Thông qua bảng hỏi một số CBQL, tổ trưởng chuyên môn và GVMN có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề sau quá trình thử nghiệm.
- Kết quả thông tin cá nhân các đối tượng khảo sát
Để thực hiện việc đánh giá tính khả thi của các biện pháp áp dụng cho việc XLTHSP tại các trường MNNCL tại TP. Thủ Dầu Một, tác giả tiến hành khảo sát 30 đối tượng là CBQL, tổ trưởng chuyên môn và GV có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, với 30 đối tượng được khảo sát thì thâm niên trung bình trong nghề là 12, 37 năm, có GV với thâm niên lên đến 28 năm và có GV thâm niên 7 năm là thấp nhất. Và trình độ các GV đều từ trung cấp trở lên; trong đó, có 12 GV được khảo sát có trình độ trung cấp (chiếm tỷ lệ 40, 0%), có 13 GV được khảo sát có trình độ cao đẳng
(chiếm tỷ lệ 43, 3%) và có 5 GV được khảo sát có trình độ đại học (chiếm tỷ lệ 16, 7%).
Nguồn: Kết quả Phân tích SPSS
Hình 3.1. Tỷ lệ trình độ các GV
Trong 30 đối tượng được khảo sát, có 6 đối tượng là hiệu trưởng (chiếm tỷ lệ 20, 0%), có 4 đối tượng là phó hiệu trưởng (chiếm tỷ lệ 13, 3%), có 6 đối tượng là tổ trưởng chuyên môn (chiếm tỷ lệ 20, 0%) và 14 đối tượng là GV (chiếm tỷ lệ 46, 7%).
Nguồn: Kết quả Phân tích SPSS
Hình 3.2. Tỷ lệ chức vụ
- Đánh giá tính khả thi của các biện pháp áp dụng cho việc XLTHSP ở các trường MNNCL tại TP. Thủ Dầu Một
Tác giả tiến hành đánh giá tính khả thi của các biện pháp áp dụng cho việc XLTHSP tại các trường MNNCL như: Đảm bảo sỉ số trẻ/lớp theo quy định; đảm bảo định biên GV/lớp theo quy định; Cung cấp trang thiết bị dạy học, đồ dùng đồ chơi đầy đủ, phong phú và đa dạng; Sự hỗ trợ, quan tâm của BGH nhà trường đối với GV về tinh thần và vật chất; Tuyên truyền phụ huynh kết hợp tốt với GV trong việc
XLTHSP xảy ra tại lớp; GV vận dụng tốt lý thuyết XLTHSP vào thực tiễn; GV học hỏi kinh nghiệm XLTHSP qua tài liệu; GV học hỏi kinh nghiệm XLTHSP qua thực tiễn; GV phải tự học cách làm chủ cảm xúc, học cách tự kiềm chế, học cách biết lắng nghe và thuyết phục để tạo cho bản thân một tâm thế bình tĩnh, sáng suốt khi XL các THSP; GV luôn luôn tôn trọng trẻ và để trẻ tự lập, chủ động XLTHSP.
Bảng 3.2. Thang điểm đánh giá các biện pháp XLTHSP
1 2 3 4 5
Rất thấp Thấp Trung bình Cao Rất cao
Nguồn: Bảng khảo sát
Bảng 3.3. Điểm đánh giá trung bình các biện pháp XLTHSP
STT Các biện pháp XLTHSP Điểm đánh giá
trung bình
1 Đảm bảo sỉ số trẻ/lớp theo quy định 4, 37
2 Đảm bảo định biên GV/lớp theo quy định 4, 13
3 Cung cấp trang thiết bị dạy học, đồ dùng đồ chơi đầy đủ,
phong phú và đa dạng 4, 33
4 Sự hỗ trợ, quan tâm của BGH nhà trường đối với GV về
tinh thần và vật chất 4, 57
5 Tuyên truyền phụ huynh kết hợp tốt với GV trong việc
XLTHSP xảy ra tại lớp 4, 13
6 GV vận dụng tốt lý thuyết XLTHSP vào thực tiễn 4, 17
7 GV học hỏi kinh nghiệm XLTHSP qua tài liệu 4, 03
8 GV học hỏi kinh nghiệm XLTHSP qua thực tiễn 4, 53
9
GV phải tự học cách làm chủ cảm xúc, học cách tự kiềm chế, học cách biết lắng nghe và thuyết phục để tạo cho bản thân một tâm thế bình tĩnh, sáng suốt khi XL các THSP
4, 47
10 GV luôn luôn tôn trọng trẻ và để trẻ tự lập, chủ động
XLTHSP 4, 80
Đánh giá tính khả thi biện pháp “Đảm bảo sỉ số trẻ/lớp theo quy định”: Theo ý kiến khảo sát cho thấy, có 11 GV (chiếm tỷ lệ 36, 7%) đánh giá rất cao biện pháp này, có 19 GV (chiếm tỷ lệ 63, 3%) đánh giá cao biện pháp này, không có GV nào đánh giá trung bình và đánh giá thấp hoặc rất thấp biện pháp này. Như vậy, tỷ lệ đánh giá biện pháp này từ mức độ rất cao trở lên chiếm 36, 7%, do đó, biện pháp này được đánh giá là khả thi.
36.70%
63.30% Rất cao
Cao
Nguồn: Kết quả Phân tích SPSS
Hình 3.3. Đánh giá tính khả thi của biện pháp Đảm bảo sỉ số trẻ/lớp theo quy định
Đánh giá tính khả thi biện pháp “Đảm bảo định biên GV/lớp theo quy định”: Theo ý kiến khảo sát cho thấy, có 4 GV (chiếm tỷ lệ 13, 3%) đánh giá rất cao biện pháp này, có 26 GV (chiếm tỷ lệ 86, 7%) đánh giá cao biện pháp này, không có GV nào đánh giá trung bình và đánh giá thấp hoặc rất thấp biện pháp này.Như vậy, tỷ lệ đánh giá biện pháp này từ mức độ rất cao trở lên chiếm 13, 3%, do đó, biện pháp này được đánh giá là khả thi.
Nguồn: Kết quả Phân tích SPSS
Hình 3.4. Đánh giá tính khả thi của biện pháp đảm bảo định biên GV/lớp theo quy định
Đánh giá tính khả thi biện pháp “Cung cấp trang thiết bị dạy học, đồ dùng đồ chơi đầy đủ, phong phú và đa dạng”: Theo ý kiến khảo sát cho thấy, có 10 GV (chiếm tỷ lệ 33, 3%) đánh giá rất cao biện pháp này, có 20 GV (chiếm tỷ lệ 66, 7%) đánh giá cao biện pháp này, không có GV nào đánh giá trung bình và đánh giá thấp hoặc rất thấp biện pháp này. Như vậy, tỷ lệ đánh giá biện pháp này từ mức độ rất cao trở lên chiếm 33, 3%, do đó, biện pháp này được đánh giá là khả thi.
33.30% 66.70%
Rất cao Cao
Nguồn: Kết quả Phân tích SPSS
Hình 3.5. Đánh giá tính khả thi của biện pháp cung cấp trang thiết bị dạy học, đồ dùng đồ chơi đầy đủ, phong phú và đa dạng
Đánh giá tính khả thi biện pháp “Sự hỗ trợ, quan tâm của BGH nhà trường đối với GV về tinh thần và vật chất”: Theo ý kiến khảo sát cho thấy, có 19 GV (chiếm tỷ lệ 63,3%) đánh giá rất cao biện pháp này, có 9 GV (chiếm tỷ lệ 30,0%) đánh giá cao biện pháp này, có 2 GV (chiếm tỷ lệ 6,7%) đánh giá trung bình biện pháp này, không có GV nào đánh giá thấp hoặc rất thấp biện pháp này. Như vậy, tỷ lệ đánh giá biện pháp này từ mức độ rất cao trở lên chiếm 63,3%, do đó, biện pháp này được đánh giá là khả thi.
63.30% 30.00% 6.70% Rất cao Cao Trung bình Nguồn: Kết quả Phân tích SPSS
Hình 3.6. Đánh giá tính khả thi của biện pháp Sự hỗ trợ, quan tâm của BGH nhà trường đối với GV về tinh thần và vật chất
Đánh giá tính khả thi biện pháp “Tuyên truyền phụ huynh kết hợp tốt với GV trong việc XLTHSP xảy ra tại lớp”: Theo ý kiến khảo sát cho thấy, có 6 GV (chiếm tỷ lệ 20,0%) đánh giá rất cao biện pháp này, có 22 GV (chiếm tỷ lệ 73,3%) đánh giá cao biện pháp này, có 2 GV (chiếm tỷ lệ 6,7%) đánh giá trung bình biện pháp này, không có GV nào đánh giá thấp hoặc rất thấp biện pháp này. Như vậy, tỷ lệ đánh giá biện pháp này từ mức độ rất cao trở lên chiếm 20, 0%, do đó, biện pháp này được đánh giá là khả thi. 20.00% 73.30% 6.70% Rất cao Cao Trung bình Nguồn: Kết quả Phân tích SPSS
Hình 3.7. Đánh giá tính khả thi của biện pháp Tuyên truyền phụ huynh kết hợp tốt với GV trong việc XLTHSP xảy ra tại lớp
Đánh giá tính khả thi biện pháp “GV vận dụng tốt lý thuyết XLTHSP vào thực tiễn”: Theo ý kiến khảo sát cho thấy, có 8 GV (chiếm tỷ lệ 26,7%) đánh giá rất cao biện pháp này, có 19 GV (chiếm tỷ lệ 63, 3%) đánh giá cao biện pháp này, có 3 GV (chiếm tỷ lệ 10,0%) đánh giá trung bình biện pháp này, không có GV nào đánh giá thấp hoặc rất thấp biện pháp này. Như vậy, tỷ lệ đánh giá biện pháp này từ mức độ rất cao trở lên chiếm 26 7%, do đó, biện pháp này được đánh giá là khả thi.
26.70% 63.30% 10.00% Rất cao Cao Trung bình Nguồn: Kết quả Phân tích SPSS
Hình 3.8. Đánh giá tính khả thi của biện pháp GV vận dụng tốt lý thuyết XLTHSP vào thực tiễn
Đánh giá tính khả thi biện pháp “GV học hỏi kinh nghiệm XLTHSP qua tài liệu”: Theo ý kiến khảo sát cho thấy, có 6 GV (chiếm tỷ lệ 20,0%) đánh giá rất cao biện pháp này, có 19 GV (chiếm tỷ lệ 63,3%) đánh giá cao biện pháp này, có 5 GV (chiếm tỷ lệ 16,7%) đánh giá trung bình biện pháp này, không có GV nào đánh giá thấp hoặc rất thấp biện pháp này. Như vậy, tỷ lệ đánh giá biện pháp này từ mức độ rất cao trở lên chiếm 20, 0%, do đó, biện pháp này được đánh giá là khả thi.
20.00% 63.30% 16.70% Rất cao Cao Trung bình Nguồn: Kết quả Phân tích SPSS
Hình 3.9. Đánh giá tính khả thi của biện pháp GV học hỏi kinh nghiệm XLTHSP qua tài liệu
Đánh giá tính khả thi biện pháp “GV học hỏi kinh nghiệm XLTHSP qua thực tiễn”: Theo ý kiến khảo sát cho thấy, có 17 GV (chiếm tỷ lệ 56,7%) đánh giá rất cao biện pháp này, có 12 GV (chiếm tỷ lệ 40,0%) đánh giá cao biện pháp này, có 1 GV (chiếm tỷ lệ 3,3%) đánh giá trung bình biện pháp này, không có GV nào đánh giá thấp hoặc rất thấp biện pháp này. Như vậy, tỷ lệ đánh giá biện pháp này từ mức độ rất cao trở lên chiếm 56,7%, do đó, biện pháp này được đánh giá là khả thi.
56.70% 40.00% 3.30% Rất cao Cao Trung bình Nguồn: Kết quả Phân tích SPSS
Đánh giá tính khả thi biện pháp “GV phải tự học cách làm chủ cảm xúc, học cách tự kiềm chế, học cách biết lắng nghe và thuyết phục để tạo cho bản thân một tâm thế bình tĩnh, sáng suốt khi XLTHSP”: Theo ý kiến khảo sát cho thấy, có 14 GV (chiếm tỷ lệ 46,7%) đánh giá rất cao biện pháp này, có 16 GV (chiếm tỷ lệ 53,3%) đánh giá cao biện pháp này, không có GV nào đánh giá trung bình và đánh giá thấp hoặc rất thấp biện pháp này. Như vậy, tỷ lệ đánh giá biện pháp này từ mức độ rất cao trở lên chiếm 46,7%, do đó, biện pháp này được đánh giá là khả thi.
Nguồn: Kết quả Phân tích SPSS
Hình 3.11. Đánh giá tính khả thi của biện pháp GV phải tự học cách làm chủ cảm xúc, học cách tự kiềm chế, học cách biết lắng nghe và thuyết phục để tạo cho bản
thân một tâm thế bình tĩnh, sáng suốt khi XL các THSP
Đánh giá tính khả thi biện pháp “GV luôn luôn tôn trọng trẻ và để trẻ tự lập, chủ động XLTHSP ”: Theo ý kiến khảo sát cho thấy, có 24 GV (chiếm tỷ lệ 80,0%) đánh giá rất cao biện pháp này, có 6 GV (chiếm tỷ lệ 20,0%), không có GV nào đánh giá trung bình và đánh giá thấp hoặc rất thấp biện pháp này. Như vậy, tỷ lệ đánh giá biện pháp này từ mức độ rất cao trở lên chiếm 80,0%, do đó, biện pháp này được đánh giá là khả thi.
Nguồn: Kết quả Phân tích SPSS
Hình 3.12. Đánh giá tính khả thi của biện pháp GV luôn luôn tôn trọng trẻ và để trẻ tự lập, chủđộng XLTHSP
Như vậy, theo kết quả khảo sát và phân tích đánh giá cho thấy, các biện pháp đều mang tính khả thi, biện pháp khả thi nhất đó là biện pháp “GV luôn luôn tôn trọng trẻ và để trẻ tự lập, chủ động XLTHSP” (tỷ lệ đánh giá từ mức độ rất cao trở lên chiếm 80, 0%) và biện pháp khả thi thấp nhất đó là biện pháp “Đảm bảo định biên GV/lớp theo quy định” (tỷ lệ đánh giá từ mức độ rất cao trở lên chiếm 13,3%).
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Trên cơ sở nghiên cứu về các biện pháp nâng cao hiệu quả XLTHSP của GV các trường MNNCL tại TP. Thủ Dầu Một. Đề tài dựa trên các cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và thực trạng, các nguyên tắc XLTHSP để đề xuất những biện pháp sau đây:
- Đảm bảo sỉ số trẻ/lớp theo quy định - Đảm bảo định biên GV/lớp theo quy định
- Cung cấp trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi đầy đủ, phong phú và đa dạng - Sự hỗ trợ, quan tâm của BGH nhà trường đối với GV về tinh thần và vật chất - Tuyên truyền phụ huynh kết hợp tốt với GV trong việc XLTHSP xảy ra tại lớp - GV vận dụng tốt lý thuyết XLTHSP vào thực tiễn
- GV học hỏi kinh nghiệm XLTHSP qua tài liệu - GV học hỏi kinh nghiệm XLTHSP qua thực tiễn
- GV phải tự học cách làm chủ cảm xúc, học cách tự kiềm chế, học cách biết lắng nghe và thuyết phục để tạo cho bản thân một tâm thế bình tĩnh, sáng suốt khi XL các THSP.
- GV luôn luôn tôn trọng trẻ và để trẻ tự lập, chủ động XLTHSP.
Nhìn chung, 10 biện pháp trên được đánh giá là có hiệu quả và khả thi. Số liệu đánh giá các biện pháp hầu hết đều đạt ở mức cao và rất cao, đặc biệt biện pháp khả thi nhất đó là biện pháp “GV luôn luôn tôn trọng trẻ và để trẻ tự lập, chủ động XLTHSP” (tỷ lệ đánh giá từ mức độ rất cao trở lên chiếm 80,0%). Đây là một kết quá đáng mong đợi của đề tài nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả XLTHSP của GV các trường MNNCL tại TP. Thủ Dầu Một.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Cơ sở lý luận trình bày về cách thức XLTHSP của các phương pháp dạy học được áp dụng nhiều trên thế giới cũng như chỉ ra một số THSP thường gặp, hướng dẫn cách XL và những ứng dụng XLTHSP trong thực tiễn tại Việt Nam đồng thời nêu rõ chức năng, nguyên tắc, quy trình XLTHSP làm cơ sở cho việc tìm hiểu thực trạng XLTHSP của GV các trường MNNCL tại TP. Thủ Dầu Một và là cơ sở để xây dựng một số biện pháp nâng cao hiệu quả XLTHSP cho GV các trường MNNCL tại TP. Thủ Dầu Một.
XLTHSP là cách thức GV vận dụng những tri thức và kinh nghiệm của bản thân để XL những TH xảy ra trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục dựa trên các nguyên tắc cơ bản trong giao tiếp sư phạm và đặc điểm tâm lý riêng của trẻ nhằm hướng tới mục tiêu phát triển toàn diện cho trẻ, đặc biệt về mặt nhân cách.
XLTH theo định hướng “ Lấy trẻ làm trung tâm”, “tôn trọng trẻ”, để trẻ là người đưa ra suy nghĩ và đề xuất cách XLTH, GV sẽ không có sự áp đặt, ép buộc nào với trẻ và GV tuyệt nhiên không XLTH theo suy nghĩ chủ quan của bản thân mà tạo cho trẻ một sự tự tin, chủ động và tự lập XLTH là nền tảng cho cách thức XLTHSP củu GV.
Thực trạng XLTHSP của GV các trường MNNCL tại TP. Thủ Dầu Một cho thấy: Nhiều GVMN chưa có kinh nghiệm trong XLTHSP. Khả năng làm chủ cảm xúc, khả năng kiềm chế, khả năng biết lắng nghe và khả năng thuyết phục của GVMN chỉ ở mức trung bình. Hầu hết các GVMN chưa XLTHSP theo định hướng “Lấy trẻ làm trung tâm”. Áp lực về công việc do thiếu GV, sỉ số trẻ đông và THSP xảy ra liên tục cũng ảnh hưởng rất nhiều đến việc XLTHSP của GVMN, khiến họ thường lựa chọn biện pháp phạt trẻ để XL nhanh TH.
Đặc biệt qua thực trạng này, đề tài đã tìm ra những nguyên nhân dẫn đến khó khăn hoặc thất bại khi XLTHSP của GV các trường MNNCL như:
+ Nguyên nhân chủ quan: GV mới ra trường còn trẻ, chưa có kinh nghiệm và thiếu kỹ năng trong XLTHSP; Tính tình GV nóng nảy, không kiềm chế được cảm
xúc khi trẻ sai phạm, thiếu bình tĩnh và nóng vội XLTH theo ý chủ quan của bản thân; GV chưa thực sự tôn trọng và để trẻ tự lập XL một số TH trong khả năng trẻ.
+ Nguyên nhân khách quan: Sỉ số trẻ trong một lớp đông, vượt quá quy định; Áp lực công việc, phụ huynh khiến cô luôn căng thẳng.
Để nâng cao hiệu quả XLTHSP cho GV các trường MNNCL tại TP. Thủ Dầu Một có thể áp dụng các biện pháp:
+ Đảm bảo sỉ số trẻ/ lớp theo quy định + Đảm bảo định biên GV/ lớp theo quy định
+ Cung cấp trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi đầy đủ, phong phú và đa dạng
+ Sự hỗ trợ, quan tâm của BGH nhà trường đối với GV về tinh thần và vật chất + Tuyên truyền phụ huynh kết hợp tốt với GV trong việc XLTHSP xảy ra tại lớp
+ GV vận dụng tốt lý thuyết XLTHSP vào thực tiễn + GV học hỏi kinh nghiệm XLTHSP qua tài liệu + GV học hỏi kinh nghiệm XLTHSP qua thực tiễn
+ GV phải tự học cách làm chủ cảm xúc, học cách tự kiềm chế, học cách biết lắng nghe và thuyết phục để tạo cho bản thân một tâm thế bình tĩnh, sáng suốt khi XL