Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn tiếng anh tại các trường trung học cơ sở, thành phố vĩnh long, tỉnh vĩnh long​ (Trang 55 - 57)

1.5.1.1. Nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên và học sinh về đổi mới PPDH môn tiếng Anh

Yếu tố nhận thức có ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động đổi mới PPDH môn Tiếng Anh và công tác quản lí hoạt động đổi mới PPDH môn Tiếng Anh. Do vậy, trong quá trình quản lí hoạt động đổi mới PPDH môn Tiếng Anh cần phải được các CBQL, giáo viên, học sinh nhận thức đúng vai trò của đổi mới PPDH môn Tiếng Anh và có hiểu biết nhất định về PPDH môn Tiếng Anh thông qua việc thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng về đổi mới PPDH môn Tiếng Anh nói chung, kĩ năng sử dụng kĩ thuật dạy học, kĩ năng sử dụng CNTT, phương pháp dạy và phương pháp học tập. Nếu họ nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của hoạt động đổi mới PPDH môn Tiếng Anh, thì họ sẽ nêu cao tinh thần trách nhiệm, phối hợp tốt trong tổ chức thực hiện, đồng thời tạo thành sức mạnh tổng hợp, từ đó mang lại hiệu quả cho hoạt động này. Ngược lại, nếu họ nhận thức chưa rõ vai trò, tầm quan trọng của hoạt động đổi mới PPDH môn Tiếng Anh, thì hoạt động đổi mới PPDH môn Tiếng Anh sẽ không có sự đồng thuận, không có sự phối hợp chặt chẽ trong thực hiện, từ đó không mang lại hiệu quả cho hoạt động này.

Vì vậy, việc tuyên truyền về vai trò, ý nghĩa và mục đích của hoạt động đổi mới PPDH môn Tiếng Anh trong nhà trường THCS là hết sức cần thiết để CBQL, GV và HS có thể nhận thức đúng đắn, phối hợp tốt và tổ chức thực hiện có hiệu quả hoạt động này trong nhà trường.

1.5.1.2. Năng lực quản lí của cán bộ quản lí

Đối với hoạt động đổi mới PPDH môn tiếng Anh, việc quản lí của BGH là rất cần thiết và quyết định tính hiệu quả của hoạt động này. Bởi vì, khi tham gia quản

lí, căn cứ vào kế hoạch, BGH tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện kế hoạch đổi mới PPDH các môn cũng như môn tiếng Anh nhằm đạt mục tiêu đề ra. Nếu không có sự quản lí của BGH, là đồng nghĩa với việc thực hiện đổi mới PPDH môn tiếng Anh không có kế hoạch, không có tổ chức, chỉ đạo cũng như kiểm tra, đánh giá, thì hoạt động này sẽ không diễn ra, hoặc nếu có thì không đạt hiệu quả.

1.5.1.3. Trình độ chuyên môn, năng lực, kĩ năng sư phạm của giáo viên dạy tiếng Anh

GV là người trực tiếp tổ chức các hoạt động dạy trên lớp, do đó GV phải có năng lực chuyên môn, cập nhật được những đổi mới trong thực tiễn chuyên môn của mình, có năng lực giảng dạy phù hợp với lĩnh vực chuyên môn sâu của mình; có khả năng vận dụng tốt các PPDH tích cực kết hợp với phương pháp đặc thù của bộ môn, biết sử dụng thiết bị, kĩ thuật dạy học hiện đại, ứng dụng CNTT phù hợp với nội dung bài dạy, đối tượng dạy học, điều kiện và môi trường thực tế. Nếu GV có năng lực chuyên môn vững vàng thì hoạt động đổi mới PPDH môn tiếng Anh trong nhà trường sẽ mang lại hiệu quả và đạt mục tiêu đề ra và ngược lại. Do đó để nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động đổi mới PPDH môn tiếng Anh trong nhà trường, BGH cần bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho GV.

1.5.1.4. Đặc điểm tâm lí, năng lực học tập của học sinh

HS có tính cách sôi nổi, hoạt bát, tự tin, mạnh dạn thì các em dễ dàng tạo được mối quan hệ giao tiếp với mọi người xung quanh, từ đó các em sẽ mạnh dạng tham gia thực hành ngôn ngữ, trao đổi, ứng xử tình huống và tự tin giao tiếp bằng Tiếng Anh theo tình huống trong thực tiễn. Những HS ưu tư, trầm lặng, ít nói hay e ngại nên phạm vi giao tiếp của các em bị hạn chế, thường các em không chủ động trong thực hành giao tiếp, đặc điểm tâm lí sẽ ảnh hưởng đến khả năng thực hành giao tiếp Tiếng Anh của HS.

Tiếng Anh là ngôn ngữ nước ngoài, chương trình sách giáo khoa, tài liệu học tập được biên soạn liên thông từ chương trình tiểu học, đòi hỏi HS phải nắm vững kiến thức cơ bản, có vốn từ vừng và có khả năng thực hành tốt các kĩ năng: nghe, nói, đọc viết thì hoạt động đổi mới PPDH tiếng Anh sẽ càng hiệu quả và ngược lại.

Nếu HS bị mất căn bản Tiếng Anh ngay từ chương trình học ở các trường Tiểu học, giáo viên cần phải chú ý và bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng và phương pháp học tập để quá trình học tập Tiếng Anh của HS đạt hiệu quả hơn, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động đổi mới PPDH môn Tiếng Anh ở trường THCS.

1.5.1.5. Sự phối hợp giữa lực lượng giáo dục bên trong nhà trường

Sự phối hợp giữa lực lượng giáo dục bên trong nhà trường là sự phối hợp giữa BGH với TTCM và GV. BGH xây dựng kế hoạch, chỉ đạo tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá. TTCM cụ thể hóa kế hoạch của BGH, chỉ đạo GV tổ chức thực hiện.

Sự phối hợp theo chiều ngang là sự phối hợp giữa đoàn thể. Công đoàn phát động thi đua, khen thưởng phong trào dạy tốt. Đoàn thanh niên, giáo viên chủ nhiệm, GV dạy lớp phối hợp tổ chức các hoạt động học tập trải nghiệm, sinh hoạt các CLB, bồi dưỡng phương pháp học tập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn tiếng anh tại các trường trung học cơ sở, thành phố vĩnh long, tỉnh vĩnh long​ (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)