Tính mặc cảm của trẻ và định kiến của GV 20

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng xử lý tình huống sư phạm của giáo viên các trường mầm non ngoài công lập tại thành phố thủ dầu một​ (Trang 32 - 33)

Tính mặc cảm của trẻ và định kiến của GV là một trong những khó khăn mà GVMN gặp phải trong XLTHSP. Những trẻ chậm tiến khi mắc sai phạm thường thụ động chờ đợi cơn giận dữ của GV trút lên đầu mình nhiều hơn là sự khuyên nhủ, thuyết phục. Trong đầu các trẻ này luôn có sự tự ti, mặc cảm nên các em thường im lặng hoặc cố tình lẩn tránh câu hỏi của GV hoặc sự chú ý của tập thể. Thậm chí có những trẻ phản ứng tiêu cực bằng những lời nói, hành vi vô lễ, xúc phạm cô giáo và các bạn ở lớp. Điều này xảy ra, lỗi một phần ở GV. Những trẻ kém cỏi thường ít được GV lắng nghe hay tạo cơ hội để trẻ bày tỏ. Trong nhiều trường hợp, một số trẻ xuất phát từ động cơ đúng đắn (muốn giúp đỡ cô, bạn)

nhưng do vụng về nên dẫn tới hành động sai (làm đỗ, vỡ đồ…). Với định kiến sẵn có, GV thường không giữ được bình tĩnh, vội vàng quy chụp, phê phán, trừng phạt nhiều hơn là tìm hiểu nguyên nhân và phân tích đúng sai. Do luôn nhận được cách XL định kiến như vậy từ phía cô, trẻ dần dần tạo lập thói quen thụ động, trơ lỳ, phá quấy…

Về phía GV, định kiến đi kèm với sự bảo thủ trong việc nhìn nhận nhân cách trẻ. Dưới cách nhìn nhận ấy, hầu như mọi hành vi của trẻ yếu kém đều bị quy theo chiều hướng tiêu cực, còn những trẻ ngoan thì ngược lại. Từ định kiến trong suy nghĩ dẫn đến định kiến trong cách XLTHSP, các TH không được GV xem xét kỹ càng, những biện pháp cứng rắn trong XLTH được áp dụng, những nhân tố tích cực trong TH dễ bị bỏ qua. Quan niệm nhân cách trẻ là bất biến là một quan niệm sai lầm trong GD, khiến cho trẻ mất niềm tin vào cô, bạn bè. Định kiến không bao giờ mang lại hiệu quả trong XLTHSP.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng xử lý tình huống sư phạm của giáo viên các trường mầm non ngoài công lập tại thành phố thủ dầu một​ (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)