Định hướng đổi mới phương pháp dạy học mônTiếng Anh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn tiếng anh tại các trường trung học cơ sở, thành phố vĩnh long, tỉnh vĩnh long​ (Trang 37 - 42)

Mục tiêu GD hiện nay đang tập trung hướng vào việc phát triển tính năng động, sáng tạo và tích cực của HS nhằm tạo khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề cho các em. Để đạt được mục tiêu này, việc thay đổi PPDH theo hướng coi trọng

người học, coi học sinh là chủ thể hoạt động, khuyến khích các hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo của các em trong quá trình dạy học là cần thiết.

Trong dạy học ngoại ngữ, quan điểm này càng đúng vì không ai có thể thay thế người học trong việc nắm các phương tiện ngoại ngữ và sử dụng chúng trong trong hoạt động giao tiếp bằng chính năng lực giao tiếp của các em. PPDH ngoại ngữ chọn giao tiếp là phương hướng chủ đạo, năng lực giao tiếp (communicative compentences) là đơn vị dạy học cơ bản, coi giao tiếp vừa là mục đích vừa là phương tiện dạy học, (dạy học trong giao tiếp, bằng giao tiếp và để giao tiếp).

PPDH này sẽ phát huy tốt nhất vai trò chủ thể, chủ động, tích cực của HS trong rèn luyện kĩ năng ngôn ngữ vì những mục đích thực tiễn và sáng tạo. Học sinh cần phải được trang bị cách thức học tiếng Anh và ý thức tự học tập, rèn luyện. Người học là chủ thể, nếu không biết cách tự học thì sẽ không thể nắm vững tiếng nước ngoài.

Theo tài liệu nghiên cứu về định hướng đổi mới PPDH theo hướng tích cực hóa học tập. “ Về mặt bản chất, đổi mới PPDH là đổi mới cách thức tiến hành các phương pháp, đổi mới phương tiện và hình thức triển khai phương pháp trên cơ sở khai thác triệt để các phương pháp dạy học truyền thống và vận dụng linh hoạt một số phương pháp dạy học mới nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học” (Trần Thị Hương, 2012, tr.58).

Theo tác giả Trần Thị Hương (2012),đổi mới PPDH theo hướng tích cực hóa học tập thể hiện ở một số định hướng như sau: Đổi mới cách thức thực hiện PPDH truyền thống theo hướng tích cực hóa học tập; Sử dụng phối hợp các PPDH tích cực hóa học tập; Tăng cường ứng dụng CNTT và sử dụng phương tiện kĩ thuật hiện đại trong dạy học.

Theo tài liệu tập huấn về một số vấn đề về đổi mới PPDH môn Tiếng Anh THCS, môn ngoại ngữ đòi hỏi nhận thức và giải quyết hợp lí mối quan hệ giữa kiến thức ngôn ngữ và kĩ năng ngôn ngữ, hai thành tố chủ yếu của nội dung dạy học. Kĩ năng là trung tâm, là mục đích cuối cùng của quá trình dạy học. Kiến thức là điều kiện, là phương tiện, là nền tảng. Chỉ có kiến thức mà không có kĩ năng thì không có khả năng giao tiếp, ngược lại chỉ có kĩ năng mà không có kiến thức thì khả năng

giao tiếp bị hạn chế và không phát triển được (Bộ GDĐT, 2002).

Dạy học ngoại ngữ thực chất là hoạt động rèn luyện năng lực giao tiếp (dưới dạng nghe, nói, đọc, viết). Muốn rèn luyện được năng lực giao tiếp, học sinh cần có môi trường với những tình huống đa dạng của cuộc sống. Môi trường này chủ yếu là do giáo viên tạo dưới dạng những tình huống giao tiếp và học sinh phải tìm cách ứng xử bằng ngoại ngữ cho phù hợp từng tình huống giao tiếp cụ thể. Ngày nay, người ta đặc biệt quan tâm tới việc áp dụng phương pháp Giao tiếp vào quá trình giảng dạy tiếng Anh. Giáo viên luôn luôn coi trọng việc hình thành và ưu tiên phát triển các kĩ năng (nghe, nói, đọc và viết). Đồng thời, việc cung cấp ngữ liệu mới (ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp) là quan trọng, góp phần hình thành và phát triển các kĩ năng giao tiếp. Chính vì vậy, phương pháp Giao tiếp, ở chừng mực nhất định, đã phát huy được ưu điểm của nó, thực sự giúp cho HS có khả năng sử dụng được tiếng Anh để giao tiếp.PPDH môn tiếng Anh theo định hướng tích cực hoá hoạt động học tập được thể hiện thông qua việc đổi mới cách thức thực hiện PPDH truyền thống theo hướng tích cực hóa học tập.

Việc áp dụng phương pháp Giao tiếp (có sự kết hợp với các PPDH khác) trong quá trình giảng dạy tiếng Anh ở THCS được thực hiện như sau: cả 4 kĩ năng ngôn ngữ (nghe, nói, đọc, viết) đều được quan tâm và được phối hợp trong các bài tập và các hoạt động trên lớp.

Kĩ năng nghe: luôn được sử dụng phối hợp với kĩ năng đọc để giới thiệu ngữ liệu hoặc nội dung bài mới. Ngoài ra, kĩ năng nghe còn được rèn luyện từng bước thông qua các bài tập nghe khác nhau như nghe lấy ý chính, nghe hiểu các thông tin chi tiết, nghe để đoán nghĩa qua ngữ cảnh, nghe qua giao tiếp thông thường.

Kĩ năng nói: được dạy phối hợp với ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, chức năng ngôn ngữ và các kĩ năng khác, thông qua các bài hội thoại ngắn hoặc các nội dung chủ điểm của bài.

Kĩ năng đọc : ngoài ý nghĩa được dùng làm phương tiện giới thiệu nội dung và ngôn ngữ mới, còn được phát triển thông qua các bài tập đọc có mục đích khác nhau như đọc hiểu nội dung chi tiết, đọc lướt, đọc lấy ý chính, đọc tìm thông tin cần thiết với

các bài khóa có văn phong khác nhau như văn bản viết, văn bản nói, bài hội thoại, bài văn xuôi, bài văn vần, quảng cáo, bảng biểu, mẫu khai.

Kĩ năng viết : cơ bản được dùng để củng cố ngữ liệu đã được học. Ngoài ra, còn có những bài tập dạy viết có mục đích như viết thư cá nhân, điền các mẫu khai, viết báo cáo ở dạng đơn giản, viết một đoạn văn ngắn có gợi ý, dựa vào bài học về một chủ điểm, về một nhận định hoặc ý kiến đưa ra.

Ngữ liệu mới: được giới thiệu theo chủ điểm và thông qua hoạt động nghe và đọc; sau đó được luyện tập thông qua cả 4 kĩ năng, có nghĩa là không có các mục dạy tách biệt cho ngữ âm, ngữ pháp hay từ vựng trong từng bài học mà các yếu tố ngôn ngữ sẽ được dạy lồng ghép với nhau và phối hợp với việc phát triển các kĩ năng. Cụ thể là:

+ Ngữ pháp: được xuất hiện ttheo chủ đề và tình huống của bài học và được luyện tập trong ngữ cảnh; sau đó được chốt lại một cách có hệ thống sau một số bài học và ở cuối sách giáo khoa. Các bài tập chuyên sau về hình thái cấu trúc ngữ pháp sẽ được luyện tập một cách có hệ thống trong sách bài tập kèm theo cuốn sách giáo khoa.

+ Từ vựng: cũng được xuất hiện một cách tự nhiên theo các chủ đề nhằm đạt được mức độ như cảnh hóa, giúp cho HS dễ tiếp thu và nhớ lâu. Các bài tập sử dụng từ vựng thường được phối hợp với các bài tập ngữ pháp và các bài tập nghe, nói, đọc, viết.

+ Ngữ âm: được coi là một bộ phận mật thiết gắn liền với với các hoạt động

lời nói, được dạy và luyện tập gắn liền với việc dạy từ mới, dạy ngữ pháp, dạy nghe và dạy nói.

Hệ thống các bài tập và hoạt động bài học được thiết kế theo trình tự dạy học đi từ giới thiệu, luyện tập có hướng dẫn đến vận dụng.

Các bài tập và hoạt động dạy học chú trọng khuyến khích HS áp dụng ngữ liệu đang học với các kiến thức có sẵn để diễn đạt các nội dung khác nhau trong chính đời sống thực tế của các em. Hệ thống bài tập đặc biệt chú trọng những nguyên tắc dạy học cơ bản trong quan điểm dạy học giao tiếp để biên soạn các loại hình bài tập theo nguyên tắc chuyển đổi thông tin (information transfer), nguyên tắc

tạo khoảng trống thông tin (information gap), hay nguyên tắc cá thể hóa (personalization), nhằm giúp HS nắm được hệ thống cấu trúc ngữ pháp và biết ứng dụng để diễn đạt các nội dung giao tiếp trong các tình huống cụ thể trong đời sống thật của HS.

Để hoạt động đổi mới PPDH môn Tiếng Anh ở trường THCS đạt được mục đích đã đề ra, trong thực tiễn dạy học ở nhà trường hiện nay, nhiều GV đã cải tiến các PPDH truyền thống theo hướng kết hợp các PPDH khác nhau, góp phần tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, thể hiện ở các đặc trưng cơ bản sau:

- Dạy học thông qua các tổ chức hoạt động của người học: Người học được đặt vào những tình huống của đời sống thực tế, thảo luận, vận dụng ngôn ngữ, vốn từ vựng và ngữ pháp đã học trình bày quan điểm bằng Tiếng Anh.

- Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học: GV rèn luyện cho HS có được phương pháp, kĩ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho HS lòng đam mê, ham thích bộ môn, kết quả học tập được nâng lên.

- Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác: Thông qua thảo luận, tranh luận trong tập thể, ý kiến mỗi cá nhân được bộc lộ, khẳng định hay bác bỏ, qua đó người học nâng cho mình trình độ mới; thông qua hoạt động nhóm, phát triển tình bạn , ý thức tổ chức, tinh thần trách nhiệm và tương trợ.

- Kết hợp đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của người học: Kết hợp các phương pháp giải quyết vấn đề, dạy học theo nhóm, dạy học theo tình huống và hướng dẫn HS phát triển kĩ năng tự đánh giá để tự điều chỉnh cách học.

Trần Thị Hương (2012), đề cập đến việc ứng dụng CNTT nói chung và sử dụng phương tiện kĩ thuật- công nghệ nói riêng trong dạy học là một xu thế tất yếu khách quan và là một yêu cầu cấp bách trong giáo dục. Tăng cường ứng dụng CNTT và sử dụng phương tiện kĩ thuật hiện đại trong dạy học, tập trung vào sử dụng phương tiện trực quan trong lớp học, thực hành trong dạy học, sử dụng phần mềm, công cụ soạn thảo văn bản và công cụ trình diễn bài giảng. Bên cạnh việc sử dụng đa phương tiện như một phương tiện trình diễn, giáo viên cần tăng cường sử dụng các phần mềm dạy học cũng như các PPDH sử dụng mạng điện tử (E-

learning), PPDH webquest. Công nghệ thông tin là công cụ nâng cao tính tích cực trong dạy học, do đó cả GV và HS đều sử dụng CNTT.

- Đối với giáo viên: Minh họa bài giảng một cách sinh động thông qua hình ảnh, âm thanh; chỉ ra nguồn tài liệu tham khảo cần thiết ngay trong lúc giảng; Nguồn thông tin đa dạng, phong phú, bất ngờ; hướng dẫn HS tự học, tự nghiên cứu.

- Đối với HS: sử dụng Internet; trao đổi email; truy tìm tài nguyên, thiết kế web; soạn tài liệu bằng MS word; báo cáo bằng Power Point.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn tiếng anh tại các trường trung học cơ sở, thành phố vĩnh long, tỉnh vĩnh long​ (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)