Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn tiếng anh tại các trường trung học cơ sở, thành phố vĩnh long, tỉnh vĩnh long​ (Trang 57 - 94)

1.5.2.1. Quan điểm, chủ trương, đường lối chính sách giáo dục

Chủ trương, chính sách, định hướng của lãnh đạo ngành về đổi mới PPDH tiếng Anh là yếu tố quan trọng để công tác quản lí bồi dưỡng có điều kiện phát huy theo hướng tốt hơn. Chủ trương, chính sách, định hướng của cấp trên phù hợp, thuận lợi có thể giúp công tác quản lí bồi dưỡng đạt kết quả tốt và ngược lại.

1.5.2.2. Cơ quan quản lí giáo dục các cấp (Bộ, Sở GD-ĐT, Phòng GD-ĐT)

Các cơ quan quản lí giáo dục đóng vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức đổi mới PPDH trong nhà trường, là những cơ quan ban hành các thông tư, văn bản, kế hoạch và hướng dẫn các cơ sở giáo dục thực hiện, nếu có sự chỉ đạo và tổ chức thực hiện của cơ quan quản lí giáo dục thì hoạt động đổi mới PPDH mới có thể thực hiện hiệu quả và ngược lại.

1.5.2.3. Công tác phối hợp các lực lượng giáo dục bên ngoài nhà trường

Cha mẹ HS cần có nhận thức đầy đủ và đúng đắn trong việc đổi mới PPDH tiếng Anh, cần phải phối hợp với nhà trường. Nếu cha mẹ quan tâm, tạo điều kiện cho các em tham gia nhiều hoạt động, mở rộng giao tiếp, tiếp thu nhiều tri thức mới,

kinh nghiệm sống tăng lên, các em sẽ tự tin học tập, không e ngại và nhút nhát trong học tập. Ngược lại, nếu cha mẹ ít có điều kiện quan tâm, không đáp ứng đầy đủ các phương tiện học tập cho các em, không được sự ủng hộ, khuyến khích học Tiếng Anh, các em bị mất căn bản tiếng Anh, khả năng thực hành giao tiếp Tiếng Anh của các em cũng bị hạn chế.

Nếu nhà trường thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục, thu hút nhiều lực lượng tham gia giáo dục, đầu tư kinh phí cho nhà trường tổ chức tốt các hoạt động ngoài giờ học, tạo điều kiện cho HS học tập trải nghiệm tại các cơ sở, xí nghiệp có thu hút người nước ngoài làm việc, giao lưu với các trung tâm Ngoại ngữ có GV là người bản xứ, những địa điểm tham quan du lịch có người nước ngoài đến, tạo cơ hội cho HS thực hành giao tiếp, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động đổi mới PPDH tiếng anh, tăng niềm hứng thú học tập cho HS, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế và ngược lại.

Kết luận chương 1

Chương 1 đã tổng quan tình hình nghiên cứu của tác giả trong và ngoài nước về hoạt động đổi mới PPDH môn tiếng Anh; trình bày các khái niệm cơ bản liên quan đến hoạt động đổi mới PPDH môn tiếng Anh, cách thức vận dụng PPDH tích cực kết hợp các PDDH dạy học truyền thống, nhằm đạt được mục tiêu đổi mới giáo dục và định hướng dạy học Tiếng Anh theo đường hướng giao tiếp. Các tác giả tập trung nhiều nhất là đổi mới PPDH môn tiếng Anh theo cách thức tổ chức giảng dạy, lấy HS làm trung tâm, cách dạy mới phải phù hợp với khả năng tiếp thu và nhu cầu của HS, làm cho HS yêu thích môn học, đảm bảo hiệu quả truyền đạt cao nhất cho HS, đáp ứng được mục đích cuối cùng là sử dụng Tiếng Anh làm công cụ giao tiếp.

Để đáp ứng mục tiêu dạy và học ngoại ngữ theo đề án ngoại ngữ Quốc gia 2020”, hoạt động đổi mới PPDH môn Tiếng Anh trường THCS bao gồm: xác định được mục tiêu của hoạt động đổi mới PPDH Tiếng Anh; định hướng đổi mới PPDH Tiếng Anh trong giai đoạn hiện nay; kết hợp vận dụng PPDH truyền thống với PPDH tích cực; trang bị CSVC, phương tiện kĩ thuật phục vụ đổi mới PPDH tiếng Anh.

Quản lí hoạt động đổi mới PPDH môn Tiếng Anh phải được thực hiện theo một chu trình khép kín: bắt đầu từ việc xây dựng kế hoạch đổi mới PPDH tiếng Anh, đến việc tổ chức, phân công, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra giám sát thực hiện các hoạt động trên, kịp thời điều chỉnh những thiếu sót, hạn chế khi cần thiết trong những hoạt động tiếp theo. Đồng thời, quá trình này cũng chịu sự tác động nhiều yếu tố về CBQL nhà trường, tổ chuyên môn, cá nhân GV, các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.

Xuất phát từ việc nghiên cứu những nội dung được trình bày ở chương 1, người nghiên cứu có cơ sở lí luận để khảo sát và phân tích thực trạng về quản lí hoạt động hoạt động đổi mới PPDH môn Tiếng Anh các trường THCS, TPVL, tỉnh Vĩnh Long. Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động đổi mới PPDH môn Tiếng Anh trường THCS, TPVL, tỉnh Vĩnh Long.

Chương 2. THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ, THÀNH PHỐ VĨNH LONG,

TỈNH VĨNH LONG

2.1. Khái quát tình hình giáo dục của thành phố Vĩnh Long

2.1.1. Khái quát về các trường trung học cơ sở thành phố Vĩnh Long

Hiện nay, TPVL có 08 trường THCS, trog đó có 05/08 trường đạt chuẩn QG, tỷ lệ 62,5%. Trong năm học 2017-2018,cấp THCS có 213 lớp/ 8434 HS, nữ chiếm tỷ lệ 48,20% (4065/8434 em), có 108 em là người dân tộc, 29 học sinh khuyết tật. Qui mô trường lớp ổn định hằng năm, các trường ở khắp các phường xã, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đưa con em đến trường. Trường lớp được xây dựng, được duy tu sửa chữa, đầu tư trang thiết bị đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh trên địa bàn TPVL.Trường THCS Lê Quí Đôn, tọa lạc tại Phường 1, là một trong những trường đã giáo dục và đào tạo nhiều thế hệ HS giỏi, có nhiều thành tích trong học tập và các phong trào cho tỉnh nhà, được thành lập từ năm 1949. Trường THCS Nguyễn Trường Tộ, tọa lạc tại phường 2 , được thành lập vào năm 1948, là trường THCS đầu tiên trong tỉnh đạt Tiêu chuẩn chất lượng giáo dục cấp độ 3 năm 2014, trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Trường THCS Nguyễn Trãi tọa lạc tại phường 3, có diện tích nhỏ hẹp, ghép chung diện tích với trường tiểu học Lê Lợi. Trường THCS Trần Phú tọa lạc tại phường 4, Trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia năm học 2017-2018. Trường THCS Cao Thắng được thành lập từ năm 1976, tọa lạc tại phường 5. Trường có diện tích nhỏ hẹp, cơ sở vật chất xuống cấp, tuy nhiên trường được đánh giá là một ngôi trường có chất lượng giáo dục tốt, là địa chỉ tin cậy của CMHS, HS và nhân dân phường 5. Trường THCS Lương Thế Vinh được thành lập từ 1975, nhằm đáp ứng yêu cầu học tập cho con em nhân dân tại phường 8 và vùng lân cận huyện Long Hồ. Trường THCS Nguyễn Khuyến được thành lập từ năm 1956, thuộc xã Tân Ngãi vùng ven của TPVL, trường được công nhận chuẩn quốc gia năm 2011. THCS Nguyễn Đình Chiểu được thành lập năm

1975, thuộc xã Tân Hòa vùng ven của TPVL, được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia năm học 2012 – 2013.

Bảng 2.1. Thống kê tổng số học sinh năm học 2017 - 2018

Trường THCS Tổng số HS Số HS

Khối 6 Khối 7 Khối 8 Khối 9

Lê Quí Đôn 2225 528 518 549 630

Nguyễn Trãi 1084 271 266 256 291 Trần Phú 515 143 142 124 106 Cao Thắng 807 204 207 179 217 Nguyễn Khuyến 1003 252 254 242 255 Nguyễn Trường Tộ 1168 302 255 298 313 Lương Thế Vinh 541 122 141 126 152 Nguyễn Đình Chiểu 791 204 190 201 196 Tổng cộng 8134 2026 1973 1975 2160

(Nguồn thống kê Smax GD Vĩnh Long - năm học 2017-2018)

2.1.2. Khái quát về cán bộ quản lí và giáo viên dạy Tiếng Anh

Về đội ngũ CBQL: Hiện tại, hầu hết các trường THCS có số lượng CBQL đủ số lượng theo qui định. Tổng số CBQL của 08 trường THCS TPVL là 20 người. Trong đó, tỷ lệ CBQL nữ chiếm 40,0% (08/20). Độ tuổi trung bình của CBQL các trường này là 42. Tất cả CBQL đều đạt trên chuẩn về trình độ chuyên môn. Có 01 CBQL trình độ thạc sĩ. Tất cả CBQL đều được tập huấn nghiệp vụ quản lí và lí luận chính trị. (Nguồn thống kê smax GD Vĩnh Long-7/2018).

Về đội ngũ GV dạy tiếng Anh: tổng số 48 GV, tỷ lệ GV đạt trên chuẩn (44/48) 68,22%. Hiện tại có 45/48 GV đạt năng lực ngoại ngữ trình độ B2, có 4/48 GV có năng lực ngoại ngữ trình độ B1, có 29/48 GV đã tham dự tập huấn PPDH tiếng Anh. Hầu hết GV tâm huyết với nghề, tích cực tham gia các hoạt động chuyên môn nhằm nâng cao kĩ năng sư phạm.

Tuy nhiên, vẫn còn một giáo viên tiếng Anh chưa đạt chuẩn về trình độ đào tạo vẫn chưa đạt chuẩn, chưa đáp ứng được tỉ lệ cần thiết theo yêu cầu đổi

mới giáo dục phổ thông và chương trình sách giáo khoa theo đề án dạy học Ngoại ngữ quốc gia

Bảng 2.2. Thống kê cán bộ quản lí và giáo viên dạy môn Tiếng Anh

CBQL, GV dạy Tiếng Anh

Trường THCS Tổng cộng LQĐ NT TP CT NK NTT LTV NĐC Vị trí công tác HT 01 01 01 01 01 01 01 01 08 PHT 03 01 01 01 02 02 01 01 12 TTCM 01 01 01 01 01 01 01 01 08 GV 11 04 02 04 06 05 03 05 40 Trình độ chuyên môn Cao đẳng 01 01 00 01 01 00 00 00 04 Đại học 14 05 05 06 07 08 06 08 59 Thạc sĩ 00 01 00 00 00 00 00 00 01 Thâm niên công tác < 10 năm 00 00 00 00 00 00 01 00 01 10-20 năm 01 01 03 00 01 01 02 02 11 > 20 năm 14 06 02 07 07 08 03 06 53 Bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD Đã học 04 02 02 02 03 03 02 02 20 Đang học 00 00 00 00 00 00 00 00 00 Chưa học 00 00 00 00 00 00 00 00 00 Bồi dưỡng PPDH Đã học 09 05 03 05 06 06 04 05 29 Đang học 00 00 00 00 00 00 00 00 00 Chưa học 03 02 03 02 04 00 02 04 20 Bồi dưỡng NL NN B1 00 01 00 00 02 00 00 01 04 B2 12 04 04 05 05 06 04 05 45 C1 00 00 00 00 00 00 00 00 00

(Nguồn thống kê smax GD Vĩnh Long-7/2018).

2.1.3. Chất lượng giáo dục năm học 2017-2018

Chất lượng giáo dục và đào tạo nói chung và chất lượng môn Tiếng Anh nói riêng của TPVL ngày càng được nâng cao cả về hai mặt học lực và hạnh kiểm, đa số HS yêu thích học Tiếng Anh, biết sử dụng Tiếng Anh trong giao tiếp hằng ngày, du lịch và học tập, cụ thể được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.3. Thống kê chất lượng giáo dục trung học cơ sở

XẾP LOẠI TSHS Tốt/Giỏi Khá Trung bình Yếu

SL % SL % SL % SL %

Hạnh kiểm 8134 7683 94,45 407 5,00 41 0,50 03 00,03

Học lực 8134 3282 40,34 2842 34,93 1925 23,66 85 01,02

Bảng 2.4. Thống kê kết quả xếp loại học lực môn Tiếng Anh

Trường THCS Giỏi Khá Trung bình Yếu

SL % SL % SL % SL % Lê Quí Đôn 2225 1058 47,55 773 34,74 317 14,24 77 3,46 Nguyễn Trãi 1084 389 35,88 393 36,25 220 12,19 82 4,54 Trần Phú 515 126 24,46 228 44,27 152 29,51 9 1,74 Cao Thắng 807 168 20,81 305 37,79 298 36,92 36 4,46 Nguyễn Khuyến 1003 198 19,74 317 31,60 360 35,89 128 12,76 Nguyễn Trường Tộ 1168 411 35,18 305 26,11 412 35,27 40 3,42 Lương Thế Vinh 541 135 24,95 222 41,03 142 26,24 42 7,76 Nguyễn Đình Chiểu 791 160 20,22 240 30,34 328 41,46 63 7,96 Tổng cộng 8134 2645 32,51 2783 34,21 2229 27,40 477 5,86 (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học 2017 - 2018 của Phòng GD - ĐT Vĩnh Long)

2.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng

2.2.1. Mục đích nghiên cứu

Khảo sát nhằm làm rõ thực trạng hoạt động đổi mới PPDH Tiếng Anh ở trường THCS, TPVL, tỉnh Vĩnh Long và thực trạng quản lí hoạt động đổi mới PPDH Tiếng Anh tại các trường THCS, TPVL, tỉnh Vĩnh Long.

2.2.2. Nội dung nghiên cứu

Thực trạng nhận thức về sự cần thiết phải đổi mới PPDH Tiếng Anh ở trường THCS của CBQL, GV dạy tiếng Anh và HS tại các trường THCS, TPVL, tỉnh Vĩnh Long;

tỉnh Vĩnh Long;

Thực trạng quản lí hoạt động đổi mới PPDH Tiếng Anh tại các trường THCS, TPVL, tỉnh Vĩnh Long;

Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động đổi mới PPDH Tiếng Anh tại các trường THCS, TPVL, tỉnh Vĩnh Long;

Thực trạng các biện pháp quản lí hoạt động đổi mới PPDH Tiếng Anh tại các trường THCS, TPVL, tỉnh Vĩnh Long.

2.2.3. Mẫu nghiên cứu

Bảng 2.5. Bảng tóm tắt mẫu nghiên cứu

Trường THCS PHỎNG VẤN

ĐIỀU TRA BẢNG HỎI

CBQL GV HS GV

Lê Quí Đôn 2 2 6 11

Nguyễn Trãi 1 1 4 Trần Phú 1 1 6 2 Cao Thắng 1 1 4 Nguyễn Khuyến 1 2 6 Nguyễn Trường Tộ 2 1 6 5 Lương Thế Vinh 1 1 3 Nguyễn Đình Chiểu 1 1 6 5 Tổng cộng 10 10 24 40

+ Phương pháp điều tra bảng hỏi:

Sử dụng phiếu thăm dò (phụ lục 1). Phiếu thăm dò được xây dựng bằng các câu hỏi đóng nhằm lấy ý kiến của 40 GV dạy Tiếng Anh về thực trạng về hoạt động đổi mới PPDH môn Tiếng Anh và quản lí hoạt động đổi mới PPDH môn Tiếng Anh tại các trường THCS, TPVL, tỉnh Vĩnh Long.

+ Phương pháp phỏng vấn:

Chúng tôi sử dụng kĩ thuật phỏng vấn bán cấu trúc trong cuộc phỏng vấn (phụ lục 2, 3). Tổng cộng có 6 cuộc phỏng vấn trực tiếp, 8 cuộc phỏng vấn qua phương tiện điện thoại, 10 bằng email với tổng số người tham gia trả lời là 24.

Nhóm 1: 10 CBQL (HT, PHT, TTCM)

Nhận xét chung về nhóm đối tượng quản lí, chúng tôi ghi nhận được tình hình quản lí hoạt động dạy học môn Tiếng Anh của nhà trường và một số thông tin về quản lí hoạt động đổi mới PPDH môn Tiếng Anh, chủ yếu là thực trạng các quản lí thể hiện qua 04 chức năng: xây dựng kế hoạch, tổ chức chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, quản lí các điều kiện hỗ trợ thực hiện đổi mới PPDH môn Tiếng Anh tại đơn vị.

Nhóm 2: 10 GV dạy Tiếng Anh

Nhận xét chung về nhóm đối tượng trực tiếp thực hiện các hoạt động đổi mới PPDH, chúng tôi ghi nhận được tình hình hoạt động dạy và học tiếng Anh của nhà trường và một số thông tin về quản lí hoạt động đổi mới PPDH môn Tiếng Anh.

Nhóm 3: 04 nhóm HS (24 HS)

Nhận xét chung về nhóm đối tượng tham gia hoạt động, chúng tôi ghi nhận được những thông tin về hoạt động dạy và học Tiếng Anh tại trường, thông qua đó các em đã nêu ra được tâm tư nguyện vọng về học Tiếng Anh và những khó khăn còn vướng mắc và đề xuất một số ý kiến, với mong muốn được nhà trường, Thầy/Cô tạo điều kiện thuận lợi cho việc học Tiếng Anh tại trường đạt hiệu quả.

Nội dung các cuộc phỏng vấn trực tiếp, chúng tôi ghi chép, lưu thành văn bản, tóm lượt nội dung có liên quan đến thực trạng chúng tôi nghiên cứu.

+ Quan sát: quan sát các tiết dạy chuyên đề, tham quan CSVC, phương tiện kĩ thuật phục vụ đổi mới phương pháp dạy học Tiếng Anh các trường THCS.

+ Nghiên cứu sản phẩm: kế hoạch năm học 2017-2018 của HT, kế hoạch chuyên môn của PHT, kế hoạch tổ chuyên môn; giáo án của GV, biên bản họp tổ, phiếu dự giờ GV của CBQL.

2.2.4. Cách thức xử lí số liệu

+ Xử lí số liệu phỏng vấn: Chúng tôi chọn lọc các ý kiến, thống kế theo từng

mục với trình tự có ý nghĩa, biên tập lại thành những câu ngắn gọn một số phát biểu tương đồng trong các nhóm đối tượng, đủ nghĩa để trích dẫn (nếu cần).

Bảng 2.6. Bảng tóm tắt các thành viên và nhóm tham gia phỏng vấn sâu

STT Đối tượng Hình thức Mã hóa

1 Hiệu trưởng Phỏng vấn sâu CB1

2 Hiệu trưởng Phỏng vấn sâu CB2

3 Hiệu trưởng Phỏng vấn sâu CB3

4 Phó hiệu trưởng chuyên môn Phỏng vấn sâu CB4

5 Phó hiệu trưởng chuyên môn Phỏng vấn sâu CB5

6 Phó hiệu trưởng chuyên môn Phỏng vấn sâu CB6

7 Tổ trưởng chuyên môn Tiếng Anh Phỏng vấn sâu CB7 8 Tổ trưởng chuyên môn Tiếng Anh Phỏng vấn sâu CB8 9 Tổ trưởng chuyên môn Tiếng Anh Phỏng vấn sâu CB9 10 Tổ trưởng chuyên môn Tiếng Anh Phỏng vấn sâu CB10

11 Giáo viên dạy tiếng Anh Phỏng vấn sâu GV1

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn tiếng anh tại các trường trung học cơ sở, thành phố vĩnh long, tỉnh vĩnh long​ (Trang 57 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)