Giảm áp lực cho GV 74

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng xử lý tình huống sư phạm của giáo viên các trường mầm non ngoài công lập tại thành phố thủ dầu một​ (Trang 86 - 89)

- Đảm bảo sỉ số trẻ/ lớp theo quy định

Theo Điều lệ trường mầm non, số trẻ được quy định tối đa cho mỗi nhóm tuổi được nêu rõ:

15 trẻ/lớp tuổi từ 3 - 12 tháng tuổi; 20 trẻ với nhóm 13 - 24 tháng tuổi và 25 trẻ/lớp với từ 25 - 36 tháng tuổi. Lớp mẫu giáo cũng quy định, trẻ từ 3 - 4 tuổi không quá 25 cháu/lớp, tương tự trẻ 4-5 tuổi là 30 cháu và 5 - 6 tuổi là 35 cháu. Điều lệ cũng chỉ rõ, nếu số lượng trẻ em trong mỗi nhóm, lớp không đủ 50% so với số trẻ tối đa thì được tổ chức thành nhóm trẻ ghép hoặc lớp mẫu giáo ghép. Khi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có một trẻ khuyết tật học hòa nhập thì sỉ số của lớp được giảm 5 trẻ. Mỗi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo không quá hai trẻ cùng một loại tật (Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2015, 2011, 2010, 2008).

Từ quy định cụ thể trên, các trường MNNCL tại TP. Thủ Dầu Một cần rà soát lại sỉ số hiện tại của các lớp để điều chỉnh cho phù hợp, nếu số trẻ tại các lớp vượt quá quy định cần tăng cường thêm lớp mới hoặc không nhận thêm trẻ bởi lẽ khi GV phải làm việc với số lượng trẻ đông thì áp lực công việc với GV nhiều hơn, GV phải miệng nói tay làm, liên tục làm hết việc này đến việc khác, mật độ THSP xảy ra nhiều, GV không có thời gian để quan sát trẻ nhiều cũng như không đủ kiên nhẫn để

tạo cơ hội cho trẻ tự XLTH trong khả năng trẻ. Chính vì lẽ đó, biện pháp đảm bảo sỉ số trẻ/ lớp theo quy định là biện pháp cấp thiết cần thực hiện.

- Đảm bảo định biên GV/ lớp theo quy định

Theo thông tư liên tịch số: 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16 tháng 03 năm 2015 quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập (linh hoạt áp dụng cho MNNCL) như sau:

* Những nơi bố trí đủ số trẻ tối đa theo nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo theo quy định tại Điều 3 (quy định về sỉ số trẻ/ lớp)của Thông tư liên tịch này thì định mức GVMN được xác định như sau:

+ Đối với nhóm trẻ: Bố trí tối đa 2, 5 GV/nhóm trẻ;

+ Đối với lớp mẫu giáo học 02 buổi/ngày: Bố trí tối đa 2, 2 GV/lớp; + Đối với lớp mẫu giáo học 01 buổi/ngày: Bố trí tối đa 1, 2 GV/lớp.

* Những nơi không đủ số trẻ để bố trí theo nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo quy định tại Điều 3 (quy định về sỉ số trẻ/ lớp) của Thông tư liên tịch này thì định mức GVMN sẽ tính trên số trẻ bình quân theo từng độ tuổi của từng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, cụ thể:

+ Đối với nhóm trẻ: 01 GV nuôi dạy 06 trẻ từ 3 đến 12 tháng tuổi hoặc 08 trẻ từ 13 đến 24 tháng tuổi hoặc 10 trẻ từ 25 đến 36 tháng tuổi;

+ Đối với lớp mẫu giáo học 02 buổi ngày: 01 GV nuôi dạy 11 trẻ từ 3 - 4 tuổi hoặc 14 trẻ từ 4 - 5 tuổi hoặc 16 trẻ từ 5 - 6 tuổi;

+ Đối với lớp mẫu giáo học 01 buổi/ngày: 01 GV nuôi dạy 21 trẻ từ 3 - 4 tuổi hoặc 25 trẻ từ 4 - 5 tuổi hoặc 29 trẻ từ 5 - 6 tuổi (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2015). Dựa vào thông tư trên, các trường MNNCL linh hoạt tuyển dụng GV phù hợp với sỉ số trẻ từng độ tuổi. Cụ thể cần đảm bảo 2 GV/ lớp, hạn chế tới mức tối đa việc tuyển bảo mẫu thay thế GV bởi lẽ khi lớp có 2 GV thì sẽ cân bằng được công việc giữa các GV trong lớp do cùng có trình độ chuyên môn sư phạm mầm non, tránh được việc phải làm việc với bảo mẫu không có chuyên môn không thể hỗ trợ GV trong việc tổ chức hoạt động GD, làm hồ sơ sổ sách…chưa kể cách XLTHSP của bảo mẫu thường yếu kém và sai lầm dẫn đến nhiều hệ lụy và áp lực cho GV làm chung vì phải liên đới chịu trách nhiệm khi có TH xấu xảy ra.

- Cung cấp trang thiết bị dạy học, đồ dùng đồ chơi đầy đủ, phong phú và đa dạng

Thông tư số 02/2010/TT-BGDĐT ngày 11/2/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành danh mục đồ dùng – đồ chơi – thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho GVMN (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2010).

Dựa trên thông tư này, các trường MNNCL kiểm tra, rà soát, bổ sung những đồ dùng – đồ chơi – thiết bị dạy học còn thiếu, thay mới những đồ dùng – đồ chơi – thiết bị dạy học đã quá cũ hoặc hư hỏngkhông còn sử dụng được... tạo điều kiện thuận lợi cho GV tổ chức các hoạt động cho trẻ, giảm được những TH xảy ra do thiếu thốn trang thiết bị dạy học- đồ dùng đồ chơi cho trẻ, GV cũng cảm thấy thoải mái, nhẹ nhàng hơn khi có đầy đủ đồ dùng – đồ khi tổ chức các hoạt động cho trẻ. Bên cạnh đó, khuyến khích GV cùng làm đồ dùng – đồ chơi tự tạo với trẻ nhằm làm phong phú thêm các loại đồ dùng – đồ chơi cho trẻ và giúp trẻ hợp tác với cô ngày càng tốt hơn.

- Sự hỗ trợ, quan tâm của BGH nhà trường đối với GV

Để thực hiện biện pháp này, trước hết BGH phải là những người cảm thông, lắng nghe và biết chia sẻ cùng GV, không nên chỉ biết quy trách nhiệm và lớn tiếng la lối, trách phạt, kỷ luật khi GV còn thiếu xót, nên đồng hành và hỗ trợ GV khi cần thiết nhất là lúc GV gặp các TH khó khăn không thể tự mình XL. BGH linh động tinh giản những sổ sách cho GV để GV có nhiều thời gian tập trung cho các trãi nghiệm thực tế của trẻ hơn thì GV có điều kiện để quan tâm và quan sát trẻ kỹ hơn. Đồng thời, công tác kiểm tra, tham gia phong trào cũng nên phù hợp và có kế hoạch cụ thể từ sớm để GV có sự chuẩn bị từ từ, tránh phải làm dồn dập một lúc quá nhiều việc cho kịp tiến độ dẫn đến mệt mỏi và căng thẳng. Đặc biệt hơn, BGH nhà trường cần phải đảm bảo về chế độ lương, thưởng cũng như các chính sách hỗ trợ về bảo hiểm, phụ cấp… để đảm bảo cuộc sống cho GV, giúp GV yên tâm công tác. Ngoài ra, BGH nhà trường cũng nên tăng cường một số hoạt động vui chơi giải trí cho GV, thay đổi nhiều hình thức sinh hoạt tập thể khô cứng và căng thẳng thành những buổi sinh hoạt giao lưu thú vị, thoải mái để giúp GV phần nào được thư giãn, vui vẻ và

tinh thần thêm phấn chấn khi làm việc, giúp cho việc XLTHSP của GV cũng nhẹ nhàng hơn.

-Tuyên truyền phụ huynh kết hợp tốt với GV trong việc XLTHSP xảy ra tại lớp Việc tuyên truyền phụ huynh hỗ trợ và cảm thông với GV trước các THSP xảy ra với trẻ tại lớp sẽ giúp GV tránh được những mâu thuẫn về việc XLTHSP của GV không được phụ huynh chấp nhận dẫn đến việc phụ huynh khó dễ, gây áp lực cho GV. Để thực hiện tốt biện pháp này GV cần:

Ngay từ đầu thông qua các buổi họp phụ huynh GV cần thực hiện công tác tuyên truyền tới các bậc phụ huynh về cách thức XL các THSP xảy ra tại lớp, mong phụ huynh tạo điều kiện cho GV hoàn thành tốt nhiệm vụ, không gây áp lực cho GV theo suy nghĩ và cách nuôi dạy con của phụ huynh.

Tạo mối quan hệ cởi mở giữa phụ huynh và GV. Kịp thời trao đổi với phụ huynh về THSP xảy ra với trẻ trong ngày để phụ huynh nắm bắt và thông cảm cùng GV.

Nhìn chung, các trường MNNCL cơ bản đã đáp ứng tốt về mặt trang bị đồ dùng- đồ chơi- thiết bị dạy học cho trẻ, BGH nhà trường đã thực sự hỗ trợ, quan tâm GV về nhiều mặt đặc biệt là tinh giản hồ sơ sổ sách chuyên môn, nâng cao đời sống tinh thần và vật chất cho GV, đồng thời cũng hỗ trợ GV XL các TH khó và đặc biệt, tại các trường MNNCL GV biết tạo mối quan hệ tốt với phụ huynh, đa số phụ huynh đều cảm thông và hợp tác với GV. Đó là những thế mạnh cần phát huy của các trường MNNCL tại TP. Thủ Dầu Một. Tuy nhiên, vấn đềđảm bảo sỉ số trẻ/ lớp, định biên GV/ lớp là 2 biện pháp cần khắc phục sớm để giúp GV không bị áp lực, làm việc tốt hơn và XLTHSP hiệu quả hơn. Mặt khác, tại các trường BGH MNNCL công tác kiểm tra thường đột suất khiến GV bị áp lực, tham gia phong trào thường không được thông báo từ sớm nên GV không có sự chuẩn bị từ từ phải làm dồn dập một lúc quá nhiều việc cho kịp tiến độ dẫn đến mệt mỏi và căng thẳng, do đó, các trường MNNCL cũng nên chú ý khắc phục để GV chủđộng hơn trong công việc và giảm tải được áp lực khi làm việc ở các trường MNNCL tại TP. Thủ Dầu Một.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng xử lý tình huống sư phạm của giáo viên các trường mầm non ngoài công lập tại thành phố thủ dầu một​ (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)