Chức năng của quản lí hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn tiếng anh tại các trường trung học cơ sở, thành phố vĩnh long, tỉnh vĩnh long​ (Trang 47 - 54)

Theo Trần Khánh Đức (2014), các chức năng cơ bản của quản lí bao gồm: dự báo, lập kế hoạch; tổ chức thực hiện; chỉ đạo, lãnh đạo; giám sát, kiểm tra, đánh giá. Bốn chức năng này trong quá trình quản lí được thực hiện liên tiếp, đan xen vào nhau, phối hợp và bổ sung cho nhau tạo thành một chu trình quản lí và được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.1. Mối liên hệ giữa các chức năng quản lí

Theo Koontz, Odonnell và Weihrich (1998) đã đề ra 04 chức năng quản lí: chức năng kế hoạch hóa; chức năng tổ chức; chức năng chỉ đạo; chức năng kiểm tra, đánh giá.

Như vậy, quản lí hoạt động đổi mới PPDH môn tiếng Anh ở trường THCS được dựa trên các chức năng cơ bản của công tác quản lí. Quản lí hoạt động đổi mới PPDH môn tiếng Anh ở trường THCSlà quá trình gồm các chức năng như sau: xây dựng kế hoạch; tổ chức; chỉ đạo thực hiện kế hoạch và kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch.

1.4.2.1. Xây dựng kế hoạch hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh

Theo tài liệu nghiên cứu của tác giả Hồ Văn Liên (2007), nhà trường là thiết chế sư phạm, là đơn vị cơ sở của ngành giáo dục có chức năng quản lí hoạt động

Dự báo/lập kế hoạch

Môi trường bên ngoài

Các nguồn lực của tổ chức

Nhà quản lý

Công việc - Nhân sự

Mục tiêu của tổ chức

Kiểm tra/đánh giá Chỉ đạo/lãnh đạo

giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục của quốc gia.

- Hoạch định: là chức năng đầu tiên của quản lí, nó có vai trò quan trọng là xác định phương hướng hoạt động và phát triển của tổ chức, xác định các kết quả cần đạt trong tương lai. Hoạch định là quá trình gồm các bước: Dự báo, xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch thực hiện mục tiêu.

Kế hoạch đổi mới PPDH môn Tiếng Anh ở trong nhà trường là một kế hoạch bộ phận nhằm chi tiết hóa kế hoạch tổ chuyên môn (Tiếng Anh), chỉ ra các công việc phải thực hiện trong từng thời điểm nhằm đạt đến mục tiêu dạy học Tiếng Anh của nhà trường trong năm học. Xây dựng kế hoạch càng chi tiết, sát hợp thì việc tổ chức thực hiện càng dễ dàng.

Xây dựng kế hoạch hoạt động đổi mới PPDH môn Tiếng Anh gồm:

- Xây dựng kế hoạch năm học của nhà trường có chú trọng kế hoạch đổi mới PPDH (HT);

- Xây dựng kế hoạch chuyên môn của nhà trường có chú trọng kế hoạch đổi mới PPDH;

- Xây dựng kế hoạch chuyên môn của tổ có chú trọng kế hoạch đổi mới PPDH môn Tiếng Anh;

- Xây dựng chương trình các chuyên đề đổi mới PPDH và phân công người chịu trách nhiệm chính (PHTCM, TTCM).

Trong quản lí xây dựng kế hoạch, CBQL cần xây dựng bộ máy giám sát quá trình thực hiện kế hoạch. Các thông tin phản hồi cần được phân tích, đánh giá một cách cẩn thận. Trên cơ sở đó, nhà quản lí sẽ đề xuất các giải pháp phù hợp để điều chỉnh kế hoạch hoặc tăng cường chỉ đạo thực hiện, giúp cho giáo viên thực hiện tốt kế hoạch đổi mới PPDH môn Tiếng Anh của nhà trường.

1.4.2.2. Tổ chức hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh

Theo Trần Kiểm, chức năng tổ chức được định nghĩa: “Chức năng trong quản lí là việc thiết kế cơ cấu các bộ phận sao cho phù hợp với mục tiêu của tổ chức. Đồng thời việc thực hiện các chức năng này còn phải chú ý đến phương thức hoạt

động, đến quyền hạn chủa từng bộ phận, tạo điều kiện cho sự liên kết ngang, dọc và đặc biệt chú ý đến việc bố trí cán bộ- người vận hành các bộ phận của tổ chức” (Trần Kiểm, 2011).

Chức năng tổ chức là quá trình phân phối và sắp xếp nguồn nhân lực theo những cách thức nhất định để đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu đã đề ra.

Tổ chức hoạt động hoạt động đổi mới PPDH môn Tiếng Anh trường THCS là việc phân công nhiệm vụ, xác lập mối quan hệ quản lí và phối hợp giữa các cá nhân và bộ phận để thực hiện hoạt động hoạt động đổi mới PPDH môn Tiếng Anh trường THCS.

Tổ chức việc thực hiện hoạt động đổi mới PPDH môn Tiếng Anh trường THCS bao gồm:

- Phân công trách nhiệm PHTCM quản lí hoạt động đổi mới PPDH ở tổ chuyên môn.

Hiệu trưởng phân công PHT triển khai kế hoạch đổi mới PPDH của trường đến tập thể GV trường, quản lí hoạt động đổi mới ở các tổ chuyên môn nói chung và môn Tiếng Anh nói riêng theo kế hoạch đề ra. Theo dõi quá trình thực hiện hoạt động đổi mới PPDH các tổ thông qua dự họp tổ chuyên môn, dự sinh hoạt chuyên đề, dự gìờ GV. Đôn đốc, tư vấn, hỗ trợ TTCM trong quá trình thực hiện quản lí hoạt động đổi mới PPDH. Thường xuyên kiểm tra đánh giá tiến độ thực hiện và kết quả thực hiện, báo cáo kết quả hoạt động đổi mới của các tổ đến HT. Tạo điều kiện cho GV có cơ hội học tập, bồi dưỡng chuyên môn, phát triển năng lực nghề nghiệp trong năm tiếp theo.

- Phân công trách nhiệm tổ chuyên môn để thực hiện đổi mới PPDH.

Căn cứ vào kế hoạch đổi mới PPDH chung của nhà trường, kế hoạch đổi mới PPDH của tổ. Tổ trưởng chuyên môn tổ chức sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt tổ chuyên môn chú trọng đổi mới PPDH, tổ chức sinh hoạt chuyên đề, phân công GV có năng lực chuyên môn vững thực hiện chuyên đề, dạy chuyên đề, tổ chức thao giảng, dự giờ rút kinh nghiệm GV, ký duyệt giáo án của GV.

Tiếng Anh.

Đây là khâu quan trọng trong thực hiện đổi mới PPDH môn Tiếng Anh.Vì vậy, mỗi cá nhân GV có trình độ, năng lực chuyên môn khác nhau. Do đó, HT, PHTCM phải chú ý lựa chọn GV đạt chuẩn về năng lực ngoại ngữ, được tham dự lớp bồi dưỡng PPDH giảng dạy các lớp học thuộc chương trình đề án ngoại ngữ Quốc gia 2020, chọn GV có năng lực giảng dạy, báo cáo chuyên đề và dạy minh họa. GV phải soạn giảng theo hướng đổi mới PPDH (thực hiện PPDH truyền thống theo hướng tích cực hóa học tập, phối hợp các PPDH tích cực hóa học tập, tăng cường ứng dụng CNTT).

- Phân công trách nhiệm các bộ phận, cá nhân khác (nhân viên phụ trách thiết bị, thư viện, giáo viên phụ trách tin học, GVCN, đoàn thể) tham gia hỗ trợ hoạt động đổi mới PPDH môn Tiếng Anh.

Để đạt hiệu quả về công tác đổi mới PPDH môn Tiếng Anh cần phải có sự hỗ trợ của các bộ phận, cá nhân khác (nhân viên phụ trách thiết bị, thư viện, giáo viên phụ trách tin học, GVCN, đoàn thể). Trong trường hợp cần thiết cần có sự tham gia đóng góp ý kiến của các bộ phận khác trong hoặc ngoài nhà trường nhằm tạo môi trường học tập tiếng Anh, phát triển kĩ năng giao tiếp ngôn ngữ cho HS, góp phần hỗ trợ hoạt động đổi mới PPDH Tiếng Anh đạt hiệu quả.

1.4.2.3. Chỉ đạo hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh

Theo tài liệu nghiên cứu những vấn đề cơ bản của khoa học quản lí giáo dục: “Chỉ đạo là chức năng thể hiện năng lực của người quản lí. Sau khi hoạch định kế hoạch và sắp xếp tổ chức, người cán bộ quản lí phải điều khiển cho hệ thống hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu đã đề ra”. Đây là quá trình sử dụng quyền lực quản lí để tác động đến các đối tượng bị quản lí một cách có chủ đích nhằm phát huy hết tiềm năng của họ hướng vào việcđạt mục tiêu chung của hệ thống” (Trần Kiểm, 2011, tr. 63).

Như vậy, sau khi kế hoạch đã được thiết lập, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên và bộ phân, thì phải có người lãnh đạo dẫn dắt, điều khiển; theo sát hoạt động, hướng dẫn, điều chỉnh công việc hợp lí, nhịp nhàng; động viên, khuyến khích

các thành viên hoàn thành nhiệm vụ nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Chỉ đạo là thể hiện tính tích cực của người chỉ huy trong hoạt động của mình. Trong khi thực hiện kế hoạch có thể có một số vấn đề chưa phù hợp với thực tiễn cần phải điều chỉnh cho hợp lí hơn. Người quản lí cần theo dõi, giám sát chặt chẽ các hoạt động, phân tích các vấn đề thực tiễn để kịp thời điều chỉnh, bổ sung kế hoạch để hoạt động giáo dục đạt kết quả cao nhất.

- Chỉ đạo PHTCM quản lí hoạt động tổ chuyên môn, thực hiện đổi mới PPDH môn Tiếng Anh theo đúng mục tiêu, định hướng.

Công tác quản lí luôn đóng vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động đổi mới PPDH tiếng Anh nhằm đạt mục tiêu đề ra, chất lượng, hiệu quả công việc phụ thuộc vào năng lực của người lãnh đạo. PHTCM với nhiệm vụ được phân công quản lí hoạt động, chỉ đạo khoa học để định ra hướng xây dựng kế hoạch khả thi bám sát mục tiêu, đề ra được các biện pháp, xác lập mối quan hệ quản lí và phối hợp giữa các cá nhân và bộ phận để thực hiện hoạt động. Ngược lại, nếu PHTCM có tầm nhìn năng lực quản lí, chỉ đạo điều hành hạn chế sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả công tác này.

Như vậy, công tác quản lí hoạt động hoạt động đổi mới PPDH của tổ chuyên môn thuộc trách nhiệm của PHTCM. Trong quá trình thực hiện PHTCM cần xem xét các vấn đề nảy sinh từ thực tiễn, những khó khăn gì trong thực hiện đổi mới, những đề xuất kiến nghị của GV.Từ đó, tham mưu với HT để bổ sung, điều chỉnh kế hoạch bám sát thực tiễn.

- Chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức, hướng dẫn GV thực hiện đổi mới PPDH tiếng Anh đúng mục tiêu, định hướng đổi mới, vận dụng PPDH tích cực kết hợp sử dụng CNTT, thiết bị hiện đại trong tổ chức các hoạt động dạy học. Tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề, tổ chức ký duyệt giáo án của GV, tổ chức thao giảng, dự giờ, đánh giá rút kinh nghiệm, tổ chức học tập, thảo luận những vấn đề về đổi mới PPDH Tiếng Anh.

- Chỉ đạo GV thiết kế bài dạy theo định hướng đổi mới PPDH phù hợp với chương trình và đối tượng HS, hướng dẫn cho GV vận dụng PPDH tích cực vào dạy

Tiếng Anh, báo cáo chuyên đề, dạy học theo chuyên đề, nghiên cứu tài liệu, hướng dẫn HS học tập qua trường học kết nối, dự giờ GV rút kinh nghiệm theo hướng đổi mới PPDH (thực hiện PPDH truyền thống theo hướng tích cực hóa học tập, phối hợp các PPDH tích cực hóa học tập, tăng cường ứng dụng CNTT).

- Chỉ đạo các bộ phận và cá nhân khác thực hiện đúng nhiệm vụ được phân công.

Chỉ đạo nhân viên thiết bị lập sổ theo dõi GV sử dụng thiết bị, đề nghị mua sắm, sửa chữa thiết bị; hỗ trợ GV sử dụng thiết bị dạy học, GV phụ trách tin học hướng dẫn GV và HS ứng dụng CNTT trong dạy học, nghiên cứu dạy học qua trường học kết nối, GV phụ trách thư viện cung cấp tài liệu cho GV và HS về phương pháp dạy và học tích cực. Phối hợp chặt chẽ với BGH, tổ chuyên môn và GV trong quá trình thực hiện thực hiện đổi mới PPDH.

Hình thức chỉ đạohoạt động đổi mới PPDH tiếng Anh

- Bằng văn bản: là các văn bản của các cấp QL (Bộ, Sở, Phòng GDĐT) và các kế hoạch của trường liên quan đến việc thực hiện đổi mới PPDH tiếng Anh.

- Qua các cuộc họp hội đồng, sinh hoạt chuyên môn, các lớp tập huấn, các buổi hội thảo chuyên đề của Sở, Phòng GDĐT, trường.

1.4.2.4. Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh

Theo tài liệu nghiên cứu những vấn đề cơ bản của khoa học quản lí giáo dục của Trần Kiểm: “Kiểm tra là một chức năng cơ bản và quan trọng của quản lí. Đây là chức năng xuyên suốt của quá trình quản lí và là chức năng của mọi cấp quản lí. Kiểm tra trong quản lí là một nỗ lực có hệ thống nhằm thực hiện ba chức năng: phát hiện, điều chỉnh và khuyến khích. Kiểm tra là điều chỉnh quyết định của quản lí nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu quản lí đã đề ra. Kiểm tra còn gắn với mục đích phát triển tổ chức và cá nhân. Kiểm tra không chỉ là điều chỉnh, mà kiểm tra còn là phát triển” (Trần Kiểm, 2011).

Trong quản lí hoạt động đổi mới PPDH tiếng Anh, để thực hiện các yêu cầu về kiểm tra, đánh giá nêu trên, người hiệu trưởng cần phải chú trọng việc rà soát đội

ngũ GV dạy Tiếng Anh đã đủ chuẩn về năng lực ngoại ngữ tương đương bậc 4 (B2) theo yêu cầu của đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giaiđoạn2008– 2020”. Lãnh đạo nhà trường phải tăng cường công tác kiểm tra nội bộ trường học (qua dự giờ thăm lớp) để tác động vào ý thức tự bồi dưỡng năng lực chuyên môn của giáo viên, tạo sự quan tâm giúp đỡ lẫn nhau của tập thể sư phạm; phát hiện những GV có năng lực, động viên khen thưởng để họ phấn đấu và cống hiến tài lực, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường; đồng thời nhắc nhở, uốn nắn những GV, bộ phận chưa hoàn thành nhiệm vụ để họ khắc phục những hạn chế, vươn lên trong công tác. Mặt khác, nhà quản lí đánh giá được thực trạng công tác quản lí, những khó khăn gì trong quá trình thực hiện thực để đề xuất các giải pháp tháo gỡ kịp thời.

Như vậy, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đổi mới PPDH tiếng Anh trường THCS là việc đánh giá mức độ thực hiện kế hoạch của các cá nhân trực tiếp xây dựng đổi mới PPDH tiếng Anh và các bộ phận hỗ trợ hoạt động này tại trường. Qua việc kiểm tra, HT sẽ xem xét việc thực hiện của từng công việc cụ thể, xác định được mức độ hoàn thành kế hoạch, từ đó có hướng điều chỉnh theo kết quả mà nhà trường mong đợi. Công tác kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đổi mới PPDH tiếng Anh trường THCS được thực hiện như sau:

+ Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch của PHTCM, TTCM và góp ý cách thực hiện phù hợp với điều kiện của nhà trường;

+ Kiểm tra việc xây dựng chuyên đề về đổi mới PPDH của tổ chuyên môn; + Kiểm tra kế hoạch bài dạy của GV;

+ Kiểm tra việc thực hiện dự giờ dạy của GV định kì và đột xuất;

+ Kiểm tra về đổi mới nội dung và hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh phù hợp với PPDH mới;

+ Kiểm tra việc phối hợp các cá nhân và các bộ phận hỗ trợ thực hiện đổi mới PPDH môn Tiếng Anh (nhân viên thiết bị, thư viện, GVCN, chi đoàn, GV phụ trách tin học);

hoạt động đổi mới PPDH Tiếng Anh.

Tóm lại, trong quá trình quản lí thì bốn chức năng trên luôn đan xen, hỗ trợ và bổ sung cho nhau, cả bốn chức năng trên phải thực hiện liên tiếp, tạo sự kết nối từ chu trình này sang chu trình sau theo hướng phát triển. Mỗi chức năng có một vị trí quan trọng khác nhau vì thế HT cần thực hiện một cách nghiêm túc, chu đáo trong từng chức năng để tạo thành một chu trình quản lí khoa học góp phần thực hiện hoạt động đổi mới PPDH Tiếng Anh ở trường THCS đạt hiệu quả như nhà trường mong đợi.

1.4.3. Quản lí các điều kiện phục vụ hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn tiếng anh tại các trường trung học cơ sở, thành phố vĩnh long, tỉnh vĩnh long​ (Trang 47 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)