Theo tài liệu nghiên cứu của tác giả Trần Thị Hương (2012), PPDH tích cực là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.
PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy, tuy nhiên để dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động.
Căn cứ vào đặc điểm môn ngoại ngữ nói chung, đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh ở trường THCS, để việc dạy và học tiếng Anh đạt được mục tiêu cuối cùng là thực hành giao tiếp, giáo viện dạy môn tiếng Anh cần thiết phải sử dụng các PPDH Tiếng Anh truyền thống và hiện đại.
1.3.3.1. Kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học môn tiếng Anh
Từ các khái niệm về cách thức thực hiện, những ưu điểm và hạn chế của các PPDH dạy ngoại ngữ, trong dạy học tiếng Anh ngày nay, người ta áp dụng nhiều PPDH như: phương pháp Ngữ pháp-Dịch, phương pháp Nghe-Nói, phương pháp giao tiếp bằng cơ thể, phương pháp Giao tiếp trong quá trình đổi mới PPDH tiếng Anh ở trường THCS.
1.3.3.2 Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực vào dạy học Tiếng Anh
Theo tài liệu nghiên cứu của tác giả Trần Thị Hương (2012), một số PPDH tích cực được khái niệm như sau:
+ Phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ
Francisco (1993): "Học tập nhóm là một phương pháp học tập mà theo phương pháp đó học viên trong nhóm trao đổi, giúp đỡ và hợp tác với nhau trong học tập".
Dạy học theo nhóm là cách thức GV chia HS thành từng nhóm để thảo luận về một vấn đề học tập dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên nhằm thực hiện các nhiệm vụ học tập.
Dạy học theo nhóm là cách thức đặc thù để tổ chức điều khiển mối quan hệ giữa người dạy- người học- tri thức. Trong đó người học không chỉ là một cá nhân mà còn là một cộng đồng các chủ thể năng động và liên kết, chủ thể liên nhân cách nhằm giúp mỗi người học tự giác, tích cực chiếm lĩnh tri thức bằng chính hành động của mình.
+ Phương pháp dạy học theo tình huống
Theo Robinson, “ Học là việc chuẩn bị cho người học và các tình huống của thực
tiễn cuộc sống”, cho nên việc học và lĩnh hội tri thức cần phải được gắn liền với các tình huống của cuộc sống và thực tiễn nghề nghiệp của người học.
PPDH theo tình huống là cách thức GV tổ chức cho HS tự lực nghiên cứu và giải quyết các tình huống, từ thực tiễn cuộc sống và nghề nghiệp gắn với những chủ đề học tập, qua đó người học tự lĩnh hội tri thức mới và cách thức hành động mới, hình thành phát triển năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề.
Dạy học tình huống là một hình thức dạy học gây hứng thú và có tính thực tiễn cao. Thông qua các tình huống, người học có thể học được cách đưa ra những câu hỏi chuyên biệt, cách tìm ra giải pháp và chứng minh được câu trả lời của họ bằng học thuyết hay nghiên cứu.
+ Phương pháp dạy học đóng vai
Phương pháp đóng vai là cách thức dựa vào một câu truyện kể hoặc một tình huống trong mối quan hệ giữa người với người, HS đóng vai các nhân vật khác nhau trong cốt truyện, đối thoại, trò chuyện và tranh luận với nhau, qua đó rut ra những kết luận về vấn đề học tập.
Phương pháp này đặc trưng ở sự thể hiện tức thời một tình huống thanh hành động mà HS sử dụng một các sáng tạo ý nghĩ và óc tưởng tượng của mình. Phương pháp này tạo cơ hội cho HS tự bộc lộ những lời nói, ý tưởng, việc làm, theo vai diễn, qua đó thu nhận kiến thức kĩ năng ứng xử, thái độ.HS học được cách giải quyết tình huống đa dạng, phức
tạp trong cuộc sống và công việc.Tạo cơ hội cho HS thể hiện hiểu biết, kĩ năng và phương pháp ứng xử của mình; phát triển kĩ năng giao tiếp, kĩ năng thâm nhập tìm hiểu người khác.
+ Phương pháp dạy học theo chủ đề tích hợp
Dạy học tích hợp có nghĩa là đưa những nội dung giáo dục có mối liên hệ vào quá trình giảng dạy các môn như: tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông vào các môn học như: Địa lí, Hóa học, Giáo dục công dân, Tiếng Anh, Ngữ văn, Sinh học.
Dạy học liên môn là phải xác định các nội dung kiến thức có sự tương đồng đến hai hay nhiều môn học để dạy học, tránh việc HS phải học đi học lại nhiều lần một nội dung kiến thức ở nhiều môn học không giống nhau. Đối với những kiến thức liên môn nhưng có một môn học chiếm ưu thế thì có thể sắp xếp dạy trong chương trình của môn đó và không dạy lại ở các môn còn lại.
+ Phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, sáng tạo
Theo Dự thảo Đề án đổi mới chương trình và sách giáo khoa GD phổ thông sau năm 2015 đã nêu hoạt động trải nghiệm sáng tạo bản chất là những hoạt động GD nhằm hình thành và phát triển cho HS những phẩm chất tư tưởng, ý chí tình cảm, giá trị, kĩ năng sống và những năng lực cần có của con người trong xã hội hiện đại.
Hoạt động học tập trải nghiệm sáng tạo là các hoạt động giáo dục thực tiễn được tiến hành song song với hoạt động dạy học trong nhà trường. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một bộ phận của quá trình GD được tổ chức ngoài giờ học các môn văn hóa ở trên lớp và có mối quan hệ bổ sung, hỗ trợ cho hoạt động dạy học.
Thông qua các hoạt động thực hành, những việc làm cụ thể, HS sẽ phát huy vai trò cụ thể, tính tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo của bản thân, HS được bày tỏ quan điểm ý tưởng và lựa chọn ý tưởng của chính mình. Do vậy mà các em thật sự hào hứng và rất tích cực khi được học tập dưới dạng hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
+ Phương pháp tổ chức trò chơi học tập
Trò chơi là tổ chức cho HS tìm hiểu một vấn đề hay thực hiện những hành động, việc làm hoặc hình thành thái độ thông qua một trò chơi nào đó.
biết về thế giới hiện thực xung quanh, kích thích trí thông minh, lòng ham hiểu biết, học cách giải quyết nhiệm vụ. Ngoài ra, trò chơi là phương tiện giáo dục phẩm chất nhân cách cho HS. Các phẩm chất nhân cách được hình thành thông qua chơi như tính hợp tác, tính đồng đội, tính tập thể, tính kỷ luật, tự chủ, tích cực, độc lập, sáng tạo, sự quan tâm lo lắng đến người khác, thật thà, dũng cảm, kiên nhẫn.Trò chơi còn là phương tiện giáo dục thể lực cho HS, giáo dục thẩm mỹ, hình thành các kĩ năng giao tiếp, kĩ năng xã hội.
Trò chơi là một phương thức giải trí tích cực, hiệu quả, mang lại niềm vui, sự hứng khởi, hồn nhiên, yêu đời cho học sinh. để các em tiếp tục học tập và rèn luyện tốt hơn.
Về mặt tâm lí học, trong quá trình diễn ra trò chơi tất cả các thành viên của nhóm đều tham gia hết mình và từ đó các em sẽ được trải nghiệm, bởi vì mỗi cá nhân cũng như cả nhóm đang sống trong một tình huống khác với những gì các em đã sống trong cuộc sống thực.
+ Phương pháp dạy học Webquest
WebQuest là một PPDH mới, được xây dựng trên cơ sở phương tiện dạy học mới là công nghệ thông tin và Internet. Trong đó người học tự lực thực hiện cá nhân hoặc theo nhóm một nhiệm vụ về một chủ đề phức hợp, gắn với tình huống thực tiễn. Những thông tin cơ bản về chủ đề được truy cập từ những trang liên kết (Internet links) do giáo viên chọn lọc từ trước. Việc học tập theo định hướng nghiên cứu và khám phá, kết quả học tập được HS trình bày và đánh giá.
WebQuest là phương pháp “khám phá trên mạng”. WebQuest là một dạng đặc biệt của dạy học sử dụng truy cập mạng Internet.
1.3.4. Các điều kiện hỗ trợ hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh ở trường trung học cơ sở