3.1.1. Cơ sở lý luận
- Cách thức XLTHSP đang được ứng dụng nhiều trên thế giới: Lấy trẻ làm trung tâm, tôn trọng trẻ, để trẻ chủ động và tự lập XLTH trong khả năng trẻ.
- Các nghiên cứu tại Việt Nam cũng thể hiện các THSP thường gặp, hướng dẫn cách XL và những ứng dụng XLTHSP trong thực tiễn.
- Các khái niệm về THSP, XLTHSP, các nguyên tắc XLTHSP, quy trình XLTHSP, những nguyên nhân thất bại trong XLTHSP… đã được trình bày cụ thể trong phần cơ sở lý luận.
3.1.2. Thực tiễn và thực trạng XLTHSP của GV các trường MNNCL tại TP. Thủ Dầu Một Thủ Dầu Một
Các trường MNNCL tại TP. Thủ Dầu Một ngày càng phát triển mạnh về quy mô với số lượng trường và số lượng trẻ ngày càng tăng nhanh. Toàn TP. Thủ Dầu Một có 59 trường mầm non trong đó chỉ có 23 trường mầm non công lập nhưng có tới 36 trường MNNCL. Thực tế, sỉ số trẻ đông, GV thiếu, THSP xảy ra liên tục cùng với áp lực công việc khiến GV gặp nhiều khó khăn trong XLTHSP tại lớp mình phụ trách. Bên cạnh đó, kiến thức về XLTHSP của GV còn hạn chế và chưa được các GV áp dụng trong việc XLTHSP trong thực tiễn. Khả năng nhạy bén, sáng suốt trong XLTHSP của GV chỉ ở mức trung bình.
Thực trạng XLTHSP của GV chưa theo định hướng “Lấy trẻ làm trung tâm”. Nhiều GV chưa có kinh nghiệm trong XLTHSP, còn nóng vội XLTH theo ý chủ quan của bản thân, đôi lúc GV chưa kiềm chế được cảm xúc khi trẻ sai phạm.
3.1.3. Đảm bảo các nguyên tắc
- Phù hợp với độ tuổi: Nguyên tắc này đòi hỏi GVMN ngoài tình yêu nghề, yêu trẻ, tinh thần trách nhiệm cao, kiên trì còn cần phải có sự hiểu biết nhất định về đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của trẻ. Sự biến đổi, phát triển tâm lý của trẻ đầy biến động và diễn ra cực kì nhanh chóng. Đó là một quá trình không phẳng lặng, mà có khủng hoảng và có đột biến. Chính hoạt động của đứa trẻ dưới sự hướng dẫn của người lớn mà tâm lý của trẻ được hình thành và phát triển. Trẻ lứa tuổi mầm non có những đặc điểm tâm lý sau:
+ Suy nghĩ đơn sơ, dễ dạy, dễ bảo
+ Hiếu động, nghịch ngợm, hay la hét ầm ĩ
+ Chóng chán bạn bè và các trò chơi(vì các khoảng thời gian chú tâm rất ngắn) + Ham ăn, ích kỉ và thường không thích chia sẻ cho bạn.
+ Thích làm việc thiện
+ Những bé trai thường thích vượt qua những khó khăn, thử thách. + Thích chơi tranh ảnh, vẽ và hay bắt chước.
+ Nam nữ chơi chung với nhau được. + Thích khám phá, xây dựng rồi phá đi.
+ Thích gì thì nhớ kĩ, không thích thì quên ngay
+ Thích được xử kiện, miễn là được mách cho người trên biết chứ không đồi hỏi phải phạt người kia.
+ Hay hỏi, thắc mắc để biết, biết rồi thôi không cần hỏi sâu hơn. + Thích khoe cái mình có và thích được khen lại.
Những đặc điểm tâm lý trên là những đặc điểm rất dễ nhận thấy của trẻ em lứa tuổi mầm non giúp GVMN định hướng được những biện pháp cơ bản để XLTH với trẻ mầm non (Vũ Mạnh Quỳnh, 2006).
- Lấy trẻ làm trung tâm: Nguyên tắc này đòi hỏi GV phải XLTH dựa trên trẻ, luôn luôn tôn trọng và biết lắng nghe trẻ, để trẻ được tự lập và chủ động XL các TH trong khả năng trẻ, giúp trẻ mạnh dạn, tự tin thể hiện năng lực, sở thích, sự sáng tạo… của bản thân nhiều hơn, góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt.
- Thỏa mãn hợp lý những nhu cầu cơ bản của trẻ: Nguyên tắc này là nguyên tắc tạo tiền đề và là một trong những điều kiện tiên quyết đảm bảo sự phát triển toàn diện cho trẻ mầm non. Trường mầm non có điều kiện kiểm tra, khích lệ, động viên hoặc ngăn cản trẻ tùy TH. Do đó, GVMN cần cân nhắc trong XL các THSP để đảm bảo tính hợp lý khi thỏa mãn nhu cầu cơ bản của trẻ.
- Yêu thương trẻ như con, em của mình: Nguyên tắc này đòi hỏi GVMN phải có
ý nghĩ, thái độ thành tâm như người mẹ hiền đích thực đối với trẻ, từ ánh mắt, nụ cười, cử chỉ, lời nói, hành vi trong XL các TH thể hiện tình yêu thương chân thật của người mẹ hiền luôn mong muốn các con mình được vui vẻ, hạnh phúc và phát triển tốt nhất. Yêu thương trẻ như con em mình đòi hỏi cô hiểu rõ từng trẻ, có tình cảm, tình thương riêng cho từng trẻ một sao cho trẻ quấn quýt bên cô. Nguyên tắc này đòi hỏi ở cô sự tận tâm, tận tụy, nhạy cảm, tinh tế và khéo léo dịu dàng trong XLTHSP. - Hành vi, cử chỉ dịu hiền, nhẹ nhàng, cởi mở và vui tươi: Dựa trên quan điểm giáo dục bằng tình cảm thân thương của cô, nguyên tắc này nhấn mạnh nghệ thuật XLTH của cô đối với trẻ. Nguyên tắc này tạo ra cho trẻ một cảm giác an toàn, bình yên, dễ chịu khi được ở bên cô giáo. Cử chỉ nhẹ nhàng, hiền dịu của cô đối với cháu không gây bất kỳ xáo động lớn gì về thần kinh, sinh lý ở trẻ; ánh mắt âu yếm , trìu mến của cô “gọi sự an toàn” trong trẻ.
- Sự thành tâm, thiện ý của cô giáo:Nguyên tắc này yêu cầu khi XLTHGV tập trung vào trẻ, toàn tâm, toàn ý tốt đẹp dành cho trẻ để đạt mục đích kích thích sự phát triển toàn diện cho trẻ đặc biệt về mặt nhân cách. Lấy thành tâm, thiện ý làm gốc trong việc XL các THSP của mình giúp GV có nhiều biện pháp, phương thức XL phù hợp sao cho vừa XL được TH vừa Giáo dục trẻ nên người.
- Dạy - dỗ: GVMN dạy những mẫu XLTH cho trẻ, có lúc cô đóng vai cháu để xin lỗi bạn, nhiều TH cô đứng cùng với trẻ để nói và làm những việc hồn nhiên như trẻ, cô dạy trẻ theo mẫu hành vi, cô dạy trẻ những mẫu XLTH với cha mẹ, ông bà, cô giáo, với các bạn, trẻ bé hơn mình...hay mẫu XLTH nơi công cộng, ngày lễ hội, khi có khách… là những mẫu XLTH cần thiết dạy trẻ để hình thành thói quen, nếp sống ổn định cho trẻ. Dạy trẻ mầm non không thể tách rời với “dỗ dành” trẻ: Trẻ khóc dỗ cho trẻ nín, cô dỗ dành trẻ để trẻ làm theo mẫu của cô và của bạn, dỗ trẻ để tập cho
trẻ một thói quen hành vi tốt nào đó, dỗ trẻ còn có nghĩa ôm ẵm, xoa nắn, lau rửa sạch sẽ cho trẻ… Nguyên tắc này thể hiện GVMN là người vừa che chở, bảo vệ, nuôi dưỡng, vừa dạy trẻ nên người có ích cho xã hội.
3.2. Một số quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và Ngành
- Quy chế Tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục (Ban hành kèm theo Thông tư số 13/2015/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 06 năm 2015 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) (Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2015).
- Quyết định ban hành Điều lệ Trường mầm non (Thông tư số 09/2015/TT- BGDĐT ngày 14/5/2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ trường mầm non ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 04 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 44/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 và Thông tư số 05/2011/TT- BGDĐT ngày 10 tháng 02 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 26 tháng 6 năm 2015) (Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2015, 2011, 2010, 2008).
- Luật trẻ em (Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;Quốc hội ban hành Luật số 102/2016/QH13 ngày 05 tháng 4 năm 2016) (Quốc hội, 2016).
- Luật Giáo dục sửa đổi số 44/2009/QH12 (Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoàxã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 25 tháng 11 năm 2009) (Quốc hội, 2009).
- Chỉ thị 505/CT-BGDĐT ngày 20/02/2017 về việc tăng cường các giải pháp đảm bảo an toàn trong các cơ sở giáo dục) (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2017).
- Thông tư 13/2010/TT-BGDĐT ngày 15/04/2010 quy định về việc xây dựng trường học an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong các cơ sở GDMN của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2010).
- Công văn số 649/SGDĐT-GDMN ngày 03/05/2017 của sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương về việc tăng cường các giải pháp đảm bảo an toàn cho trẻ trong
- Thông tư số 28/2016 ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng BGD&ĐT sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Chương trình Gíao dục Mầm non. (Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2016).
- Thông tư liên tịch số: 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16 tháng 03 năm 2015 quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2015).
- Thông tư số 02/2010/TT-BGDĐT ngày 11/2/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành danh mục đồ dùng – đồ chơi – thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho giáo dục mầm non (Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2010).
3.3. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả XLTHSP của GV các trường MNNCL tại TP. Thủ Dầu Một tại TP. Thủ Dầu Một
3.3.1. Giảm áp lực cho GV
- Đảm bảo sỉ số trẻ/ lớp theo quy định
Theo Điều lệ trường mầm non, số trẻ được quy định tối đa cho mỗi nhóm tuổi được nêu rõ:
15 trẻ/lớp tuổi từ 3 - 12 tháng tuổi; 20 trẻ với nhóm 13 - 24 tháng tuổi và 25 trẻ/lớp với từ 25 - 36 tháng tuổi. Lớp mẫu giáo cũng quy định, trẻ từ 3 - 4 tuổi không quá 25 cháu/lớp, tương tự trẻ 4-5 tuổi là 30 cháu và 5 - 6 tuổi là 35 cháu. Điều lệ cũng chỉ rõ, nếu số lượng trẻ em trong mỗi nhóm, lớp không đủ 50% so với số trẻ tối đa thì được tổ chức thành nhóm trẻ ghép hoặc lớp mẫu giáo ghép. Khi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có một trẻ khuyết tật học hòa nhập thì sỉ số của lớp được giảm 5 trẻ. Mỗi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo không quá hai trẻ cùng một loại tật (Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2015, 2011, 2010, 2008).
Từ quy định cụ thể trên, các trường MNNCL tại TP. Thủ Dầu Một cần rà soát lại sỉ số hiện tại của các lớp để điều chỉnh cho phù hợp, nếu số trẻ tại các lớp vượt quá quy định cần tăng cường thêm lớp mới hoặc không nhận thêm trẻ bởi lẽ khi GV phải làm việc với số lượng trẻ đông thì áp lực công việc với GV nhiều hơn, GV phải miệng nói tay làm, liên tục làm hết việc này đến việc khác, mật độ THSP xảy ra nhiều, GV không có thời gian để quan sát trẻ nhiều cũng như không đủ kiên nhẫn để
tạo cơ hội cho trẻ tự XLTH trong khả năng trẻ. Chính vì lẽ đó, biện pháp đảm bảo sỉ số trẻ/ lớp theo quy định là biện pháp cấp thiết cần thực hiện.
- Đảm bảo định biên GV/ lớp theo quy định
Theo thông tư liên tịch số: 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16 tháng 03 năm 2015 quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập (linh hoạt áp dụng cho MNNCL) như sau:
* Những nơi bố trí đủ số trẻ tối đa theo nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo theo quy định tại Điều 3 (quy định về sỉ số trẻ/ lớp)của Thông tư liên tịch này thì định mức GVMN được xác định như sau:
+ Đối với nhóm trẻ: Bố trí tối đa 2, 5 GV/nhóm trẻ;
+ Đối với lớp mẫu giáo học 02 buổi/ngày: Bố trí tối đa 2, 2 GV/lớp; + Đối với lớp mẫu giáo học 01 buổi/ngày: Bố trí tối đa 1, 2 GV/lớp.
* Những nơi không đủ số trẻ để bố trí theo nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo quy định tại Điều 3 (quy định về sỉ số trẻ/ lớp) của Thông tư liên tịch này thì định mức GVMN sẽ tính trên số trẻ bình quân theo từng độ tuổi của từng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, cụ thể:
+ Đối với nhóm trẻ: 01 GV nuôi dạy 06 trẻ từ 3 đến 12 tháng tuổi hoặc 08 trẻ từ 13 đến 24 tháng tuổi hoặc 10 trẻ từ 25 đến 36 tháng tuổi;
+ Đối với lớp mẫu giáo học 02 buổi ngày: 01 GV nuôi dạy 11 trẻ từ 3 - 4 tuổi hoặc 14 trẻ từ 4 - 5 tuổi hoặc 16 trẻ từ 5 - 6 tuổi;
+ Đối với lớp mẫu giáo học 01 buổi/ngày: 01 GV nuôi dạy 21 trẻ từ 3 - 4 tuổi hoặc 25 trẻ từ 4 - 5 tuổi hoặc 29 trẻ từ 5 - 6 tuổi (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2015). Dựa vào thông tư trên, các trường MNNCL linh hoạt tuyển dụng GV phù hợp với sỉ số trẻ từng độ tuổi. Cụ thể cần đảm bảo 2 GV/ lớp, hạn chế tới mức tối đa việc tuyển bảo mẫu thay thế GV bởi lẽ khi lớp có 2 GV thì sẽ cân bằng được công việc giữa các GV trong lớp do cùng có trình độ chuyên môn sư phạm mầm non, tránh được việc phải làm việc với bảo mẫu không có chuyên môn không thể hỗ trợ GV trong việc tổ chức hoạt động GD, làm hồ sơ sổ sách…chưa kể cách XLTHSP của bảo mẫu thường yếu kém và sai lầm dẫn đến nhiều hệ lụy và áp lực cho GV làm chung vì phải liên đới chịu trách nhiệm khi có TH xấu xảy ra.
- Cung cấp trang thiết bị dạy học, đồ dùng đồ chơi đầy đủ, phong phú và đa dạng
Thông tư số 02/2010/TT-BGDĐT ngày 11/2/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành danh mục đồ dùng – đồ chơi – thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho GVMN (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2010).
Dựa trên thông tư này, các trường MNNCL kiểm tra, rà soát, bổ sung những đồ dùng – đồ chơi – thiết bị dạy học còn thiếu, thay mới những đồ dùng – đồ chơi – thiết bị dạy học đã quá cũ hoặc hư hỏngkhông còn sử dụng được... tạo điều kiện thuận lợi cho GV tổ chức các hoạt động cho trẻ, giảm được những TH xảy ra do thiếu thốn trang thiết bị dạy học- đồ dùng đồ chơi cho trẻ, GV cũng cảm thấy thoải mái, nhẹ nhàng hơn khi có đầy đủ đồ dùng – đồ khi tổ chức các hoạt động cho trẻ. Bên cạnh đó, khuyến khích GV cùng làm đồ dùng – đồ chơi tự tạo với trẻ nhằm làm phong phú thêm các loại đồ dùng – đồ chơi cho trẻ và giúp trẻ hợp tác với cô ngày càng tốt hơn.
- Sự hỗ trợ, quan tâm của BGH nhà trường đối với GV
Để thực hiện biện pháp này, trước hết BGH phải là những người cảm thông, lắng nghe và biết chia sẻ cùng GV, không nên chỉ biết quy trách nhiệm và lớn tiếng la lối, trách phạt, kỷ luật khi GV còn thiếu xót, nên đồng hành và hỗ trợ GV khi cần thiết nhất là lúc GV gặp các TH khó khăn không thể tự mình XL. BGH linh động tinh giản những sổ sách cho GV để GV có nhiều thời gian tập trung cho các trãi nghiệm thực tế của trẻ hơn thì GV có điều kiện để quan tâm và quan sát trẻ kỹ hơn. Đồng thời, công tác kiểm tra, tham gia phong trào cũng nên phù hợp và có kế hoạch cụ thể từ sớm để GV có sự chuẩn bị từ từ, tránh phải làm dồn dập một lúc quá nhiều việc cho kịp tiến độ dẫn đến mệt mỏi và căng thẳng. Đặc biệt hơn, BGH nhà trường cần phải đảm bảo về chế độ lương, thưởng cũng như các chính sách hỗ trợ về bảo hiểm, phụ cấp… để đảm bảo cuộc sống cho GV, giúp GV yên tâm công tác. Ngoài ra, BGH nhà trường cũng nên tăng cường một số hoạt động vui chơi giải trí cho GV, thay đổi nhiều hình thức sinh hoạt tập thể khô cứng và căng thẳng thành những buổi