Biện pháp 3: Nâng cao công tác tổ chức, chỉ đạo thực hiện hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn tiếng anh tại các trường trung học cơ sở, thành phố vĩnh long, tỉnh vĩnh long​ (Trang 101 - 104)

Qua kết quả khảo sát thực trạng cho thấy công tác tổ chức, chỉ đạo nhân sự thực hiện hoạt động đổi mới PPDH tiếng Anh tại các trường THCS, TPVL, tỉnh Vĩnh Long, được các đối tượng khảo sát đánh giá ở mức độ “Tốt”, kết quả phỏng vấn TTCM cho thấy HT, PHT có quan tâm đến tổ chức thực hiện và phân công nhiệm vụ cụ thể cho cá nhân và các bộ phận thực hiện. Tuy nhiên việc phân công tổ chuyên môn tổ chức sinh hoạt chuyên đề; thao giảng dự giờ và nhân viên thiết bị, GV phụ trách tin học chưa tạo điều kiện thuận lợi cho GV sử dụng thiết bị dạy học hiện đại, ứng dụng CNTT trong dạy học, do đó người nghiên cứu đề xuất biện pháp nâng cao chức năng tổ chức, chỉ đạo hiện đổi mới PPDH môn Tiếng Anh.

*Biện pháp 3.1: Quan tâm tổ chức, chỉ đạo hoạt động sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề

- Mục tiêu của biện pháp:

Nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn, tạo cơ hội cho GV trong tổ chia sẽ kinh nghiệm, tập trung tháo gỡ những khó khăn soạn giảng theo định hướng đổi mới PPDH; giúp GV nắm vững chuyên môn và thực hiện hoạt động này đạt hiệu quả. Đồng thời tránh những hoạt động mang tính hành chính dễ gây nhàm chán

trong việc sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn. - Nội dung và cách thức thực hiện:

HT qui định rõ yêu cầu về sinh hoạt chuyên đề về đổi mới PPDH lồng ghép sinh hoạt chuyên môn định kì hai tuần một lần.

TTCM xây dựng và phổ biến kế hoạch chương trình chuyên đề, phân công GV thực hiện để GV có thời gian chuẩn bị chuyên đề báo cáo khi sinh hoạt chuyên môn.

TTCM tổ chức sinh hoạt chuyên môn cần tập trung trao đổi, thảo luận, thống nhất mục tiêu bài học, cách thực hiện các PPDH tích cực, bàn bạc những vướng mắc trong giảng dạy, tìm hướng giải quyết.

HT, PHT có các biện pháp kiểm tra việc thực hiện các nội dung sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề đã được qui định như: cùng dự họp tổ, nhóm chuyên môn định kì hoặc đột xuất; xem các biên bản nội dung sinh hoạt chuyên môn định kì, tư vấn, tạo điều kiện thuận lợi cho GV thực hiện đổi mới PPDH

- Điều kiện thực hiện biện pháp:

TTCM nắm rõ qui định của điều lệ trường trung học việc sinh hoạt chuyên môn thực hiện hai tuần một lần; cách thức tổ chức sinh hoạt chuyên đề.

Đối với tổ chuyên môn ghép, cần tổ chức sinh hoạt riêng các nhóm chuyên môn do tổ phó cùng chuyên môn hoặc nhóm trưởng chuyên môn phụ trách.

Chuyên đề được xây dựng phù hợp với chương trình học, đúng định hướng và mục tiêu đổi mới PPDH Tiếng Anh.

*Biện pháp 3.2: Quan tâm công tác tổ chức dự giờ, thao giảng, đánh giá, rút kinh nghiệm giờ dạy theo các tiêu chí đổi mới phương pháp dạy học

- Mục tiêu biện pháp:

Đánh giá tay nghề GV, phát hiện những nhân tố có năng lực trong chuyên môn, tiếp tục bồi dưỡng tạo nguồn GV nòng cốt cho trường, khuyến khích GV tham gia các cuộc thi giáo viên dạy giỏi các cấp, đồng thời cũng rút kinh nghiệm, tư vấn và giúp đỡ những GV còn lúng túng trong đổi mới PPDH, động viên tinh thần và tạo điều kiện thuận lợi cho GV tiếp tục thực hiện đổi mới trong thời gian tiếp theo.

- Nội dung và cách thực hiện biện pháp:

TTCM tổ chức cho GV đăng ký thao giảng, xây dựng tiêu chí đánh giá giờ dạy môn Tiếng Anh, sau dự giờ cần tổ chức phân tích giờ dạy, rút kinh nghiệm căn cứ theo tiêu chí đánh giá giờ dạy môn Tiếng Anh trong đó chú trọng các tiêu chí đổi mới PPDH dựa vào những đặc trưng của PPDH tích cực, thảo luận vấn đề còn tồn tại khi thực hiện đổi mới PPDH, có thể tập trung vào các chủ đề bài học cụ thể, các tiết dạy kĩ năng khó thực hiện và đưa vào áp dụng trong nhà trường.

HT phối hợp với các đơn vị bạn tổ chức hội giảng, giao lưu, học hỏi về đổi mới PPDH, phối hợp tổ chức dự giờ liên trường, đặc biệt là đối với những trường có ít giáo viên dạy Tiếng Anh, khuyến khích GV dự giờ theo qui định bộ tiêu chuẩn kiểm định và đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông.

- Điều kiện thực hiện biện pháp:

Trên cơ sở các tiêu chí đánh giá giờ dạy của Bộ GDĐT, Sở GDĐT, nhà trường cần xây dựng bộ tiêu chí đánh giá giờ dạy trong đó chú trọng các tiêu chí đổi mới PPDH môn Tiếng Anh.

Căn cứ Thông tư số: 12 /2009/TT-BGDĐT qui định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường THCS, CBQL và GV nắm rõ định mức thao giảng, dự giờ của CBQL và GV.

TTCM xây dựng kế hoạch dự giờ, kết hợp thực hiện chương trình chuyên đề, phân công cụ thể GV thực hiện.

*Biện pháp 3.3: Tổ chức, chỉ đạo công tác bồi dưỡng kĩ năng sử dụng thiết bị dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin cho giáo viên

- Mục tiêu biện pháp:

Nhằm giúp cho GV hoàn thiện các kĩ năng sử dụng các thiết bị phục vụ cho việc PPDH dạy học, ứng dụng CNTT hiệu quả trong soạn giảng Tiếng Anh, tránh việc lạm dụng chiếu chép trong sử dụng giáo án điện tử.

- Nội dung và cách thực hiện biện pháp:

học và một số GV thành thạo kĩ năng sử dụng CNTT, tổ chức bồi dưỡng tin học, ngoại ngữ tại trường để giúp đỡ GV nâng cao khả năng sử dụng CNTT và khai thác thông tin trên Internet, kết hợp đồng thời với việc tổ chức các buổi tập huấn sử dụng thiết bị dạy học hiện đại như bảng thông minh, các phương tiện dạy học hiện đại như website trường học kết nối, giới thiệu kinh nghiệm sử dụng các phần mềm vào dạy học, các trang website dạy và học Tiếng Anh trực tuyến để giúp GV tự học, tự nghiên cứu tài liệu, nâng cao trình độ chuyên môn và kĩ năng ứng dụng CNTT. BGH lưu ý tổ chức vào mùa hè, thời gian chuẩn bị vào đầu mỗi năm học.

Qui định GV dạy thao giảng có ứng dụng CNTT ít nhất là 2 tiết/ học kì vào tiêu chí thi đua. TTCM căn cứ qui định này để làm cơ sở đánh giá, xếp loại GV hàng năm. Khuyến khích GV sử dụng thiết bị dạy học, tăng cường kiểm tra nhắc nhở việc sử dụng thiết bị và ứng dụng CNTT trong dạy học thông qua việc theo dõi sổ mượn thiết bị, cho GV đăng ký mượn thiết bị để nhân viên thiết bị sắp xếp thời gian hỗ trợ lắp đặt đèn chiếu.

- Điều kiện thực hiện biện pháp:

Nhà trường trang bị phòng máy tính, laptop và các thiết bị như đèn chiếu, tivi, cassette. Lắp đặt đường truyền Internet để GV thuận tiện truy cập internet phục vụ dạy học và học và học tập đạt hiệu quả.

GV phải có trình độ tin học cơ bản, nhiệt tình trong học hỏi, trao đổi kinh nghiệm và tinh thần cầu tiến trong giảng dạy với ứng dụng CNTT, biết bảo quản CSVC của nhà trường.

PHTCM xây dựng kế hoạch, bố trí thời gian hợp lí cho GV tham gia tập huấn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn tiếng anh tại các trường trung học cơ sở, thành phố vĩnh long, tỉnh vĩnh long​ (Trang 101 - 104)