1.2.1.1.Phương pháp dạy học môn Tiếng Anh
con đường, cách thức hoạt động nhằm đạt được mục đích nhất định. Vì vậy, phương pháp là hệ thống những hành động tự giác, tuần tự nhằm đạt được những kết quả phù hợp với mục đích đã định.Từ khái niệm trên ta thấy phương pháp có cấu trúc phức tạp, bao gồm mục đích được đề ra, hệ thống những hành động (hoạt động), những phương tiện cần thiết (phương tiện vật chất, phương tiện thực hành, phương tiện trí tuệ), quá trình làm biến đổi đối tượng, kết quả sử dụng phương pháp (mục đích đạt được) (Trần Thị Hương, 2012).
Theo Lecne (1997), “Phương pháp dạy học là một hệ thống những hành động có mục đích của giáo viên nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và thực hành của người học, đảm bảo cho người học lĩnh hội nội dung học vấn”
Theo nghiên cứu của tác giả Trần Thị Lan (2011), PPDH tiếng Anh là PPDH bộ môn, là phạm trù cơ bản trong giáo học pháp. Chủ thể sử dụng PPDH tiếng Anh là GV và HS. GV sử dụng phương pháp dạy trong hoạt động dạy. HS sử dụng phương pháp học trong hoạt động học. Theo qui luật dạy học thì cả hoạt động dạy và hoạt động học phải thống nhất với nhau, phối hợp cùng nhau, hỗ trợ cho nhau. Đối tượng tác động chung của phương pháp dạy và phương pháp học tiếng Anh là nội dung, chương trình môn học. Ngoài đối tượng tác động chung, mỗi loại hoạt động lại có đối tượng tác động riêng. Hoạt động dạy có đối tượng tác động riêng là quá trình nhận thức của HS. Hoạt động học có đối tượng tác động riêng là quá trình nhận thức của chính bản thân mình. PPDH tiếng Anh có nghĩa hẹp hơn: là mô hình tổng hợp hóa quá trình dạy học dựa trên một trong các hướng tiếp cận cụ thể, điển hình cho các phương hướng cụ thể, có thể là việc sử dụng tài liệu giảng dạy, lựa chọn thủ pháp giảng dạy, phương thức tương tác giữa giáo viên và học sinh.
Nguyễn Quốc Hùng (2014), trong quá trình phát triển các phương pháp dạy ngoại ngữ, có rất nhiều phương pháp sáng tạo từ những quan niệm khác nhau về ngôn ngữ là gì (What’s language?) và sự cảm thụ ngôn ngữ (language acquisition). Phương pháp Ngữ pháp- Dịch, phương pháp trực tiếp, phương pháp Nghe- nói, phương pháp Giao tiếp bằng động tác cơ thể và phương pháp Giao tiếp là năm cột mốc (milestones), năm bước ngoặt (turning points) của quá trình này.
+ Phương pháp Ngữ pháp- Dịch (Grammar-Translation Method): Phương pháp này có tuổi gần ba thế kỷ, xuất phát từ nhu cầu dạy tiếng Latin và Hy Lạp ở Châu Âu. Phương pháp này còn gọi là phương pháp truyền thống được áp dụng mạnh mẽ ở Việt Nam vào những năm 1970 cho đến tận những năm 1990.
Mục đích phương pháp: giúp người học đọc những tác phẩm khoa học, tập trung chủ yếu vào phát triển kĩ năng đọc hiểu, học thuộc lòng từ vựng, dịch văn bản, viết luận và phân tích ngôn ngữ.
Kĩ thuật giảng dạy: giải thích, phân tích ngữ pháp (grammatical anylysic), học thuộc (learn by heart), các qui tắc ngữ pháp (grammar rules), không quan tâm đến các qui tắc đó để giao tiếp, sử dụng bài dịch từ ngoại ngữ (FL=Foreign language) sang tiếng mẹ đẻ (MT= mother tongue) và ngược lại để dạy cho người đọc hiểu được ngoại ngữ. Các kĩ thuật thường được sử dụng trẹn lớp học: dịch văn bản, đặt câu hỏi để kiểm tra mức độ hiểu bài, sử dụng từ đồng nghĩa và trái nghĩa để tang cường vốn từ, rút ra qui tắc ngữ pháp, điền vào chỗ trống, học thuộc lòng, sử dụng từ trong câu, viết luận.
Dạy theo cách này, giáo viên không bị áp lực nhiều vì không phải nói tiếng Anh trôi chảy, và cũng không cần sáng tạo, chỉ cần thực hiện đủ các bài tập trong sách, sử dụng tiếng mẹ đẻ mọi nơi, mọi lúc, giáo viên là người quyết định trên lớp. Với mục đích rõ ràng của phương pháp này, học viên chủ yếu nghiên cứu các cấu trúc ngữ pháp và chuyên tâm vào dịch thuật.
+ Phương pháp trực tiếp (The Direct Method): là một sự phản ứng tích cực của các nhà giáo dục ngôn ngữ đối với Phương pháp dịch ngữ pháp. Theo Celce- Murcia (1991) thì phương pháp này có những đặc điểm chính như hoàn toàn không sử dụng tiếng mẹ đẻ trên lớp, giáo viên thường là người bản ngữ hoặc có năng lực ngoại ngữ cao, thường sử dụng tranh ảnh hoặc hành động để giải nghĩa từ mới, bài học được tiến hành từ các cuộc hội thoại hay những mẩu chuyện vui, thường là liên quan tới những tình huống sinh hoạt hiện đại. Mục đích của phương pháp này là phát triển kĩ năng giao tiếp, phát tiển khả năng tư duy bằng ngoại ngữ.
dựng những đoạn hội thoại theo chủ đề giữa thầy và trò để tiến tới giao tiếp tự nhiên, hoàn toàn không sử dụng tiếng mẹ đẻ. Các kĩ thuật thường được dùng: đọc to để luyện âm, hỏi và trả lời bằng ngoại ngữ, luyện từ và mẫu câu mới, luyện hội thoại, tập viết chính tả, học sinh vẽ minh họa qua miêu tả của giáo viên.
Phương pháp này cũng chú trọng dạy về văn hóa của ngôn ngữ, giảng dạy các hiện tượng văn hoá, không dạy theo trình tự của sách giáo khoa, mà chỉ dựa theo yêu cầu về từ vựng, ngữ pháp và chủ đề để tiến hành bài giảng, sách giáo khoa dung để ôn lại và củng cố những điều đã học trên lớp.
+ Phương pháp Nghe- Nói (Audiolingual Method or Audio-Oral Method):
Phương pháp này phát triển ở Mỹ, nhấn mạnh vào việc dạy kĩ năng nói và kĩ năng nghe trước kĩ năng đọc và kĩ năng viết. Khác với phương pháp Ngữ pháp – Dịch, phương pháp này đáp ứng đúng mục tiêu cần đạt của người học là hình thành và phát triển cả bốn kĩ năng, nhưng ưu tiên phát triển nói, nghe trước đọc và viết. Việc cung cấp kiến thức ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp) được GV thực hiện lồng ghép vào quá trình dạy học.
Phương pháp dạy: Các bài học thường được luyện một cách cơ học, không thông qua giải thích ngữ pháp, nhằm tạo cho học sinh phản xạ nhanh. Các tình huống được thiết kế theo những yêu cầu nhất định để huấn luyện khả năng nói hồi ứng (response) tự nhiên. Các kĩ thuật thường dùng là học thuộc lòng hội thoại, nghe và nhắc lại, luyện chuỗi, luyện thay thế nhiều thành tố, luyện hỏi đáp, trò choi luyện từ và ngữ pháp, luyện thay thế một thành tố.
Phương pháp này thành công trong việc xây dựng phản xạ tự nhiên thông qua xây dựng thông qua thói quen nói, kĩ thuật nhắc lại- ghi nhớ giúp học sinh sử dụng đúng ngữ pháp và phát âm, học sinh được hoạt động nhiều, gây hứng thú trong học tập.
+ Phương pháp Giao tiếp bằng động tác cơ thể (The total physical response)
Đây là phương pháp dạy tiếng do Asher, giáo sư Mỹ sáng tạo ra. Phương pháp này chỉ cung cấp cho người thầy một tài liệu hướng dẫn, một viên phấn và một cái bảng với nhiệm vụ thu hút được sự chú ý của học sinh trong giờ học. Quan điểm lớn
nhất của Asher là phải tạo môi trường để người học có thể tiếp cận mà biến ngôn ngữ ấy thành của mình (internalize the language).
Phương pháp dạy: Giáo viên làm mẫu (modelling) cho mọi hoạt động trước, Giáo viên phát ra mệnh lệnh, học sinh làm theo mệnh lệnh. Các mệnh lệnh được phát triển ngày càng phức tạp hơn thành từng chuỗi mệnh lệnh. Học sinh được giới thiệu phương pháp học tập bằng tiếng mẹ đẻ, sau đó sử dụng ngoại ngữ để giao tiếp trên lớp. Học sinh hiểu nghĩa thông qua cử chỉ, ngôn ngữ cơ thể (body language). Các kĩ thuật thường được dùng là: dùng mệnh lệnh điều khiển hoạt động của học sinh, thay đổi vai hoạt động, động tác liên hoàn.
Ngày nay, phương pháp này được dùng rộng rãi trong các lớp dạy tiếng Anh giao tiếp, kết hợp với nhiều kĩ thuật hiện đại.
+ Phương pháp Giao tiếp (Communicative Approach): được xem như PPDH ngoại ngữ phổ biến nhất và hiệu quả nhất hiện nay. Hầu hết các giáo trình, SGK phổ thông tiếng Anh trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay đều được biên soạn dựa theo quan điểm của phương pháp này. Qua đó, coi mục tiêu cuối cùng của dạy học ngoại ngữ là phát triển kĩ năng giao tiếp/ kĩ năng ngôn ngữ, năng lực giao tiếp. Để giao tiếp được, phương pháp này đòi hỏi phải tính đến phương diện xã hội, văn hóa của ngôn ngữ, các điều kiện xã hội của quá trình sản sinh ngôn ngữ và tính đến ngôn ngữ được dùng trong cuộc sống hàng ngày.
Mục đích cuối cùng của người học ngoại ngữ không chỉ tiếp thu và nắm chắc kiến thức ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp) mà cần phải đạt được năng lực (khả năng) giao tiếp; tức là phát triển được tất cả bốn kĩ năng ngôn ngữ (nghe, nói, đọc, viết) và sử dụng được ngôn ngữ để giao tiếp.
Học sinh luyện kĩ năng nói tự nhiên trong quá trình thảo luận và tranh luận, học sinh có thể diễn đạt ý của mình theo một cách khác cho mọi người có thể hiểu được. Giáo viên đóng vai trò là người tổ chức, hướng dẫn, tạo điều kiện cho học sinh tham gia các hoạt động học tập, đồng thời là người quản lí lớp học, còn học sinh là người thực hiện hoạt động giao tiếp.
gốc (Using authentic Materials), trò chơi ngôn ngữ (language games), đóng vai giao tiếp (Role-play).
Mỗi phương pháp ra đời sau đều có sự kế thừa từ những thành tựu của các phương pháp trước và khắc phục nhược điểm của nó. Nhìn chung, chúng ta sẽ dễ dàng chấp nhận nhận định: không có một phương pháp tối ưu cho tất cả mọi trường hợp. Mỗi phương pháp đều có những ưu và nhược điểm nhất định, do đó giáo viên cần có khả năng lựa chọn, tổng hợp và khai thác để sử dụng hài hoà các phương pháp, kết hợp các phương pháp sao cho phù hợp với đối tượng dạy học, tâm lí lứa tuổi người học và điều kiện, môi trường thực tế.
Như vậy, phương pháp dạy học môn tiếng Anh là cách thức phối hợp hoạt động của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học môn tiếng Anh, nhằm thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ dạy học đã xác định.
1.2.1.2.Đổi mới PPDH Tiếng Anh
Bước vào thế kỷ mới người ta thường cho rằng một lớp học vẫn giữ cách tổ chức của nó như hàng nghìn năm nay. Vậy thì tại sao phương pháp lại thay đổi trong khi lớp học vẫn thế? Điều đầu tiên chúng ta cần bàn đến là sự thay đổi trong tương lai không có nghĩa là sự xóa bỏ phương pháp cũ để thay thế bằng một phương pháp mới tiến bộ hơn, vì sự thay đổi một phương pháp như Grammar-Translation, the Direct Method, Audio-Lingualism hoặc Communicative Language Teaching đòi hỏi sự ra đời cả một hệ tư tưởng, với những quan điểm mới.
Mặt khác, trong những môi trường luôn luôn thay đổi, với những cải tiến kĩ thuật, sự ra đời của một công nghệ mới liên quan đến dạy và học, đặc biệt trong một môi trường có sự biến đổi lớn từ một nền kinh tế hậu công nghiệp (post-industrial economy) sang một nền kinh tế tri thức (knowledge economy), một phương pháp đang thịnh hành thường xuyên được nhìn lại và từ đó những tư tưởng mới, những quan niệm mới ra đời nhằm cải tiến, phát triển và mở rộng tầm nhìn của nó (Nguyễn Quốc Hùng, 2016).
Chuyên đề về đổi mới PPDH trong đổi mới giáo dục phổ thông, đề cập đến Chương trình giáo dục phổ thông mới – mà trước hết là chương trình tổng thể (Bộ
GDĐT đăng tải lên mạng lần thứ hai - từ 16/4 đến 20/5/2017 - để tranh thủ sự đóng góp của các nhà khoa học, nhà giáo và các tầng lớp nhân dân, trong đó có phụ huynh học sinh và học sinh) được xây dựng theo định hướng tiếp cận năng lực, phù hợp với xu thế phát triển chương trình của các nước tiên tiến, nhằm thực hiện yêu cầu của Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội: “tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hoà trí, đức, thể, mỹ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh”. Đổi mới phương pháp dạy học là một giải pháp được xem là then chốt, có tính đột phá cho việc thực hiện chương trình này (Nguyễn Trọng Hoàn, 2017).
Bộ GDĐT (2002), tài liệu tập huấn “Một số vấn đề về đổi mới PPDH môn Tiếng Anh THCS” khái niệm đổi mới PPDH môn tiếng Anh là quá trình chuyển từ thầy thuyết trình, phân tích ngôn ngữ- trò nghe và ghi chép thành PPDH mới, trong đó người thầy là người tổ chức, giúp đỡ hoạt động học tập của HS, còn HS là người chủ động tham gia vào quá trình hoạt động học tập. Tiêu chí cơ bản của PPDH mới là hoạt động tự lập, tích cực, chủ động của HS trong giải quyết các nhiệm vụ giao tiếp bằng ngoại ngữ, tiêu chí chủ yếu để đánh giá kết quả học tập của học sinh là năng lực giao tiếp, năng lực ứng xử bằng ngôn ngữ trong các tình huống giao tiếp cụ thể. Đường hướng chủ đạo trong dạy tiếng Anh ở trường THCS được Bộ GDĐT chỉ đạo cho GV dạy tiếng Anh thực hiện cụ thể như sau:
- Hoạt động giảng dạy tiếng Anh ở trường học cần tập trung vào đường hướng lấy người học làm trung tâm. Đường hướng này nhấn mạnh đến quá trình luyện tập hình thành và phát triển các kĩ năng giao tiếp thông qua các phương pháp, qui trình hoạt động học tập phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh dạy học và khả năng của học sinh. GV phải xem HS là những chủ thể tích cực tham gia vào quá trình học tập và vai trò của GV là người tổ chức và hướng dẫn quá trình học tập của HS.
- Các hoạt động luyện tập ngôn ngữ cần kết hợp tăng cường độ trôi chảy, mạch lạc với độ chính xác trong sử dụng ngôn ngữ. Việc sử dụng ngôn ngữ có ý
nghĩa là yếu tố cơ bản để đạt được trình độ thành thạo bất kì mức độ năng lực giao tiếp nào. Điều này đòi hỏi học sinh phải tương tác với GV, bạn học cùng lớp, sách giáo khoa và các nguồn học liệu khác. Để phát huy tính tích cực trong hoạt động của HS, GV cần tổ chức nhiều hình thức hoạt động trên lớp như: luyện tập cá nhân, luyện tập theo cặp, luyện tập theo nhóm và luyện tập cả lớp.
- Các nhiệm vụ học tập được thiết kế có tính linh hoạt, có khả năng cá thể hóa, giúp HS có thể liên hệ với cuộc sống và môi trường xã hội của bản thân, sử dụng được những hiểu biết và kiến thức nền của mình trong luyện tập ngôn ngữ. Các hoạt động học tập được thiết kế nhằm tăng cường ý thức tự chịu trách nhiệm về việc học tập của bản thân, đồng thời hình thành và rèn luyện một số kĩ năng và chiến lược học ngoại ngữ cơ bản cho HS.
- Các hoạt động luyện tập ngôn ngữ có thể được thiết kế dưới các hình thức khác nhau, mang tính thi đua, cạnh tranh nhằm tạo hứng thú cho HS, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí HS. Để tăng hiệu quả của việc dạy học, cần áp dụng các phương tiện dạy học đa dạng, sử dụng CNTT trong việc thiết kế các hoạt động học tập. HS cần được khuyến khích sử dụng tiếng Anh tối đa trong lớp học và các tình huống giao tiếp thường ngày.
- Giáo viên cần bồi dưỡng cho người học lòng đam mê và kĩ năng tự học tiếng Anh, xác định lại vai trò của giáo viên và người học trong dạy - học tiếng Anh, kiến tạo môi trường học tập tiếng Anh trong đó người học tích cực tham gia học tập, và gắn kết việc học tiếng Anh trong lớp học với thế giới bên ngoài.
Căn cứ vào các đường hướng chủ đạo trong dạy và học Tiếng Anh của Bộ