Ánh Tuyết; “Nghệ thuật XLTHSP” của Bảo Thắng; “Tư vấn ứng xử sư phạm với trẻ ở độ tuổi mẫu giáo” của Vũ Mạnh Quỳnh; Tài liệu “99 THSP và những giải pháp ứng xử ” của Nxb Giáo dục ban hành năm 2016 hay “Nghệ thuật ứng xử sư phạm ” của Bùi Văn Huệ…Đồng thời, GV cũng có thể xem các video về những cuộc thi ứng xử sư phạm hay, những câu chuyện XLTHSP hay; Sáng kiến kinh nghiệm về XLTHSP…

+ Học hỏi qua thực tiễn:

Về phía BGH: tổ chức nhiều buổi học chuyên đề, thực hành, kiểm tra về XLTHSP cho GV tại đơn vị; Tạo điều kiện cho các GV giao lưu học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm XLTHSP với nhau; Tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm về XLTHSP cho các GV tham gia ;Thường xuyên quan sát, kiểm tra và hướng dẫn cách thức XLTHSP cho các GV trẻ, thiếu kinh nghiệm trong XLTHSP; BGH nên đưa ra các THSP mới xảy ra, THSP khó để GV nắm bắt và biết cách XL trong các cuộc họp hội đồng, chuyên môn BGH cũng nên đề xuất lên cấp trên tổ chức các lớp tập huấn, bồi

dưỡng chuyên môn về giao tiếp sư phạm, XL các TH khó…để GV có điều kiện được học tập và áp dụng cho bản thân trong cách XL các THSP tại lớp mình phụ trách.

Về phía GV: Có ý thức học hỏi kinh nghiệm từ các đồng nghiệp giỏi; Rút kinh nghiệm từ việc XLTHSP của bản thân cũng như các đồng nghiệp; Lắng nghe và tiếp thu những chia sẻ của BGH về các THSP khó, mới để học tập. Tích cực tham gia các buổi học bồi dưỡng chuyên môn về XLTHSP, các buổi hội thảo, tọa đàm…

- Rèn luyện bản thân

GV phải tự học cách làm chủ cảm xúc, học cách tự kiềm chế, học cách biết lắng nghe và thuyết phục để tạo cho bản thân một tâm thế bình tĩnh, sáng suốt khi XL các THSP, góp phần nâng cao hiệu quả XLTHSP của bản thân mình. Hơn thế nữa, GV thật sự cần có cái tâm và yêu nghề mến trẻ, luôn luôn tu dưỡng đạo đức nghề nghiệp để có thể XLTH một cách nhẹ nhàng, thấu tình đạt lý nhằm tạo cho trẻ sự tin tưởng và yêu quý cô giáo.

Có thể nói, biện pháp vận dụng lý thuyết vào thực tiễn của GV còn khá yếu, GV đa phần chỉ vận dụng theo cảm tính, chưa đầy đủ và chưa bám sát lý thuyết. Bên cạnh đó, GV cũng chưa chú ý học hỏi kinh nghiệm nhiều thông qua tài liệu cũng như thực tiễn và cũng chưa chú trọng rèn luyện bản thân. Do đó, GV cần khắc phục tốt những nhược điểm này để có thể khắc phục tình trạng thiếu kinh nghiệm XLTHSP của GV.

3.3.3. XLTHSP theo định hướng “Lấy trẻ làm trung tâm” dựa trên phương pháp giáo dục Montessori

Áp dụng triệt để biện pháp XLTH theo định hướng “Lấy trẻ làm trung tâm” dựa trên phương pháp giáo dục Montessori nhằm thể hiện sự “tôn trọng trẻ”, để trẻ là người đưa ra suy nghĩ và đề xuất cách XLTH, GV sẽ không có sự áp đặt, ép buộc nào với trẻ và GV tuyệt nhiên không XLTH theo suy nghĩ chủ quan của bản thân. Đó cũng là một trong những biện pháp XLTH hay nhằm hạn chế những yếu kém/ sai lầm khi XLTHSP dẫn đến nguyên nhân bạo hành trẻ.

-Tôn trọng trẻ

trọng: “Trẻ em là con người đáng kính trọng, vượt trội hơn vì chúng trong sáng và có khả năng vượt trội trong tương lai” (Maria Montessori, 1914).

Có rất nhiều cách để thể hiện sự tôn trọng đối với trẻ nhưng một nguyên tắc chung GV luôn luôn phải làm là “hãy thu nhỏ mình lại” để cư xử với trẻ như một người hoàn toàn độc lập và từ đó hiểu được điều trẻ mong muốn.

GV tôn trọng trẻ bằng cách tạo cho trẻ cơ hội để trẻ tự suy nghĩ, học hỏi, tự XL các TH.... Thông qua sự tự do lựa chọn, trẻ có thể phát triển các kĩ năng và khả năng cần thiết để trở thành những người học, người XLTH tự tin.

Từ nền tảng trên, GV cần biết tôn trọng trẻ mọi lúc mọi nơi, trong mọi TH luôn đặt mình vào vị trí của trẻ để XLTH, tạo cơ hội cho trẻ tự XLTH, không cấm cản trẻ hoạt động theo sở thích… đó là một trong những biện pháp rất hay mà GV cần học tập và áp dụng khi XL các TH của trẻ tại lớp học.

- Để trẻ tự lập và chủ động

Thực tế cho thấy những năm đầu đời là những năm rất quan trọng giúp trẻ hình thành nhân cách. Vì vậy việc trang bị những kỹ năng giúp trẻ biết cách XL các TH thông thường và chủ động trong cuộc sống sau này là mục tiêu giáo dục theo phương pháp Montesori hướng tới.

Khác với phương pháp giáo dục truyền thống, phương pháp giáo dục Montessori đặc biệt nhấn mạnh vai trò của tính chủ động, tự lập, khơi gợi tiềm năng và định hình nhân cách trẻ. Trẻ được chủ động tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh theo mong muốn, GV lúc này đóng vai trò là người hướng dẫn. Trẻ tự lập thông qua việc được tự học cách chăm sóc bản thân từ việc nhỏ nhất như: rửa tay, thay quần áo, sắp xếp đồ dùng - giáo cụ ngăn nắp, gọn gàng cho đến việc tự thỏa hiệp với bạn trong các TH chơi… thay vì nhờ GV hay người lớn làm giúp (William Safire and Leonard Safir, 1990)

Dựa vào nền tảng này, GV cần để trẻ tự lập và chủ động trong các hoạt động từ cá nhân đến tập thể, nên để trẻ tự lập và chủ động XL các TH xảy ra khi tham gia các hoạt động, GV chỉ là người hướng dẫn khi cần thiết.

Tóm lại, GV hiện nay còn chưa biết tôn trọng trẻ, chưa để trẻ tự lập và chủ động XL các TH bởi lẽ GV luôn luôn có suy nghĩ “trẻ còn nhỏ” không biết gì và

chưa thể làm được gì, đó chính là hạn chế lớn của GV. Do đó, GV cần phải thay đổi quan điểm, tích cực áp dụng biện pháp XLTH theo định hướng “Lấy trẻ làm trung tâm” dựa trên các yếu tố của phương pháp giáo dục Montessori, cụ thể hơn là luôn tôn trọng trẻ, để trẻ tự lập và chủ động trong XL các TH.

3.4. Quá trình tiến hành thử nghiệm 3.4.1. Chọn mẫu thử nghiệm 3.4.1. Chọn mẫu thử nghiệm

Trường MN Hoa Hồng với 4 lớp làm thử nghiệm gồm: 1 lớp lá, 1 lớp chồi, 1 lớp mầm, 1 nhóm trẻ 24- 36 tháng và 8 GV, 2 CBQL cùng tham gia thử nghiệm.

3.4.2. Thời gian thử nghiệm

Từ 15/05/2018 đến ngày 15/09/2018

3.4.3. Quan sát ngẫu nhiên trước thử nghiệm một số hoạt động tại 4 nhóm lớp nhóm lớp

Mời 2 CBQL và 8 GV tham gia thử nghiệm cùng quan sát, nhận xét về cách XLTHSP của GV trước thử nghiệm để đưa ra đánh giá về cách XLTHSP của GV trước thử nghiệm.

Sau khi tổng hợp các kết quả quan sát, để đánh giá XLTHSP trước thử nghiệm tác giả tiến hành đánh giá các TH phát sinh từ các hoạt động: Hoạt động làm quen văn học, hoạt động làm quen với toán, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, hoạt động kỹ năng sống, hoạt động chơi tự do, hoạt động thể dục sáng, hoạt động trả trẻ.

- Hoạt động làm quen văn học: Có 2 TH xảy ra với trẻ 3-4 tuổi

TH trẻ khóc và không chịu học: Khi xảy ra TH này GV đã mắng trẻ, tuy nhiên trẻ vẫn khóc nên lúc này GV hỏi mới biết trẻ bị đau họng. Qua đây cho thấy, GV quá vội vàng trong việc XLTH, không tìm hiểu lý do trước khi mắng trẻ.

TH trẻ đọc leo khi GV đang đọc bài: Khi xảy ra TH này GV đã quát mắng trẻ đọc leo đồng thời giữ trật tự lớp học, sau đó, trẻ nói đã học bài GV đang dạy ở nhà và được GV mời lên trước lớp đọc cho cả lớp nghe. Qua đây cho thấy, GV cũng quá vội vàng trong việc XLTH, không tìm hiểu lý do trước khi mắng trẻ.

- Hoạt động làm quen với toán: Có 3 TH xảy ra với trẻ 5- 6 tuổi

GV lại chủ động trả lời luôn. Qua đây cho thấy, GV chỉ hỏi trẻ cho có hỏi chứ không quan tâm, tạo cơ hội cho trẻ được trả lời.

 TH trẻ giờ tay không đúng theo yêu cầu của GV: GV phát hiện trẻ giơ tay không đúng và bảo trẻ giơ tay lại cho đúng. Qua đây cho thấy, GV XLTH nhanh, không tạo cơ hội cho trẻ tự phát hiện ra cái trẻ chưa làm được so với các bạn.

 TH kết thúc trò chơi khi trẻ đang hào hứng và muốn tiếp tục chơi nữa: Các trẻ đang hào hứng với trò chơi nhưng GV lại chuyển sang trò chơi khác. Điều này thể hiện GV XLTH theo ý chủ quan của mình, không chú ý đến cảm xúc của trẻ.

- Hoạt động góc: Có 6 TH xảy ra với trẻ 4-5 tuổi

 TH trẻ chưa trả lời được câu hỏi GV đưa ra: Khi GV hỏi lớp có những góc chơi nào thì trẻ đang quan sát, suy nghĩ, chưa trả lời được ngay, GV liền trả lời luôn và chỉ dẫn các góc chơi của lớp, có 5 góc chơi: Góc học tập, góc xây dựng, góc phân vai, góc âm nhạc, góc thiên nhiên. Qua đây cho thấy, GV cũng quá vội vàng trong việc XLTH, chưa cho trẻ quan sát và suy nghĩ để trả lời.

 TH trẻ muốn chơi góc khác sau khi chọn góc chơi: GV nhắc nhở trẻ vào đúng góc chơi đã chọn ban đầu và không hỏi nguyên nhân tại sao không thích chơi góc đã chọn. Qua đây cho thấy, GV cũng chưa linh hoạt cho trẻ được thay đổi góc chơi theo ý thích.

 TH trẻ chưa hoàn thành xong góc xây dựng: GV đã giúp trẻ hoàn thành xong góc xây dựng. Qua đây cho thấy, GV cũng XL nhanh TH theo ý chủ quan của bản thân bằng cách làm giúp trẻ cho nhanh.

 TH trẻ dành đồ chơi trong hoạt động góc: GV hỏi các trẻ vì sao dành đồ chơi và khuyên nhủ trẻ dành đồ chơi trả đồ chơi lại cho bạn. Qua đây cho thấy, GV đã chủ động XL luôn TH, chưa tạo cơ hội cho trẻ tự XLTH với nhau.

 TH trẻ không chịu đóng vai đã phân mà tự mình chọn vai khác: GV phát hiện trẻ không chịu đóng vai đã phân và muốn đóng vai khác, GV đã mắng, quát trẻ không thực hiện đúng vai đã được phân. Như vậy, GV đã áp đặt trẻ, chưa tôn trọng trẻ và không tạo cơ hội cho trẻ thể hiện theo sở thích của trẻ.

 TH trẻ không dọn dẹp đồ chơi khi chơi xong: Khi GV phát hiện trẻ không chịu dọn dẹp đồ chơi liền quát mắng và phạt trẻ, sau đó nhắc nhở trẻ không được tái phạm. Qua đây cho thấy, GV XLTH nhanh bằng cách mắng, phạt trẻ.

- Hoạt động ngoài trời:Có 3 TH xảy ra với trẻ 4- 5 tuổi

 TH trẻ chưa trả lời được câu hỏi của GV: GV đặt câu hỏi nhưng trẻ trả lời chưa chính xác và GV bảo trẻ trả lời sai rồi mà không giải thích cho trẻ lý do vì sao trẻ trả lời không đúng. Qua đây cho thấy, GV quá vội vàng trong việc XLTH, không cho trẻ biết được vì sao câu trả lời của trẻ chưa chính xác.

 TH trẻ làm bể bong bóng và vung bột xuống bàn bẩn, GV bảo trẻ đi lấy khăn lau bàn, trẻ vừa lau bàn vừa bị GV mắng và phạt vào lòng bàn tay trẻ. Qua đây cho thấy, GV XLTH nhanh bằng cách mắng, phạt trẻ, GV không giải thích cho trẻ biết nguyên nhân dẫn đến việc trẻ làm bể bong bóng để trẻ hiểu và rút kinh nghiệm cho những lần sau.

 TH trẻ muốn làm thí nghiệm khác với các bạn: Có 1 trẻ muốn làm thí nghiệm khác với các bạn khác trong lớp nhưng GV không để trẻ được làm thí nghiệm khác. Qua đây cho thấy, GV XLTH một cách chủ quan, áp đặt trẻ làm theo những gì mình chuẩn bị, không chú ý đến sở thích và mong muốn của trẻ.

- Hoạt động kỹ năng sống: Có 4 TH xảy ra với trẻ 5- 6 tuổi

 TH trẻ chưa trả lời câu hỏi của GV: GV đặt câu hỏi nhưng trẻ chưa kịp trả lời thì GV đã tự mình trả lời. Qua đây cho thấy, GV quá vội vàng trong XLTH, không cho trẻ cơ hội tự suy nghĩ trả lời.

 TH trẻ làm rớt vật dụng xuống đất: GV nhìn thấy trẻ làm rơi vật dụng xuống đất liền nói trẻ nhặt lên ngay. Qua đây cho thấy, GV quá vội vàng trong XLTH, không cho trẻ tự XLTH đơn giản trong khả năng trẻ.

 TH trẻ muốn lấy vật dụng ở xa tầm tay của trẻ: Khi GV nghe trẻ đề cập đến việc muốn lấy vật dụng ở xa thì GV khuyên và hỗ trợ trẻ tiếp tục làm mà không cần đến vật dụng ở xa tầm tay trẻ. Qua đây cho thấy, GV XL theo cách chủ quan của mình, không chú ý đến mong muốn của trẻ.

 TH trẻ không ăn rau được: Khi trẻ đề cập đến việc trẻ không ăn rau được thì GV khuyên trẻ không bỏ rau vào thức ăn. Qua đây cho thấy, GV XLTH nhanh, theo ý thích của trẻ.

- Hoạt động chơi tự do: Có 3 TH xảy ra với trẻ 25- 36 tháng

 TH trẻ chưa biết chơi trò chơi gì: Đến giờ GV cho trẻ ra sân chơi, nhưng có 1 số trẻ không biết chơi trò gì, GV chỉ biết nhắc các trẻ hãy đi chơi đi. Qua đây cho thấy, GV XLTH nhanh, không lại gần hỏi thăm, gợi ý trẻ tham gia trò chơi.

 TH trẻ dành nhau đồ chơi: Khi nhìn thấy trẻ dành đồ chơi thì GV phạt trẻ dành đồ chơi của bạn và nhắc nhở chỉ 1 bạn chơi thôi. Qua đây cho thấy, GV XL nhanh bằng cách phạt trẻ.

 TH trẻ không biết chơi trò chơi mình đang chơi: Khi GV thấy trẻ chưa biết chơi trò chơi mình đang chơi thì liền đến hỗ trợ các trẻ chơi. Qua đây cho thấy, GV XLTH nhanh, theo ý thích của trẻ.

- Hoạt động thể dục sáng: Có 3 THxảy ra với trẻ 25- 36 tháng

 TH trẻ không tham gia và ngồi một chỗ: Khi thấy trẻ không tham gia tập thể dục sáng, GV liền đến quát mắng mà không chịu hỏi lý do vì sao. Qua đây cho thấy, GV XLTH quá vội vàng theo ý chủ quan của mình, không khuyên bảo trẻ.

 TH trẻ không tuân thủ quy tắc khi tập thể dục sáng mà làm theo sở thích của trẻ: Khi thấy trẻ không tuân thủ quy tắc khi tập thể dục sáng, GV đã quát mắng và phạt trẻ, không cho tham gia thể dục sáng nữa. Qua đây cho thấy, GV XLTH không

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng xử lý tình huống sư phạm của giáo viên các trường mầm non ngoài công lập tại thành phố thủ dầu một​ (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)