Tác giả Michael G. Aamodt nhận định rằng kỹ năng giải quyết xung đột bao gồm: Bày tỏ mong muốn hợp tác, đưa ra lời khen ngợi, tránh những tương tác tiêu cực, nhấn mạnh những điểm tương đồng lẫn nhau và gia tăng sự tin tưởng giữa hai bên.
Theo quan điểm của Fournies, Ferdinando thì kỹ năng giải quyết xung đột là một trong những kỹ năng mềm.
Tác giả Huỳnh Văn Sơn (2017) cho rằng kỹ năng giải quyết xung đột là một trong những kỹ năng giao tiếp và cũng thuộc về kỹ năng mềm.
Tác giả G. Hegel và K. Mark đã phát hiện được cơ chế hình thành thành xung đột và giải quyết xung đột theo quan điểm biện chứng mang tính phổ quát, áp dụng cho mọi sự vật và hiện tượng, trong đó có xung đột tâm lý. (Nguyễn Đức Mạnh, 2017)
Tác giả Lê Minh Nguyệt (2016) đã đưa ra cơ chế giải quyết xung đột tâm lý thực chất là giải tỏa sự dồn nén bằng nhiều cách như: thỏa mãn dồn nén thông qua nâng cao nhận thức, thái độ, hành vi.
Tác giả Hoàng Phê (2006) cho rằng giải quyết là làm cho không còn thành vấn đề nữa tức là hoạt động để làm cái gì đó. Hoạt động có thể diễn ra bên trong tư duy, nhưng cũng óc thể diễn ra bên ngoài tư duy.
Trong giáo trình giao tiếp sư phạm, tác giả đã chỉ ra sự khác nhau giữa giải quyết xung đột so với giải quyết vấn đề ở chỗ kỹ năng giải quyết xung đột vừa phải thỏa mãn nhu cầu và quyền lợi của cả đôi bên, vừa giải quyết cả mối quan hệ giữa
các bên một cách hài hòa. Từ đó tác giả đưa ra cách thức để rèn luyện kỹ năng giải quyết xung đột là phải biết kết hợp nhuần nhuyễn nhiều kỹ năng liên quan như: kỹ năng ra quyết định, kỹ năng quản lý cảm xúc, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tư duy phê phán,..
Từ việc tham khảo những quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu về kỹ năng, xung đột, kỹ năng giải quyết xung đột ở trên, tôi xin đưa ra khái niệm kỹ năng giải quyết xung đột trong đề tài như sau:
Kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý là khả năng giải quyết xung đột phát sinh từ sự va chạm, mâu thuẫn có khuynh hướng đối lập nhau trong sự phát triển nhân cách của mỗi cá nhân hoặc trong mối quan hệ qua lại giữa cá nhân với xã hội, giữa cá nhân với nhóm (liên nhân cách) bằng cách lựa chọn và vận dụng những tri thức, kinh nghiệm đã có để tìm kiếm người trung gian hòa giải, đồng thời biết cách thỏa hiệp với bạn bè có kết quả phù hợp với những mục tiêu và điều kiện đã cho.
Như vậy, một người có kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý có thể được thể hiện ở các biểu hiện sau:
+ Biết giải quyết xung đột phát sinh từ sự va chạm, mâu thuẫn có khuynh hướng đối lập nhau về những mục đích, lợi ích, những xu hướng tâm lý của cá nhân hay trong mối quan hệ của nhóm.
+Biết lựa chọn và vận dụng những kinh nghiệm, tri thức đã có để hoạt động có kết quả phù hợp với những mục tiêu và điều kiện đã cho.
+ Những hoạt động như: Kỹ năng tìm kiếm người trung gian hòa giải, kỹ năng thỏa hiệp với bạn bè được chộn làm biểu hiện cho kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong luận văn này.
1.4.2. Biểu hiện của kỹ năng giải quyết xung đột
Tác giả Nguyễn Đình Mạnh (2007) đã đưa ra 3 phương thức giải quyết xung đột gồm:
- Lảng tránh xung đột: Biểu hiện là lảng tránh, không muốn gặp mặt, im lặng khi buộc phải gặp nhau. Lảng tránh cả những người muốn giúp đỡ, hòa giải. Theo tác giả đây là cách giải quyết tiêu cực.
- Đấu tranh với thái độ bất cần: Biểu hiện là không cần suy nghĩ để tìm hiểu nguyên nhân xung đột, không quan tâm ý kiến, quan điểm của người khác, tranh luận đến cùng để bảo vệ ý kiến, dọa dẫm, yêu sách nhằm đạt được ý muốn.
- Hợp tác với thái độ chân thành: Biểu hiện là cùng nhau tìm hiểu nguyên nhân xung đột, cùng trao đổi, thảo luận về vấn đề xung đột, cùng tìm kiếm các biện pháp giải quyết xung đột.
Tác giả M. Zames có những nhận định về giải quyết xung đột:
- Sự kiềm chế: Con người huy động mọi khả năng để giải quyết vấn đề nảy sinh cả khi nó xuất hiện và phát triển ngoài ý muốn của họ. Kiềm chế là phương thức chủ yếu để bình thường hóa mối quan hệ giữa hai người.
- Cự tuyệt giải quyết vấn đề: Điều này xuất phát từ nhiều động cơ khác nhau, một số người không tin rằng mình có khả năng giải quyết các khó khăn, số khác lại nghĩ “đó không phải việc của tôi”, một số người cự tuyệt giải quyết nó, rút lui để có thể tỉnh táo xem xét sự việc đã xảy ra, một số khác lại muốn có thời gian thu thập thông tin trước khi đến quyết định cuối cùng. Tất cả những phản ứng cự tuyệt như trên rất nguy hiểm nếu các chủ thể không nhận ra đã đến lúc giải quyết xung đột, xung đột đã chín muồi.
- Phản ứng bằng sự tấn công: tấn công có thể giúp kìm hãm khủng hoảng đã chín muồi, giúp người trong cuộc trở nên nhẹ nhõm nhưng điều quan trọng là làm sao những lời lẽ tấn công không trở thành sự lăng mạ, sỉ nhục.
- Phản ứng tích cực bằng sự tha thứ, niềm tin, sự chân thành: Nhiều mối quan hệ sau khi xung đột đã gìn giữ được tình cảm tốt đẹp là nhờ vào sự chân thành, niềm tin và nghị lực. Lòng tin, sự chân thành đã giúp cho các chủ thể nhìn thẳng vào xung đột và giải quyết nó một cách triệt để.
Theo tác giả Lê Minh Nguyệt (2016), giải quyết xung đột có nhiều phương thức như :
- Nâng cao kỹ năng giao tiếp: Nên tiến hành giao tiếp trên cơ sở tôn trọng, tìm hiểu vấn đề thật cặn kẽ trước, không giao tiếp khi đang trong cơn xúc động
mạnh, trong trạng thái không bình thường như tức giận, không làm chủ được bản thân.
- Dùng người trung gian hòa giải: Trong khi xung đột xảy ra, người thứ ba đứng ra hòa giải sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn. Sử dụng người thứ ba là trung tâm hòa giải xung đột được nhiều nhà khoa học và xã hội quan tâm nghiên cứu như Walton (1969) đã nghiên cứu vai trò của người hòa giải trong xung đột liên nhân cách, Douglas (1992) đã đưa ra chiến lược và hành vi cần có ở người làm công tác hòa giải. Người hòa giải là người không liên quan đến xung đột nhưng can thiệp vào các bên xung đột nhằm giúp họ giải quyết cùng với sự cố gắng của chính họ. Dùng người trung gian hòa giải mang lại nhiều hiệu quả trong việc giải quyết xung đột.
- Xây dựng bầu không khí tâm lý vui vẻ, hòa thuận, đoàn kết, yêu thương nhau: Bầu không khí tâm lý rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến các thành viên trong bầu không khí đó. Bầu không khí trong lành, thoải mái, vui tươi cũng khiến mọi thành viên có một tinh thần khỏe mạnh. Ngược lại bầu không khí ngột ngạt, nặng nề, khó chịu sẽ gây nhiễm tới những người sống trong bầu không khí đó. Để xây dựng bầu không khí tâm lý mọi thành viên phải biết hy sinh, quan tâm và yêu thương nhau đồng thời cần phải thống nhất ý kiến với nhau.
Theo Thomas và Killman đã đưa ra năm phương thức giải quyết xung đột như: Thỏa hiệp, cạnh tranh, cộng tác, dễ dãi và lảng tránh.
Tác giả Nguyễn Thị Minh (2015) đã đưa ra 5 cách thức giải quyết xung đột như: Tập trung vào vấn đề ( tìm hiểu nguyên nhân, nói chuyện cởi mở với nhau, trao đổi bàn bạc), lảng tránh, tìm kiếm sự trợ giúp, chấp nhận và chịu đựng, giải quyết tiêu cực.
Tác giả Đinh Thị Kim Thoa (2002) đã đưa ra quy trình giải quyết xung đột gồm 6 bước:
- Bước 1: Các bên đồng ý tháo gỡ các thỏa thuận và đưa ra nguyên tắc hoạt động.
- Bước 3: Xác định chính xác nội dung của xung đột. - Bước 4: Đưa ra những ý kiến về giải pháp.
- Bước 5: Chọn lấy một phương án tối ưu - Bước 6: Đạt được sự đồng ý của hai bên.
Để làm được điều này, cá nhân phải có những kỹ năng cần thiết như: kỹ năng lắng nghe, kỹ năng thâu tóm vấn đề, kỹ năng sáng tạo, linh hoạt...
Tác giả Ngô Kim Thanh, Nguyễn Thị Hoài Dung (2012) giải quyết xung đột phải trải qua quy trình gồm:
- Bước 1: Ra quyết định trì hoãn.
- Bước 2: Lắng nghe và làm rõ các lợi ích mong muốn của mỗi bên
- Bước 3: Tìm nguyên nhân gốc rễ của xung đột: Người khởi xướng xung đột, các bên liên đới lợi ích, người hòa giải, xác định và lựa chọn phương án thỏa thuận.
Theo tác giả Huỳnh Văn Sơn (2017), muồn giải quyết xung đột cần thực hiện các bước sau:
- Chuẩn bị
- Kêu gọi đình chiến - Lên lịch đàm phán - Biết lắng nghe
- Xác định các cảm xúc - Sẵn sàng xin lỗi
- Đừng để các mối xung đột không được giải quyết - Nếu tất cả vẫn thất vọng hãy nhờ chuyên gia
Tác giả Nguyễn Đức Mạnh (2017) đã đưa ra 4 bước giải quyết xung đột và kỹ năng tương ứng giải quyết xung đột:
- Bước 1: Kiềm chế cảm xúc – Kỹ năng kiềm chế cảm xúc
- Bước 2: Xác định nguyên nhân của xung đột – Kỹ năng lắng nghe, kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng phân tích nguyên nhân xung đột.
- Bước 3: Phân tích và lựa chọn hành vi giải quyết xung đột – Kỹ năng lựa chọn hành vi giải quyết vấn đề xung đột.
- Bước 4: Giải quyết xung đột và đánh giá hậu quả của xung đột – Kỹ năng đánh giá hậu quả của xung đột.
Theo tác giả Nguyễn Văn Lũy, Lê Quang Sơn (2011), quy trình giải quyết xung đột gồm:
- Kiềm chế cảm xúc: Sử dụng kỹ năng thư giãn. Tự đưa mình khỏi tâm trạng/ tình huống đó.
- Xác định nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn: Ai là người gây ra mâu thuẫn/ chịu trách nhiệm.
- Hỏi người có mâu thuẫn với mình về ảm xúc của mình.
- Hãy nói với người có mâu thuẫn với mình vè cảm xúc của mình.
Các biểu hiện của kỹ năng giải quyết xung đột trên đây sẽ là cơ sở để xây dựng các biểu hiện kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở như:
- Tìm kiếm người tủng gian hòa giải - Thỏa hiệp
- Chống đối
- Kiềm chế cảm xúc - Lảng tránh
. Trong đề tài này, dựa theo quan điểm của các tác giả trên, tôi xin đề ra 2 trong nhiều biểu hiện của kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở như sau:
- Tìm kiếm người trung gian hòa giải: Người hòa giải sẽ là người đủ bình tĩnh và lý trí giúp các chủ thể nhận ra vấn đề gốc rễ của xung đột như nguyên nhân xung đột, thống nhất đúng sai và cùng nhau tìm ra 1 giải pháp phù hợp. - Thỏa hiệp: Các chủ thể cùng nhau đua ra lợi ích và những ưu điểm khi mối
quan hệ tồn tại, xung đột được giải quyết triệt để. Từ đó, các chủ thể cùng thống nhất với nhau những điều kiện cần thiết để duy trì mối quan hệ tốt nhất có thể.
1.5. Kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp của học sinh Trung học Cơ