Phân loại xung đột tâm lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh trung học cơ sở tại thành phố hồ chí minh​ (Trang 41 - 46)

Căn cứ vào chủ thể xung đột: ( dẫn theo Nguyễn Thị Hoa, 2014)

- Xung đột giữa cá nhân với cá nhân: Xung đột vợ - chồng, xung đột anh (chị) - em, xung đột cha/mẹ - con cái,…

- Xung đột giữa cá nhân với nhóm: Xung đột giữa nhân viên - cán bộ quản lí, xung đột giữa giáo viên - học sinh, xung đột giữa giáo viên - lực lượng tham gia quản lý học sinh, xung đột giữa cá nhân trong nhóm bạn học,…

- Xung đột nhóm với nhóm: Xung đột giữa các thành viên trong cộng đồng có những vai trò khác nhau, xung đột giữa các nhóm bạn, xung đột giữa các đồng nghiệp thuộc nhiều phòng ban khác nhau,..

Căn cứ vào biểu hiện xung đột

- Xung đột công khai: Có sự biểu hiện ra ngoài mà ta có thể dễ dàng quan sát được.

- Xung đột âm thầm: Không biểu hiện ra ngoài, người ngoài không quan sát được

Căn cứ vào nguyên nhân xung đột

- Xung đột giao tiếp: Thiếu thông tin giao tiếp, bất đồng quan điểm, mục đích, không hiểu thông điệp của nhau, sự khác nhau giữa chủ thể và khách thể giao tiếp,…

- Xung đột tổ chức: Phân công nhiệm vụ, chức năng không phù hợp; các cơ chế quy định không được chuẩn hóa, chồng chéo; phong cách lãnh đạo không phù hợp, đánh giá người lao động không khách quan,..

- Xung đột do khác biệt đặc điểm cá nhân: Khác biệt về lứa tuổi, giới tính, trình độ; không phù hợp tâm lý về đạo đức, lối sống của một số thành viên trong tập thể, khác nhau về tâm tư, tình cảm, động cơ, hệ thống giá trị,…

Căn cứ về tính chất xung đột

- Xung đột chủ yếu: Sự va chạm về quyền lợi của nhau gây ra. Để giải quyết xung đột hiệu quả, đôi bên phải bàn bạc và một bên phải có sự nhường nhịn, hy sinh quyền lợi của mình trên tình yêu thương và ý thức trách nhiệm.

- Xung đột thứ yếu: Sự biểu hiện khác nhau về nhu cầu, thị hiếu nhỏ, mỗi người chỉ cần có sự thông cảm, nhân nhượng lẫn nhau là giải quyết xong.

Căn cứ vào thời lượng xung đột

- Xung đột ngắn: Thường là kết quả của việc hiểu lầm.

- Xung đột dài: Xung đột diễn ra trong một thời gian dài, mang tính chất khó khăn, không dễ giải quyết được. Xung đột loại này có thể ảnh hưởng rất lớn đến cá nhân và tập thể.

1.3.4. Mức độ và biểu hiện xung đột tâm lý

a. Mức độ xung đột tâm lý

Các nhà nghiên cứu đã đưa ra các tiêu chí khác nhau để phân tích các mức độ xung đột. theo tác giả Zacke đã đưa ra ba mức độ của xung đột và dấu hiệu kèm theo: ( Dẫn theo Nguyễn Xuân Thức, 2005)

- Mức độ 1: Thái độ tiêu cực kéo dài trong quan hệ. Dấu hiệu của thái độ này có thể là: lo lắng, giọng nói không thân thiện, hay kêu ca, không hiểu nhau, ý kiến khác nhau…

- Mức độ 2: Sự căng thẳng tiêu cực. Dấu hiệu là: lời lẽ kích động, quan điểm khác nhau, lâu bền không bằng lòng kéo dài, chống đối, nghe trộm,…

- Mức độ 3: Xung đột. Dấu hệu bùng nổ, cắn dứt, xúc phạm đến nhau, cãi nhau, dùng vũ lực, từ bỏ công việc,…

Dựa trên kết quả nghiên cứu của các nhà tâm lý học về vấn đề này (Murich Zamses, V.A. Sysenko,…) đưa ra cách phân định như sau: ( dẫn theo Phí Thị Thu Huyền, 2016)

- Mức độ 1: Sự đồng nhất. Giữa các cá nhân, giữa các nhóm, giữa các cá nhân với nhóm…có sự tường đồng, thống nhất hay hòa hợp về nhận thức, quan điểm, thái độ, hành động. Tuy nhiên, trong sự đồng nhất vẫn ẩn dấu sự khác biệt chưa có cơ hội bộc lộ ra ngoài. Chúng ta không thấy xung đột vì xung đột đang ở dạng ẩn dấu (đồng nhất tiêu cực).

- Mức độ 2: Sự khác nhau. Ở mức độ này, sự khác nhau về nhận thức, quan điểm, thái độ, hành động giữa các cá nhân, giữa các nhóm, giữa các cá nhân với nhóm đã được bộc lộ ra ngoài. Xung đột bắt đầu xuất hiện nhưng chưa gay gắt. - Mức độ 3: Sự đối lập. Giữa các cá nhân với nhau có sự ngược nhau về nhận thức, quan điểm, thái độ và hành động. Sự ngược chiều nhau được bộc lộ và xung đột dần dần trở nên gay gắt.

- Mức độ 4: Mâu thuẫn. Đó là sự chống đối lại nhau của các chủ thể trong tương tác, trong quan hệ. Tuy nhiên, sự chống đối này chưa đến mức đối kháng và vẫn có thể điều hòa được.

- Mức độ 5: Xung đột. Trong giai đoạn này, xung đột đã trở nên rất gay gắt không thể điều hòa được giữa các cá nhân, giữa cá nhân với nhóm về nhận thức, quan điểm, thái độ, hành động. Có sự phản kháng mạnh mẽ từ hai bên xung đột.

Một số nhà tâm lý học đã đưa ra 5 mức độ xung đột dựa trên cơ sở phức tạp của xung đột: ( dẫn theo Đặng Thị Thu Trang, 2016)

- Mức độ 1: Xung đột giả. Chỉ một bên tìm cách công kích, gây sự. - Mức độ 2: Xung đột tương đối. Cả hai bên tìm cơ hội chống đối nhau.

- Mức độ 3: Xung đột phức tạp. Lúc đầu là xung đột tương đồng nhưng sau đó kéo theo nhiều người cùng tham gia.

- Mức độ 4: Xung đột bùng nổ. Sau một thời gian ngấm ngầm nén chịu, trong khoảnh khắc sự bực bội đạt đến cực độ.

b. Biểu hiện xung đột tâm lý

Theo tác giả Lê Minh Nguyệt (2016), xung đột tâm lý được biểu hiện dưới nhiều phương thức, nhưng nhìn chung có năm phương thức biểu hiện chính thường thấy:

- Thứ nhất: Phương thức tranh cãi. Đây là hình thức xung đột biểu hiện bằng ngôn ngữ nói - hình thức biểu hiện thường thấy nhất. Khi có sự bất bình, oan ức, chủ thể thường phản ứng ngay lại bằng lời nói.

- Thứ hai: Phương thức chống đối. Khi xảy ra xung đột, chủ thể phủ nhận mọi uy tín, trách nhiệm của đối phương. Im lặng cũng là một biểu hiện của sự chống đối. Trong mối quan hệ này, nó thể hiện ở chỗ chủ thể lảng tránh, tranh cãi khi có bất đồng quan điểm.

- Thứ ba: Phương thức dọa dẫm, đòi hỏi, yêu sách. Đây là hình thức mà chủ thể báo trước cho đối phương biết hậu quả của việc họ làm. Hình thức này gây ra sự lo lắng cho đối phương, khiến đối phương vì sợ mà phải làm theo ý chủ thể.

- Thứ tư: Phương thức gây áp lực tâm lý. Gây áp lực tâm lý là hình thức biểu hiện mà ở đây chủ thể dùng những cách như khóc lóc, giận dỗi, tránh gặp mặt, bỏ đi,… tác độngt rực tiếp lên đối phương, làm cho đối phương phải nhượng bộ, thỏa mãn những yêu cầu của chủ thể.

- Thứ năm: Phương thức các hành vi lệch lạc. Biểu hiện này thể hiện ở việc chủ thể xa lánh, bỏ đi, rơi vào tệ nạn xã hội, trầm cảm, rối loạn cách thức trong ứng xử,..

Dựa vào nội dung tâm lý của xung đột, biểu hiện xung đột tâm lý được thể hiện qua:

- Thứ nhất: Xung đột nhận thức. Đây là biểu hiện xung đột phổ biến và là nguồn gốc của các xung đột về thái độ, hành động. Xung đột nhận thức thể hiện

qua xung đột giữa các cá nhân về nhận thức đối với đối tượng nhất định, giữa các cá nhân trong quá trình tương tác (xung đột liên nhân cách).

- Thứ hai: Xung đột thái độ. Đây là biểu hiện khi xảy ra sự bất đồng, mâu thuẫn, va chạm giũa các cá nhân, các nhóm xã hội về tể hiện thái độ, được bộc lộ bằng những cảm xúc, tâm trạng, tình cảm, giá trị,… của các cá nhân, các nhóm xã hội về một đối tượng nào đó. Nguyên nhân dẫn đến xung đột giữa các chủ thể về thái độ thường gắn với sự tác động của kích thích liên quan tới việc thỏa mãn nhu cầu, lợi ích, khoái cảm của chủ thể. Sự xung đột về thái độ của các chủ thể có thể diễn ra ở cấp độ cảm xúc (hai người có cảm xúc trái ngược nhau về một tác động nào đó), ở cấp độ trạng thái (kẻ vui người buồn), hoặc ở cấp độ tình cảm bền vững (người yêu người ghét).

- Thứ ba: Xung đột hành vi. Biểu hiện của xung đột hành vi được bộc lộ qua các hành vi ứng xử của các cá nhân, các nhóm xã hội trong tương tác. Nguyên nhân của sự xung đột hành vi của các cá nhân trong sự tương tác có thể là khác nhau, sự khác biệt, mâu thuẫn, đối lập hay xung khắc về mục tiêu, lợi ích, giá trị, cảm xúc hay thói quen giữa các cá nhân. Sự xung đột hành vi giữa các cá nhân cũng có thể do sự khác nhau, mâu thuẫn về nhận thức, thái độ của các cá nhân về đối tượng cũng như trong qua trình tương tác. Xung đột hành vi được nghiên cứu sâu theo hai hướng: xung đột hành vi ngôn ngữ và xung đột hành vi phi ngôn ngữ.

Xung đột hành vi ngôn ngữ: Được biểu hiện thông qua 2 mức độ:

- Mức độ 1: La mắng, cằn nhằn. Đây là biểu hiện xung đột hành vi ngôn ngữ ở mức độ nhẹ, chủ thể có thể có lời qua tiếng lại theo chiều hướng tiêu cực, phê bình, la mắng,..

- Mức độ 2: Chửi mắng, lăng mạ, sỉ nhục. Xung đột hành vi ngôn ngữ ở mức độ này có thể gay gắt, cãi vả, chửi mắng, chỉ trích, dùng từ thiếu lịch sự, văn hóa,…

Xung đột phi ngôn ngữ: Xung đột dưới dạng này thường được biểu hiện thông qua các dấu hiệu về ngôn ngữ cơ thể, cử chỉ, thái độ, gồm 2 mức độ:

- Mức độ 1: Hành vi không tác động trực tiếp lên đối tượng. Biểu hiện thông thường khi xảy ra xung đột là bày tỏ thái độ hậm hực, tư thế ngang ngạnh, điệu bộ vùng vằng, ánh mắt giận dỗi, sự im lặng,…

- Mức độ 2: Hành vi tác động trực tiếp lên đối tượng. Chủ thể xung đột có thể sẽ thể hiện những hành động thiếu văn hóa, lịch sự để tỏ thái độ với đối phương: chống tay, nhìn trừng trừng vào đối phương, quăng đồ đạc, đánh, đấm, đá, tát,… hoặc những hành động gây tổn thương về thể chất khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh trung học cơ sở tại thành phố hồ chí minh​ (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)