Biện pháp 4: Bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn tiếng anh tại các trường trung học cơ sở, thành phố vĩnh long, tỉnh vĩnh long​ (Trang 104 - 106)

dạy Tiếng Anh

- Mục tiêu của biện pháp

Đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta và mục tiêu của chính phủ trong việc phát triển kĩ năng sử dụng tiếng Anh cho học sinh, sinh viên, nâng cao trình độ ngoại ngữ cho nguồn nhân lực, đội ngũ cán bộ, viên chức.

Xây dựng đội ngũ giáo viên tiếng Anh đủ về cơ cấu số lượng, đảm bảo có trình độ chuyên môn và năng lực sư phạm, có tâm huyết và tận tụy với nghề.

- Nội dung của biện pháp và cách thức thực hiện biện pháp

Xây dựng phong trào tự học, tự bồi dưỡng trong nhà trường thông qua việc đề ra các yêu cầu tự bồi dưỡng đối với giáo viên từ đầu năm học về lí luận dạy học, sử dụng công nghệ thông tin, trang thiết bị trong dạy học. CBQL phải là những người gương mẫu, đi đầu trong phong trào tự học, tự bồi dưỡng. Từ đó, tác động đến nhận thức của thầy, cô giáo trong nhà trường để bản thân thầy, cô giáo có ý thức tự học, tự rèn luyện thường xuyên; tự làm đồ dùng dạy học đơn giản bám sát các chủ điểm trong chương trình; sưu tầm các đồ dùng dạy học có sẵn; soạn giáo án điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy (phần mềm powerpoint).

Xác định đối tượng bồi dưỡng; dự kiến các nội dung, thời gian bồi dưỡng; phối hợp với cấp trên để mời báo cáo viên về các nội dung: phương pháp rèn luyện kĩ năng giao tiếp cho học sinh; cách diễn đạt tiếng Anh trong bài giảng trên lớp; bồi dưỡng, tập huấn về phương pháp dạy học, cách sử dụng thiết bị hiện đại (bảng thông minh); cách thiết kế bài giảng E-learning, cách tạo file nghe, tạo clip minh họa.

Cử GV chưa đạt chuẩn năng lực theo qui định bậc 4 (trình độ B2) tham dự các lớp nâng cao năng lực ngoại ngữ, các lớp bồi dưỡng PPDH môn Tiếng Anh do Sở GDĐT tổ chức theo kế hoạch.

Cử GV tham gia hội giảng, hội thảo chuyên đề, thi giáo viên dạy giỏi các cấp, dự giờ, trao đổi, học tập kinh nghiệm của đồng nghiệp trong và ngoài đơn vị.

Tạo điều kiện và khuyến khích giáo viên tiếp cận sách báo, các tạp chí về đổi mới PPDH môn Tiếng Anh, từ đó GV cập nhật kiến thức và tham khảo những bài viết, sáng kiến kinh nghiệm về đổi mới PPDH môn tiếng Anh, nhằm tiếp cận các PPDH tích cực, kĩ thuật dạy học hiện đại một cách nhanh chóng và nhận thức việc đổi mới một cách hiệu quả.

- Điều kiện thực hiện biện pháp:

Quán triệt chỉ thị 40/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc “Xây dựng nâng cao chất lượng của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục”, tinh thần Quyết định số 1400/QĐ-TTg của Chính phủ về việc “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020”, lấy đó làm cơ sở để phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ trong nhà trường.

BGH nhà trưởng phải xây dựng được một tập thể có tinh thần cầu tiến cao, luôn luôn biết học hỏi nâng cao trình độ, phải xây dựng được thói quen tự học trong giáo viên, là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.

Xây dựng được qui chế bồi dưỡng rõ ràng, trong đó ban hành các qui định, các chế độ khuyến khích, khen thưởng, kỉ luật cụ thể.

Phối hợp với các phòng, ban của Sở GDĐT trong việc bồi dưỡng nâng cao trình độ GV dạy Tiếng Anh.

Tạo điều kiện cho GV về thời gian, lịch công tác tại trường để GV có thể thuận lợi và yên tâm tham gia học tập bồi dưỡng chuyên môn.

Thường xuyên theo dõi quá trình tự học, tự nâng cao trình độ GV thông qua thái độ nghiêm túc của GV trong sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn, dự giờ thăm lớp, thao giảng, thực hiện các chuyên đề, thi viết sáng kiến kinh nghiệm hoặc biện pháp hữu ích, có khen thưởng và kỉ luật kịp thời, thúc đẩy GV không ngừng học tập.

3.2.5. Biện pháp 5: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát giờ dạy của giáo viên trong thực hiện đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn tiếng anh tại các trường trung học cơ sở, thành phố vĩnh long, tỉnh vĩnh long​ (Trang 104 - 106)