Quá trình tiến hành thử nghiệm 81

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng xử lý tình huống sư phạm của giáo viên các trường mầm non ngoài công lập tại thành phố thủ dầu một​ (Trang 93)

3.4.1. Chọn mẫu thử nghiệm

Trường MN Hoa Hồng với 4 lớp làm thử nghiệm gồm: 1 lớp lá, 1 lớp chồi, 1 lớp mầm, 1 nhóm trẻ 24- 36 tháng và 8 GV, 2 CBQL cùng tham gia thử nghiệm.

3.4.2. Thời gian thử nghiệm

Từ 15/05/2018 đến ngày 15/09/2018

3.4.3. Quan sát ngẫu nhiên trước thử nghiệm một số hoạt động tại 4 nhóm lớp nhóm lớp

Mời 2 CBQL và 8 GV tham gia thử nghiệm cùng quan sát, nhận xét về cách XLTHSP của GV trước thử nghiệm để đưa ra đánh giá về cách XLTHSP của GV trước thử nghiệm.

Sau khi tổng hợp các kết quả quan sát, để đánh giá XLTHSP trước thử nghiệm tác giả tiến hành đánh giá các TH phát sinh từ các hoạt động: Hoạt động làm quen văn học, hoạt động làm quen với toán, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, hoạt động kỹ năng sống, hoạt động chơi tự do, hoạt động thể dục sáng, hoạt động trả trẻ.

- Hoạt động làm quen văn học: Có 2 TH xảy ra với trẻ 3-4 tuổi

TH trẻ khóc và không chịu học: Khi xảy ra TH này GV đã mắng trẻ, tuy nhiên trẻ vẫn khóc nên lúc này GV hỏi mới biết trẻ bị đau họng. Qua đây cho thấy, GV quá vội vàng trong việc XLTH, không tìm hiểu lý do trước khi mắng trẻ.

TH trẻ đọc leo khi GV đang đọc bài: Khi xảy ra TH này GV đã quát mắng trẻ đọc leo đồng thời giữ trật tự lớp học, sau đó, trẻ nói đã học bài GV đang dạy ở nhà và được GV mời lên trước lớp đọc cho cả lớp nghe. Qua đây cho thấy, GV cũng quá vội vàng trong việc XLTH, không tìm hiểu lý do trước khi mắng trẻ.

- Hoạt động làm quen với toán: Có 3 TH xảy ra với trẻ 5- 6 tuổi

GV lại chủ động trả lời luôn. Qua đây cho thấy, GV chỉ hỏi trẻ cho có hỏi chứ không quan tâm, tạo cơ hội cho trẻ được trả lời.

 TH trẻ giờ tay không đúng theo yêu cầu của GV: GV phát hiện trẻ giơ tay không đúng và bảo trẻ giơ tay lại cho đúng. Qua đây cho thấy, GV XLTH nhanh, không tạo cơ hội cho trẻ tự phát hiện ra cái trẻ chưa làm được so với các bạn.

 TH kết thúc trò chơi khi trẻ đang hào hứng và muốn tiếp tục chơi nữa: Các trẻ đang hào hứng với trò chơi nhưng GV lại chuyển sang trò chơi khác. Điều này thể hiện GV XLTH theo ý chủ quan của mình, không chú ý đến cảm xúc của trẻ.

- Hoạt động góc: Có 6 TH xảy ra với trẻ 4-5 tuổi

 TH trẻ chưa trả lời được câu hỏi GV đưa ra: Khi GV hỏi lớp có những góc chơi nào thì trẻ đang quan sát, suy nghĩ, chưa trả lời được ngay, GV liền trả lời luôn và chỉ dẫn các góc chơi của lớp, có 5 góc chơi: Góc học tập, góc xây dựng, góc phân vai, góc âm nhạc, góc thiên nhiên. Qua đây cho thấy, GV cũng quá vội vàng trong việc XLTH, chưa cho trẻ quan sát và suy nghĩ để trả lời.

 TH trẻ muốn chơi góc khác sau khi chọn góc chơi: GV nhắc nhở trẻ vào đúng góc chơi đã chọn ban đầu và không hỏi nguyên nhân tại sao không thích chơi góc đã chọn. Qua đây cho thấy, GV cũng chưa linh hoạt cho trẻ được thay đổi góc chơi theo ý thích.

 TH trẻ chưa hoàn thành xong góc xây dựng: GV đã giúp trẻ hoàn thành xong góc xây dựng. Qua đây cho thấy, GV cũng XL nhanh TH theo ý chủ quan của bản thân bằng cách làm giúp trẻ cho nhanh.

 TH trẻ dành đồ chơi trong hoạt động góc: GV hỏi các trẻ vì sao dành đồ chơi và khuyên nhủ trẻ dành đồ chơi trả đồ chơi lại cho bạn. Qua đây cho thấy, GV đã chủ động XL luôn TH, chưa tạo cơ hội cho trẻ tự XLTH với nhau.

 TH trẻ không chịu đóng vai đã phân mà tự mình chọn vai khác: GV phát hiện trẻ không chịu đóng vai đã phân và muốn đóng vai khác, GV đã mắng, quát trẻ không thực hiện đúng vai đã được phân. Như vậy, GV đã áp đặt trẻ, chưa tôn trọng trẻ và không tạo cơ hội cho trẻ thể hiện theo sở thích của trẻ.

 TH trẻ không dọn dẹp đồ chơi khi chơi xong: Khi GV phát hiện trẻ không chịu dọn dẹp đồ chơi liền quát mắng và phạt trẻ, sau đó nhắc nhở trẻ không được tái phạm. Qua đây cho thấy, GV XLTH nhanh bằng cách mắng, phạt trẻ.

- Hoạt động ngoài trời:Có 3 TH xảy ra với trẻ 4- 5 tuổi

 TH trẻ chưa trả lời được câu hỏi của GV: GV đặt câu hỏi nhưng trẻ trả lời chưa chính xác và GV bảo trẻ trả lời sai rồi mà không giải thích cho trẻ lý do vì sao trẻ trả lời không đúng. Qua đây cho thấy, GV quá vội vàng trong việc XLTH, không cho trẻ biết được vì sao câu trả lời của trẻ chưa chính xác.

 TH trẻ làm bể bong bóng và vung bột xuống bàn bẩn, GV bảo trẻ đi lấy khăn lau bàn, trẻ vừa lau bàn vừa bị GV mắng và phạt vào lòng bàn tay trẻ. Qua đây cho thấy, GV XLTH nhanh bằng cách mắng, phạt trẻ, GV không giải thích cho trẻ biết nguyên nhân dẫn đến việc trẻ làm bể bong bóng để trẻ hiểu và rút kinh nghiệm cho những lần sau.

 TH trẻ muốn làm thí nghiệm khác với các bạn: Có 1 trẻ muốn làm thí nghiệm khác với các bạn khác trong lớp nhưng GV không để trẻ được làm thí nghiệm khác. Qua đây cho thấy, GV XLTH một cách chủ quan, áp đặt trẻ làm theo những gì mình chuẩn bị, không chú ý đến sở thích và mong muốn của trẻ.

- Hoạt động kỹ năng sống: Có 4 TH xảy ra với trẻ 5- 6 tuổi

 TH trẻ chưa trả lời câu hỏi của GV: GV đặt câu hỏi nhưng trẻ chưa kịp trả lời thì GV đã tự mình trả lời. Qua đây cho thấy, GV quá vội vàng trong XLTH, không cho trẻ cơ hội tự suy nghĩ trả lời.

 TH trẻ làm rớt vật dụng xuống đất: GV nhìn thấy trẻ làm rơi vật dụng xuống đất liền nói trẻ nhặt lên ngay. Qua đây cho thấy, GV quá vội vàng trong XLTH, không cho trẻ tự XLTH đơn giản trong khả năng trẻ.

 TH trẻ muốn lấy vật dụng ở xa tầm tay của trẻ: Khi GV nghe trẻ đề cập đến việc muốn lấy vật dụng ở xa thì GV khuyên và hỗ trợ trẻ tiếp tục làm mà không cần đến vật dụng ở xa tầm tay trẻ. Qua đây cho thấy, GV XL theo cách chủ quan của mình, không chú ý đến mong muốn của trẻ.

 TH trẻ không ăn rau được: Khi trẻ đề cập đến việc trẻ không ăn rau được thì GV khuyên trẻ không bỏ rau vào thức ăn. Qua đây cho thấy, GV XLTH nhanh, theo ý thích của trẻ.

- Hoạt động chơi tự do: Có 3 TH xảy ra với trẻ 25- 36 tháng

 TH trẻ chưa biết chơi trò chơi gì: Đến giờ GV cho trẻ ra sân chơi, nhưng có 1 số trẻ không biết chơi trò gì, GV chỉ biết nhắc các trẻ hãy đi chơi đi. Qua đây cho thấy, GV XLTH nhanh, không lại gần hỏi thăm, gợi ý trẻ tham gia trò chơi.

 TH trẻ dành nhau đồ chơi: Khi nhìn thấy trẻ dành đồ chơi thì GV phạt trẻ dành đồ chơi của bạn và nhắc nhở chỉ 1 bạn chơi thôi. Qua đây cho thấy, GV XL nhanh bằng cách phạt trẻ.

 TH trẻ không biết chơi trò chơi mình đang chơi: Khi GV thấy trẻ chưa biết chơi trò chơi mình đang chơi thì liền đến hỗ trợ các trẻ chơi. Qua đây cho thấy, GV XLTH nhanh, theo ý thích của trẻ.

- Hoạt động thể dục sáng: Có 3 THxảy ra với trẻ 25- 36 tháng

 TH trẻ không tham gia và ngồi một chỗ: Khi thấy trẻ không tham gia tập thể dục sáng, GV liền đến quát mắng mà không chịu hỏi lý do vì sao. Qua đây cho thấy, GV XLTH quá vội vàng theo ý chủ quan của mình, không khuyên bảo trẻ.

 TH trẻ không tuân thủ quy tắc khi tập thể dục sáng mà làm theo sở thích của trẻ: Khi thấy trẻ không tuân thủ quy tắc khi tập thể dục sáng, GV đã quát mắng và phạt trẻ, không cho tham gia thể dục sáng nữa. Qua đây cho thấy, GV XLTH không tôn trọng trẻ và áp đặt trẻ.

 TH trẻ chọc phá các bạn khác: Khi thấy trẻ chọc phá các bạn khác khi tập thể dục sáng, GV đã quát mắng và phạt các trẻ, không cho tham gia thể dục sáng nữa. Điều này cho thấy, GV XLTH không tôn trọng trẻ và áp đặt trẻ.

- Hoạt động trả trẻ: Có 2 TH xảy ra với trẻ 3-4 tuổi

 TH trẻ không chào cô khi ra về: Khi trẻ thấy người nhà đến đón về, trẻ liền chạy đến người nhà mà quên chào GV về, GV thấy vậy nên đã nhắc nhở trẻ chào cô, chào người nhà của trẻ. Qua đây cho thấy, GV XL nhanh TH, không gợi ý cho trẻ tự mình chào GV và người nhà.

 TH trẻ không chịu về khi người nhà đến đón: Trẻ không chịu về vì đang chơi trò chơi với các bạn, thấy vậy GV liền dắt trẻ giao cho người nhà. Qua đây cho thấy, GV XLTH vội vàng, không giải thích và khuyên bảo cho trẻ hiểu.

Nhìn chung, qua tất cả các hoạt động trên cho thấy, hầu hết GV đều quát mắng trẻ và phạt trẻ khi xảy ra TH bất ngờ ngoài ý muốn của GV, GV XLTH nhanh, vội vàng theo ý chủ quan của mình, chưa thực sự tôn trọng trẻ, không chú ý đến cảm xúc, suy nghĩ, khả năng của trẻ cũng như không phát huy tính tự lập, chủ động của trẻ. Bên cạnh đó, đa phần các GV đều chưa kịp dự kiến phương án XL phù hợp nhất và chưa đáp ứng tiêu chí lấy trẻ làm trung tâm. Song, tất cả các GV đều cố gắng XLTH trong khả năng của bản thân.

3.4.4. Chuẩn bị

- Trang bị đầy đủ thiết bị dạy học, đồ dùng đồ chơi cho 4 lớp làm thử nghiệm - Trang bị đầy đủ tài liệu về cách XLTHSP cho GV tham khảo

- Bồi dưỡng chuyên môn về XLTHSP cho GV

- Kiểm tra kiến thức GV thông qua các nội dung: quy trình XLTHSP, các nguyên tắc XLTHSP, nắm rõ những nguyên nhân dẫn đến khó khăn hoặc thất bại trong XLTHSP, áp dụng các yếu tố “Lấy trẻ làm trung tâm theo Montessori” làm nền tảng khi XLTHSP

- Đảm bảo mỗi lớp có 2 GV/ lớp - Đảm bảo sỉ số trẻ/ lớp theo quy định:

+ Lớp lá: 35 trẻ/ lớp + Lớp chồi 30 trẻ/ lớp + Lớp Mầm 25 trẻ/ lớp + Nhóm Trẻ 25 trẻ/ lớp 3.4.5. Thực hiện -Về phía GV

Thông qua nội dung họp phụ huynh đầu năm học 2018- 2019: GV đã thực hiện công tác tuyên truyền tới các bậc phụ huynh về cách thức XL các THSP xảy ra tại lớp, mong phụ huynh tạo điều kiện cho GV hoàn thành tốt nhiệm vụ, không gây áp

mối quan hệ cởi mở với phụ huynh. Kịp thời trao đổi với phụ huynh về THSP xảy ra với trẻ trong ngày để phụ huynh nắm bắt và thông cảm cùng GV.

Đọc tài liệu về hướng dẫn XLTHSP, nắm bắt quy trình XLTHSP, các nguyên tắc XLTHSP, những nguyên nhân dẫn đến khó khăn hoặc thất bại trong XLTHSP, áp dụng các yếu tố “Lấy trẻ làm trung tâm theo Montessori” làm nền tảng khi XLTHSP

GV tự học cách làm chủ cảm xúc, học cách tự kiềm chế, học cách biết lắng nghe và thuyết phục để tạo cho bản thân một tâm thế bình tĩnh, sáng suốt khi XL các THSP.

GV có ý thức học hỏi kinh nghiệm từ các đồng nghiệp giỏi; Rút kinh nghiệm từ việc XLTHSP của bản thân cũng như các đồng nghiệp; Lắng nghe và tiếp thu những chia sẻ của BGH về các THSP khó, mới để học tập. Tích cực tham gia các buổi học bồi dưỡng chuyên môn về XLTHSP.

- Về phía BGH

BGH nhà trường cảm thông, lắng nghe và biết chia sẻ cùng GV và hỗ trợ GV khi cần thiết nhất là lúc GV gặp các TH khó khăn không thể tự mình XL.

BGH đã linh động tinh giản những sổ sách cho GV. Đồng thời, công tác kiểm tra, tham gia phong trào BGH lập kế hoạch cụ thể từ sớm và để GV có sự chuẩn bị từ từ.

Đặc biệt hơn, BGH nhà trường đã thực hiện tốt về chế độ lương, thưởng cũng như các chính sách hỗ trợ về bảo hiểm, phụ cấp năm 2018- 2019 cho GV.

Ngoài ra, BGH nhà trường cũng phối hợp cùng Công Đoàn tổ chức các buổi sinh hoạt dã ngoại ngoài trời, picnic, cafe chủ nhật cùng nhau … để chia sẻ những kinh nghiệm XLTHSP, sinh hoạt dưới hình thức vui chơi, thư giãn nhẹ nhàng cho GV.

BGH thường xuyên đưa ra các THSP mới xảy ra, THSP khó cho GV nắm bắt và biết cách XL trong các cuộc họp hội đồng, chuyên môn

BGH cũng đã đề xuất lên cấp trên tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn về giao tiếp sư phạm, XL các TH khó…

3.4.6. Quan sát ngẫu nhiên sau thử nghiệm một số hoạt động tại 4 nhóm lớp

Mời 2 CBQL và 8 GV tham gia thử nghiệm cùng quan sát, nhận xét về cách XLTHSP của GV sau thử nghiệm để đưa ra đánh giá về cách XLTHSP của GV sau thử nghiệm.

Đánh giá XLTHSP sau thử nghiệm

Sau khi tổng hợp các kết quả quan sát, để đánh giá XLTHSP sau thử nghiệm, tác giả đánh giá các TH phát sinh từ các hoạt động: Hoạt động tạo hình, hoạt động kể chuyện, hoạt động với đồ vật, hoạt động góc hoạt động chơi tự do, hoạt động đón trẻ, hoạt động cho trẻ ăn, hoạt động thay quần áo.

- Hoạt động tạo hình với rau củ tươi: Có 2 TH xảy ra với trẻ 5- 6 tuổi

TH trẻ không làm đúng mẫu GV hướng dẫn: Khi phát hiện trẻ làm không đúng hướng dẫn của mình, GV vẫn vui vẻ hỏi ý tưởng của trẻ, khuyến khích trẻ phát huy khả năng sáng tạo và hoàn thành nhiệm vụ của trẻ. Qua đây cho thấy, GV XLTH một cách nhẹ nhàng và vui vẻ trước sự sáng tạo của các trẻ.

TH trẻ vẫn tiếp tục hào hứng với hoạt động mặc dù thời gian đã kết thúc: Khi phát hiện các trẻ vẫn hào hứng muốn hoạt động thì GV sắp xếp hoạt động tiếp nối tại góc tạo hình cho các trẻ tiếp tục thực hiện. Điều này thể hiện GV đã linh hoạt XLTH một cách khéo léo, thể hiện sự tôn trọng trẻ, không ngăn cản cảm hứng của trẻ.

- Hoạt động kế chuyện: Có 4 TH xảy ra với trẻ 3- 4 tuổi

 TH trẻ trả lời sai mặc dù GV đã kể qua 1 lần: Khi phát hiện trẻ trả lời sai câu hỏi của mình mặc dù GV đã kể qua 1 lần nhưng GV vẫn vui vẻ, không trách mắng trẻ mà mời bạn khác trả lời lại đúng để trẻ biết được chỗ sai của trẻ và GV lại tiếp tục kể lại lần 2 cho trẻ hiểu kỹ hơn. Qua đây cho thấy, GV XLTH nhẹ nhàng, tôn trọng trẻ.

 TH GV đặt câu hỏi nhưng trẻ trả lời dài dòng: Khi GV đặt câu hỏi và trẻ trả lời một cách dài dòng, không tập trung vào vấn đề được hỏi nhưng GV vẫn lắng nghe, không ngắt lời trẻ, để trẻ trả lời xong. Qua đây cho thấy, GV XLTH đã tôn trọng trẻ và biết lắng nghe trẻ.

thời gian để trả lời, cô khuyến khích và lặp lại câu hỏi để trẻ trả lời. Qua đây cho thấy, GV XLTH không còn hấp tấp, vội vàng mà luôn tạo cho trẻ cơ hội để trẻ thể hiện.

 TH các trẻ không hoàn thiện đúng yêu cầu của GV: Khi phát hiện một nhóm các trẻ làm sai yêu cầu của GV thì GV đến gần và gợi ý cho các trẻ tự nhận ra cái sai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng xử lý tình huống sư phạm của giáo viên các trường mầm non ngoài công lập tại thành phố thủ dầu một​ (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)