XLTHSP của GVMN
Tác giả tiến hành phân tích khả năng nhạy bén, sáng suốt khi lựa chọn cách XLTHSP của GVMN thông qua các yếu tố như: Khả năng làm chủ cảm xúc; Khả năng tự kiềm chế; Khả năng biết lắng nghe và Khả năng thuyết phục.
Bảng 2.15. Điểm đánh giá Khả năng làm chủ cảm xúc (Bảo Thắng, 2006 & Bùi Văn Huệ, Nguyễn Trí, Nguyễn Trọng Hoàn, Hoàng Thị Xuân Hoa, 2001)
Khả năng làm chủ cảm xúc Điểm đánh giá trung bình CX1: Tôi thường phạt trẻ ngay khi trẻ có lời lẽ hoặc hành vi tỏ
ra vô lễ đối với tôi 1,93
CX2: Tôi hoàn toàn bình tĩnh để cố gắng tìm ra cách XL khi
gặp TH gay cấn 1,20
CX3: Khi vui hoặc buồn tôi vẫn luôn sáng suốt trong công việc 1,13 CX4: Rất bình tĩnh khi có người nói về tôi không đúng một điều
gì đó 1,40
CX5: Khi trẻ sai phạm tôi nổi nóng và phạt trẻ ngay lập tức 2,29 CX6: Tôi bình tĩnh, nhẹ nhàng tìm hiểu nguyên nhân trẻ sai
phạm để có cách XL phù hợp 1,11
CX7: Khi có TH xảy ra tôi hấp tấp, vội vàng XL ngay không
cần suy nghĩ 2,58
CX8: Không vì áp lực công việc mà tôi trút giận lên trẻ 2,40
Nguồn: Kết quả Phân tích SPSS
Nguồn: Kết quả Phân tích SPSS
Đối với Khả năng làm chủ cảm xúc: Kết quả phân tích cho thấy khả năng làm chủ cảm xúc của các GV đạt ở mức trung bình, cụ thể các đánh giá về các tiêu chí thuộc yếu tố này như sau:
Đánh giá tiêu chí “Tôi thường phạt trẻ ngay khi trẻ có lời lẽ hoặc hành vi tỏ ra vô lễ đối với tôi”: Theo ý kiến khảo sát cho thấy, có 23 GV (chiếm tỷ lệ 15,4%) đánh giá họ thường xuyên thực hiện tiêu chí này, có 113 GV (chiếm tỷ lệ 75,8%) đôi khi thực hiện tiêu chí này và có 13 GV (chiếm tỷ lệ 8,7%) không bao giờ thực hiện tiêu chí này. Như vậy, tỷ lệ đánh giá tiêu chí này đạt ở mức đôi khi thực hiện. Điều này trùng khớp với quan sát thực tế, đa phần GV đều phạt trẻ ngay lập tức khi trẻ hỗn hay vô lễ với cô.
Đánh giá tiêu chí “Tôi hoàn toàn bình tĩnh để cố gắng tìm ra cách XL khi gặp TH gay cấn”: Theo ý kiến khảo sát cho thấy, có 119 GV (chiếm tỷ lệ 79,9%) đánh giá họ thường xuyên thực hiện tiêu chí này, có 30 GV (chiếm tỷ lệ 20,1%) đôi khi thực hiện tiêu chí này và không có GV nào không bao giờ thực hiện tiêu chí này. Như vậy, tỷ lệ đánh giá tiêu chí này đạt ở mức thường xuyên thực hiện. Tuy nhiên, thực tế quan sát cho thấy hầu như các GV trẻ chưa có kinh nghiệm thường vội vàng, hấp tấp và nóng vội khi XL các TH gay cấn, số ít GV có kinh nghiệm bình tĩnh hơn.
Đánh giá tiêu chí “Khi vui hoặc buồn tôi vẫn luôn sáng suốt trong công việc”: Theo ý kiến khảo sát cho thấy, có 130 GV (chiếm tỷ lệ 87,2%) đánh giá họ thường xuyên thực hiện tiêu chí này, có 19 GV (chiếm tỷ lệ 12,8%) đôi khi thực hiện tiêu chí này và không có GV nào không bao giờ thực hiện tiêu chí này. Như vậy, tỷ lệ đánh giá tiêu chí này đạt ở mức thường xuyên thực hiện.
Đánh giá tiêu chí “Rất bình tĩnh khi có người nói về tôi không đúng một điều gì đó”: Theo ý kiến khảo sát cho thấy, có 91 GV (chiếm tỷ lệ 61,1%) đánh giá họ thường xuyên thực hiện tiêu chí này, có 56 GV (chiếm tỷ lệ 37,6%) đôi khi thực hiện tiêu chí này và có 2 GV (chiếm tỷ lệ 1,3%) không bao giờ thực hiện tiêu chí này. Như vậy, tỷ lệ đánh giá tiêu chí này đạt ở mức thường xuyên thực hiện.
Đánh giá tiêu chí “Khi trẻ sai phạm tôi nổi nóng và phạt trẻ ngay lập tức”: Theo ý kiến khảo sát cho thấy, có 8 GV (chiếm tỷ lệ 5,4%) đánh giá họ thường xuyên thực hiện tiêu chí này, có 90 GV (chiếm tỷ lệ 60,4%) đôi khi thực hiện tiêu chí
này và có 51 GV (chiếm tỷ lệ 34,2%) không bao giờ thực hiện tiêu chí này. Như vậy, tỷ lệ đánh giá tiêu chí này đạt ở mức đôi khi thực hiện. Điều này phù hợp với kết quả quan sát thực tế cũng như phỏng vấn trẻ. Đa số các trẻ đều trả lời cô phạt khi con hư.
Đánh giá tiêu chí “Tôi bình tĩnh, nhẹ nhàng tìm hiểu nguyên nhân trẻ sai phạm để có cách XL phù hợp”: Theo ý kiến khảo sát cho thấy, có 134 GV (chiếm tỷ lệ 89.9%) đánh giá họ thường xuyên thực hiện tiêu chí này, có 13 GV (chiếm tỷ lệ 8,7%) đôi khi thực hiện tiêu chí này và có 2 GV (chiếm tỷ lệ 1,3%) không bao giờ thực hiện tiêu chí này. Như vậy, tỷ lệ đánh giá tiêu chí này đạt ở mức thường xuyên thực hiện. Tuy nhiên, thực tế quan sát cho thấy phần lớn GV đều không chịu khó tìm hiểu sâu xa nguyên nhân mà thường chỉ hỏi trẻ một vài câu cho có hỏi, trẻ có trả lời hay không GV cũng không chú ý nhiều mà thường XL nhanh gọn theo cách của GV.
Đánh giá tiêu chí “Khi có TH xảy ra tôi hấp tấp, vội vàng XL ngay không cần suy nghĩ”: Theo ý kiến khảo sát cho thấy, có 9 GV (chiếm tỷ lệ 6%) đánh giá họ
thường xuyên thực hiện tiêu chí này, có 44 GV (chiếm tỷ lệ 29,5%) đôi khi thực hiện tiêu chí này và có 96 GV (chiếm tỷ lệ 64,4%) không bao giờ thực hiện tiêu chí này. Như vậy, tỷ lệ đánh giá tiêu chí này đạt ở mức không bao giờ thực hiện. Thực tế quan sát, các GV thường XLTH rất nhanh, không kịp quan sát trẻ kỹ và không cho trẻ cơ hội tự XLTH mà GV thường không suy nghĩ, vội vàng XL theo thói quen của cô.
Đánh giá tiêu chí “Không vì áp lực công việc mà tôi trút giận lên trẻ”: Theo ý
kiến khảo sát cho thấy, có 36 GV (chiếm tỷ lệ 24,2%) đánh giá họ thường xuyên thực hiện tiêu chí này, có 18 GV (chiếm tỷ lệ 12,1%) đôi khi thực hiện tiêu chí này và có 95 GV (chiếm tỷ lệ 63,8%) không bao giờ thực hiện tiêu chí này. Như vậy, tỷ lệ đánh giá tiêu chí này đạt ở mức không bao giờ thực hiện. Tuy nhiên, thực tế quan sát và phỏng vấn GV cho thấy áp lực công việc cũng ảnh hưởng khá nhiều đến cách XLTHSP của họ. Cụ thể, khi công việc bình thường, thoải mái thì GV nhẹ nhàng, vui vẻ với trẻ hơn nhưng khi công việc quá nhiều và áp lực thì GV thường hay nổi nóng, cáu gắt khi trẻ làm không vừa ý cô.
Bảng 2.16. Điểm đánh giá Khả năng tự kiềm chế (Bảo Thắng, 2006 & Bùi Văn Huệ et al., 2001)
Khả năng tự kiềm chế Điểm đánh giá trung bình KC1: Tôi cắt ngang lời trẻ ngay lập tức khi trẻ trả lời những điều
không đúng yêu cầu của tôi 2,57
KC2: Khi trẻ nói chuyện bối rối tôi càng ít tác động vào trẻ 2,50 KC3: Không phải trẻ nào cũng biết ngay mình phải làm gì? Làm
như thế nào? Vì thế phải chỉ dẫn, khuyên bảo chúng 1,15 KC4: Tôi biết cách dỗ dành và an ủi trẻ khi chúng có điều gì lo
lắng, buồn phiền 1,15
KC5: Tôi chưa biết cách ngăn cản khi một trẻ nào đó đang tức
giận 2,31
KC6: Tôi rất khó chịu khi phải nhìn trẻ của mình loay hoay mặc
mãi cái quần của chúng 2,38
KC7: Khi có người rất xúc động trình bày với tôi một điều gì đó,
tôi sẵn lòng lắng nghe 1,17
KC8: Tôi cảm thấy áy náy khi xen vào chuyện người khác 1,57
Nguồn: Kết quả Phân tích SPSS
Hình 2.11. Đánh giá về Khả năng tự kiềm chế của GV
Đối với Khả năng tự kiềm chế: Kết quả phân tích cho thấy khả năng tự kiềm chế của các GV đạt ở mức trung bình, cụ thể các đánh giá về các tiêu chí thuộc yếu tố này như sau:
Đánh giá tiêu chí “Tôi cắt ngang lời trẻ ngay lập tức khi trẻ trả lời những điều không đúng yêu cầu của tôi”: Theo ý kiến khảo sát cho thấy, có 8 GV (chiếm tỷ lệ 5,4%) đánh giá họ thường xuyên thực hiện tiêu chí này, có 48 GV (chiếm tỷ lệ 32,2%) đôi khi thực hiện tiêu chí này và có 93 GV (chiếm tỷ lệ 62,4%) không bao giờ thực hiện tiêu chí này. Như vậy, tỷ lệ đánh giá tiêu chí này đạt ở mức không bao giờ thực hiện. Điều này đúng với thực tế quan sát, hầu hết GV khi đặt câu hỏi trong lúc tổ chức các hoạt động cho trẻ GV đều lắng nghe trẻ trả lời hết ý của trẻ, mặc dù trẻ đang trả lời sai nhưng GV không cắt ngang lời trẻ ngay lúc đó.
Đánh giá tiêu chí “Khi trẻ nói chuyện bối rối tôi càng ít tác động vào trẻ”:
Theo ý kiến khảo sát cho thấy, có 24 GV (chiếm tỷ lệ 16,1%) đánh giá họ thường xuyên thực hiện tiêu chí này, có 54 GV (chiếm tỷ lệ 36,2%) đôi khi thực hiện tiêu chí này và có 71 GV (chiếm tỷ lệ 47,7%) không bao giờ thực hiện tiêu chí này. Như vậy, tỷ lệ đánh giá tiêu chí này đạt ở mức không bao giờ thực hiện. Điều này hoàn toàn
đúng với quan sát thực tế, hầu hết GV khi thấy trẻ bối rối thường hay đặt các câu hỏi liên tiếp như muốn giúp trẻ giải quyết sự bối rối của trẻ chứ GV ít khi nào chịu khó nhẫn nại quan sát và lắng nghe khi trẻ nói chuyện bối rối.
Đánh giá tiêu chí “Không phải trẻ nào cũng biết ngay mình phải làm gì? Làm như thế nào? Vì thế phải chỉ dẫn, khuyên bảo chúng”: Theo ý kiến khảo sát cho thấy, có 129 GV (chiếm tỷ lệ 86,6%) đánh giá họ thường xuyên thực hiện tiêu chí này, có 18 GV (chiếm tỷ lệ 12,1%) đôi khi thực hiện tiêu chí này và có 2 GV (chiếm tỷ lệ 1,3%) không bao giờ thực hiện tiêu chí này. Như vậy, tỷ lệ đánh giá tiêu chí này đạt ở mức thường xuyên thực hiện. Điều này hoàn toàn trùng khớp với thực tế quan sát, hầu như tất cả các GV đều giải thích, chỉ dẫn và giúp trẻ từ những hoạt động đơn giản nhất ví như GV chỉ dẫn trẻ từ cách xúc cơm, đánh răng, rửa tay, lau mặt đến cách cầm bút, tô màu…đặc biệt khi trẻ thực hiện chưa đúng GV vẫn tiếp tục giải thích, khuyên bảo trẻ làm cho đúng.
Đánh giá tiêu chí “Tôi biết cách dỗ dành và an ủi trẻ khi chúng có điều gì lo lắng, buồn phiền”: Theo ý kiến khảo sát cho thấy, có 130 GV (chiếm tỷ lệ 87,2%) đánh giá họ thường xuyên thực hiện tiêu chí này, có 16 GV (chiếm tỷ lệ 10,7%) đôi khi thực hiện tiêu chí này và có 3 GV (chiếm tỷ lệ 2%) không bao giờ thực hiện tiêu chí này. Như vậy, tỷ lệ đánh giá tiêu chí này đạt ở mức thường xuyên thực hiện. Điều này trùng khớp với quan sát thực tế, đa số GV khi thấy trẻ khóc, lo lắng, buồn thì GV thường hay động viên, dỗ dành và an ủi trẻ để trẻ yên tâm và tin tưởng vào cô hơn. Điều này thể hiện rất rõ ở những tình huống GV tiếp nhận trẻ mới đi học hay những trẻ đi học hay khóc nhè.
Đánh giá tiêu chí “Tôi chưa biết cách ngăn cản khi một trẻ nào đó đang tức giận”: Theo ý kiến khảo sát cho thấy, có 22 GV (chiếm tỷ lệ 14,8%) đánh giá họ thường xuyên thực hiện tiêu chí này, có 59 GV (chiếm tỷ lệ 39,6%) đôi khi thực hiện tiêu chí này và có 68 GV (chiếm tỷ lệ 45,6%) không bao giờ thực hiện tiêu chí này. Như vậy, tỷ lệ đánh giá tiêu chí này đạt ở mức nhiều khi không bao giờ thực hiện. Điều này phù hợp với thực tế quan sát, đa phần GV đều biết giúp đỡ, hỗ trợ kịp thời trẻ khi trẻ tức giận. Ví dụ: Trẻ tức giận khi bị bạn dành đồ chơi cô kịp thời ngăn cản
không để 2 bạn xung đột và bảo bạn dành đồ chơi trả cho trẻ và trẻ không còn tức giận nữa.
Đánh giá tiêu chí “Tôi rất khó chịu khi phải nhìn trẻ của mình loay hoay mặc mãi cái quần của chúng”: Theo ý kiến khảo sát cho thấy, có 19 GV (chiếm tỷ lệ 12,8%) đánh giá họ thường xuyên thực hiện tiêu chí này, có 54 GV (chiếm tỷ lệ 36,2%) đôi khi thực hiện tiêu chí này và có 76 GV (chiếm tỷ lệ 51%) không bao giờ thực hiện tiêu chí này. Như vậy, tỷ lệ đánh giá tiêu chí này đạt ở mức nhiều khi không bao giờ thực hiện. Điều này không khớp với quan sát thực tế, phần lớn các GV thường làm thay trẻ khi trẻ không làm được vì các cô luôn suy nghĩ trẻ còn nhỏ có làm được đâu, thôi thì giúp trẻ làm cho nhanh để còn làm việc khác.
Đánh giá tiêu chí “Khi có người rất xúc động trình bày với tôi một điều gì đó, tôi sẵn lòng lắng nghe”: Theo ý kiến khảo sát cho thấy, có 127 GV (chiếm tỷ lệ 85.2%) đánh giá họ thường xuyên thực hiện tiêu chí này, có 19 GV (chiếm tỷ lệ 12,8%) đôi khi thực hiện tiêu chí này và có 3 GV (chiếm tỷ lệ 2%) không bao giờ thực hiện tiêu chí này. Như vậy, tỷ lệ đánh giá tiêu chí này đạt ở mức thường xuyên thực hiện.
Đánh giá tiêu chí “Tôi cảm thấy áy náy khi xen vào chuyện người khác”: Theo ý kiến khảo sát cho thấy, có 76 GV (chiếm tỷ lệ 51%) đánh giá họ thường xuyên thực hiện tiêu chí này, có 61 GV (chiếm tỷ lệ 40,9%) đôi khi thực hiện tiêu chí này và có 12 GV (chiếm tỷ lệ 8,1%) không bao giờ thực hiện tiêu chí này. Như vậy, tỷ lệ đánh giá tiêu chí này đạt ở mức thường xuyên thực hiện.
Bảng 2.17. Điểm đánh giá Khả năng biết lắng nghe (Bảo Thắng, 2006 & Bùi Văn Huệ et al., 2001)
Khả năng biết lắng nghe Điểm đánh giá trung bình LN1: Tôi để ý đến chỗ ngập ngừng, lưỡng lự, khó nói ra của
trẻ khi chúng tiếp xúc với tôi vì những chỗ đó tôi thấy có nhiều thông tin quan trọng về chúng hơn cả những điều chúng nói ra
Khả năng biết lắng nghe Điểm đánh giá trung bình LN2: Tôi phán đoán đúng trẻ của tôi muốn nói gì khi chúng cứ
vòng vo nói mãi do ngại một điều gì đó… 1,46 LN3: Tôi không thể diễn đạt chính xác ý đồ của ai khi họ trình
bày với tôi một điều gì đó không được khúc chiết 2,19 LN4: Tôi suy nghĩ việc riêng trong khi đang tiếp xúc, nói
chuyện với người khác 2,55
LN5: Tôi có thể nhắc lại bằng lời của mình những gì mà người
tiếp xúc nói với tôi 1,60
LN6: Khi trò chuyện với người khác, tôi biết lúc nào mình nói,
lúc nào mình phải nghe 1,21
LN7: Tôi tỏ ra khó chịu khi phải nghe người khác nói những
chuyện tôi không hề quan tâm 2,21
LN8: Tôi là người rất thích nghe những câu hỏi ngây thơ của
trẻ con 1,16
Nguồn: Kết quả Phân tích SPSS
Nguồn: Kết quả Phân tích SPSS
Đối với Khả năng biết lắng nghe: Kết quả phân tích cho thấy Khả năng biết lắng nghe của các GV đạt ở mức trung bình, cụ thể các đánh giá về các tiêu chí thuộc yếu tố này như sau:
Đánh giá tiêu chí “Tôi để ý đến chỗ ngập ngừng, lưỡng lự, khó nói ra của trẻ khi chúng tiếp xúc với tôi vì những chỗ đó tôi thấy có nhiều thông tin quan trọng về chúng hơn cả những điều chúng nói ra”: Theo ý kiến khảo sát cho thấy, có 103 GV (chiếm tỷ lệ 69,1%) đánh giá họ thường xuyên thực hiện tiêu chí này, có 41 GV (chiếm tỷ lệ 27,5%) đôi khi thực hiện tiêu chí này và có 5 GV (chiếm tỷ lệ 3,4%) không bao giờ thực hiện tiêu chí này. Như vậy, tỷ lệ đánh giá tiêu chí này đạt ở mức thường xuyên thực hiện. Tuy nhiên, thực tế quan sát cho thấy GV thường ít chú ý khi trẻ ngập ngừng, lưỡng lự, khó nói mà GV thường XL nhanh cho xong TH. Ví dụ: Trẻ vừa khóc vừa ngập ngừngchưa nói được điều trẻ mong muốn thì GV không chờ đợi mà tự dỗ trẻ nín bằng cách của cô như phạt hay cho bánh, kẹo…
Đánh giá tiêu chí “Tôi phán đoán đúng trẻ của tôi muốn nói gì khi chúng cứ vòng vo nói mãi do ngại một điều gì đó…”: Theo ý kiến khảo sát cho thấy, có 84 GV (chiếm tỷ lệ 56,4%) đánh giá họ thường xuyên thực hiện tiêu chí này, có 62 GV (chiếm tỷ lệ 41,6%) đôi khi thực hiện tiêu chí này và có 3 GV (chiếm tỷ lệ 2%) không bao giờ thực hiện tiêu chí này. Như vậy, tỷ lệ đánh giá tiêu chí này đạt ở mức thường xuyên thực hiện. Điều này phù hợp với quan sát thực tế, GV nhanh nhạy và đúng trong việc đoán biết trẻ mình đang muốn gì khi chúng vòng vo chưa thể hiện