Các giai đoạn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh trung học cơ sở tại thành phố hồ chí minh​ (Trang 70 - 80)

a. Giai đoạn nghiên cứu lí luận:

- Thời gian thực hiện: Từ tháng 10/2017 đến 02/2018.

- Nội dung: Xây dựng đề cương chi tiết, khung lí thuyết cho luận văn. Xây dựng các khái niệm công cụ như: Kỹ năng, kỹ năng giải quyết xung đột, kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung học cơ sở, xác định 2 kỹ năng thành phần của kỹ năng giải quyết xung đột trong giao tiếp với bạn bè bao gồm kỹ năng tìm kiếm người trung gian hòa giải, kỹ năng thỏa hiệp với bạn bè. Xác định các tiêu chí và những biểu hiện ở những mức độ cụ thể của từng kỹ năng thành phần của kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè.

- Cách tiến hành: Đọc, phân tích các tài liệu liên quan đến đề tài luận văn.

b. Giai đoạn thiết kế công cụ điều tra

Giai đoạn 1: Thiết kế công cụ điều tra sơ bộ

Xây dựng phiếu xin ý kiến của chuyên gia

-Mục đích: Xây dựng phiếu xin ý kiến của chuyên gia về kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh.

-Nội dung: Phiếu điều tra gồm 4 câu hỏi nhằm tìm hiểu:

 Những kỹ năng thành phần và biểu hiện của kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở và những biểu hiện của nó.

 Yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở và các biện pháp nhằm hình thành kỹ năng này cho học sinh.

-Cách thực hiện: Sử dụng phương pháp chuyên gia, phương pháp nghiên cứu tài liệu..

-Mục đích: Xây dựng hệ thống bài tập tình huống sơ bộ về kỹ năng kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở. -Nội dung: Xây dựng biên bản trả lời bài tập tình huống dạng câu hỏi mở nhằm tìm hiểu 2 kỹ năng thành phần của kỹ năng kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở như: kỹ năng tìm kiếm người trung gian hòa giải, kỹ năng thỏa hiệp với bạn bè. Với 10 bài tập tình huống nhằm tìm hiểu kỹ năng kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở như

 Biết tìm kiếm người trung gian hòa giải

 Biết tương thuật xung đột khách quan

 Biết thông tin của đối phương

 Biết cách liên lạc với 1 nhà tham vấn, tư vấn học đường hoặc nhà trị liệu tâm lý

 Biết thống nhất các phạm vi thỏa hiệp

 Biết đồng cảm với suy nghĩ, hành vi của bạn

 Biết cùng đưa ra 1 biện pháp phù hợp với lợi ích của cả hai

-Cách thực hiện: Sử dụng phương pháp chuyên gia, phương pháp nghiên cứu tài liệu.

Giai đoạn 2: Thiết kế công cụ điều tra chính thức

Thiết kế bài tập tình huống về kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở

-Mục đích: Xây dựng hệ thống bài tập tình huống về kỹ năng kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở.

-Nội dung: Xây dựng biên bản trả lời bài tập tình huống dạng đóng nhằm tìm hiểu 2 kỹ năng thành phần của kỹ năng kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở như: kỹ năng tìm kiếm người trung gian hòa giải, kỹ năng thỏa hiệp với bạn bè. Với các bài tập tình huống nhằm tìm hiểu kỹ năng kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở như

 Biết tường thuật xung đột khách quan

 Biết thông tin của đối phương

 Biết cách liên lạc với 1 nhà tham vấn, tư vấn học đường hoặc nhà trị liệu tâm lý

 Biết thống nhất các phạm vi thỏa hiệp

 Biết đồng cảm với suy nghĩ, hành vi của bạn

 Biết cùng đưa ra 1 biện pháp phù hợp với lợi ích của cả hai

-Cách thực hiện: Sử dụng phương pháp chuyên gia, phương pháp nghiên cứu tài liệu.

Xây dựng phiếu điều tra trên học sinh Trung học Cơ sở về yếu tố ảnh

hưởng từ phía gia đình, nhà trường và đề xuất biện pháp.

-Mục đích: Nhằm tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp từ phía gia đình và nhà trường trong việc hình thành kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở

-Nội dung: Xây dựng phiếu điều tra gồm 2 câu hỏi:

 Câu 1: Nhằm tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở. Với 7 yếu tố ảnh hưởng về nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng cho học sinh.

 Câu 2: Nhằm tìm hiểu các biện pháp nhằm hình thành và phát triển kỹ năng kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở. Gồm 7 biện pháp về nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức việc giáo dục kỹ năng cho học sinh.

-Cách thực hiện: Sử dụng phương pháp chuyên gia, phương pháp nghiên cứu tài liệu.

c. Giai đoạn điều tra thử:

-Mục đích: Xác định độ tin cậy và giá trị của các công cụ nghiên ứu bao gồm phiếu phỏng vấn, phiếu trưng cầu ý kiến của chuyên gia, phiếu bài tập tình huống dạng câu hỏi mở cho học sinh Trung học Cơ sở để tiến hành chỉnh sửa những câu hỏi không đạt yêu cầu.

-Thời gian thực hiện: tháng 06 năm 2018

d. Giai đoạn điều tra thực tiễn

Để chuẩn bị cho công tác điều tra thực tiễn, người nghiên cứu liên hệ với ban giám hiệu nhà trường, trình bày mục đích nghiên cứu, nội dung phiếu khảo sát và một số nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp để xin phép ban giám hiệu phát phiếu khảo sát. Sau đó, nhà trường cho phép thực hiện khảo sát cho từng khối lớp. Người nghiên cứu trực tiếp phát bảng khảo sát và hướng dẫn học sinh trả lời. Trong trường hợp một vài lớp không đủ thời gian nên người khảo sát phát phiếu, hướng dẫn thực hiện kỹ càng rồi sang lớp khác thực hiện khảo sát và quay về thu phiếu khảo sát.

 Điều tra bằng bảng hỏi về yếu tố ảnh hướng và đề xuất biện pháp để phát triển lĩ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở.

-Mục đích:

 Tìm hiểu về những yếu tố ảnh hưởng từ phía gia đình đến kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở và những biện pháp từ phía gia đình nhằm nâng cao kỹ năng này ở học sinh.

 Tìm hiểu về những yếu tố ảnh hưởng từ phía nhà trường đến kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở và những biện pháp từ phía nhà trường nhằm nâng cao kỹ năng này cho học sinh.

-Thời gian: Từ tháng 06/2018-07/2018 -Cách tiến hành:

 Liên hệ với ban giám hiệu các trường Trung học Cơ sở trong cuộc nghiên cứu, trình bày mục đích nghiên cứu. Xin được phát phiếu

 Thiết kế mẫu phiếu khảo sát dành cho học sinh Trung học Cơ sở về yếu tố ảnh hưởng từ nhà trường, gia đình.

 Tổng hợp, phân tích và xử lí số liệu

 Thang đo: Trong đề tài nghiên cứu sẽ tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn

bè của học sinh bắt nguồn từ gia đình và nhà trường và sự phối hợp của 2 lực lượng này. Do vậy, chúng tôi tiến hành điều tra tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng từ gia đình và nhà trường cùng một câu hỏi như sau:

-Những yếu tố nào ảnh hưởng đến kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh chưa tốt. Việc đề xuất các yếu tố này lấy cơ sở từ các ý kiến trong lần điều tra sơ bộ, các tài liệu nghiên cứu, cơ sở lí luận của đề tài. Trong đó, người nghiên cứu liệt kê 5 yếu tố ảnh hưởng trong các nhóm sau:

+ Yếu tố ảnh hưởng từ chương tình giáo dục

+ Yếu tố ảnh hưởng từ điều kiện, phương tiện dạy học, giáo dục. + Yếu tố ảnh hưởng từ phía bản thân giáo viên hoặc cha mẹ

+ Yếu tố ảnh hưởng do thiếu sự phối hợp giữa cha mẹ và nhà trường. Học sinh sẽ đánh giá mức độ quan trọng của 7 yếu tố ảnh hưởng và chọn 1 trong 5 theo mức độ ảnh hưởng:

1/ rất ảnh hưởng 2/ ảnh hưởng

3/ ảnh hưởng vừa phải 4/ít ảnh hưởng

5/ không ảnh hưởng

-Sau đó người nghiên cứu sẽ tính điểm trung bình của các yếu tố ảnh hưởng. Theo đó, điểm trung bình càng cao thì ảnh hưởng càng quan trọng và ngược lại.

Tương tự với phần tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành thành kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở, trong khi tìm hiểu các biện pháp nhằm hình thành kỹ năng này cho học sinh, chúng tôi cũng tìm hiểu các biện pháp nhằm hình thành thành kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở bắt nguồn tư gia đình và nhà trường, sự phối hợp của 2 lực lượng này. Do vậy, chúng tôi tiến hành điều tra tìm hiểu biện pháp từ phía gia đình và nhà trường cùng một câu hỏi:

-Những biện pháp nhằm hình thành kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở. Trong đó, người nghiên cứu liệt kê 5 biện pháp theo các nhóm

+ Biện pháp từ chương trình giáo dục

+ Biện pháp từ điều kiện, phương tiện dạy học, giáo dục. + Biện pháp từ phía bản thân giáo viên hoặc cha mẹ + Biện pháp từ sự phối hợp giữa cha mẹ và nhà trường.

-Các biện pháp sẽ được đánh giá mức độ quan trọng và chọn 1 trong 5 theo mức độ tăng dần khả thi :

1/rất khả thi 2/ khả thi

3/ khả thi vừa phải 4/ ít khả thi

5/không khả thi.

- Sau đó tính điểm trung bình của các biện pháp. Theo đó, điểm trung bình càng cao thì biện pháp càng khả thi và ngược lại.

Giải bài tập tình huống về kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở:

-Mục đích: Nhằm thu thập thông tin vê thực trạng biểu hiện kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở.

-Thời gian: 06/2018-07/2018

-Nội dung: Học sinh trả lời các bài tập tình huống nhằm đánh giá mức độ các biểu hiện của kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở.

-Cách tiến hành:

-Xây dựng bài tập tình huống -Ghi chép các thông tin thu được

-Tổng hợp, phân tích thông tin thu được -Đáp án của bài tập tình huống

TÌNH HUỐNG CÂU HỎI ĐÁP ÁN ĐIỂM

1. Kỹ năng tìm kiếm người trung gian hòa giải

1.1. Tính đúng đắn A 3 B 2 C 1 1.2. Tính thuần thục A 1 B 2 C 3 1.3. Tính linh hoạt A 1 B 2 C 3

2. Kỹ năng tường thuật xung đột một cách khách quan 2.1. Tính đúng đắn A 1 B 2 C 3 2.2. Tính thuần thục A 1 B 2 C 3 2.3. Tính linh hoạt A 1 B 2 C 3

3. Kỹ năng xác định nguyên nhân gây ra xung đột. 3.1. Tính đúng đắn A 1 B 2 C 3 3.2. Tính thuần thục A 1 B 2 C 3 3.3. Tính linh hoạt A 1 B 2 C 3

lạc của nha tư vấn, tham vấn hoặc nhà trị liệu. B 2 C 3 4.2. Tính đúng đắn A 1 B 2 C 3 4.3. Tính linh hoạt A 1 B 2 C 3 5. Kỹ năng thống nhất các phạm vi thỏa hiệp. 5.1. Tính đúng đắn A 1 B 2 C 3 5.2. Tính thuần thục A 1 B 2 C 3 5.3. Tính linh hoạt A 1 B 2 C 3

6. Kỹ năng đồng cảm với suy nghĩ, hành vi của bạn. 6.1. Tính đúng đắn A 1 B 2 C 3 6.2. Tính thuần thục A 1 B 2 C 3 6.3. Tính linh hoạt A 1 B 2 C 3

7. Kỹ năng cùng đưa ra 1 biện pháp phù hợp với lợi ích của cả hai.

7.1. Tính đúng đắn

A 1 B 2 C 3

7.2. Tính thuần thục A 1 B 2 C 3 7.3. Tính linh hoạt A 1 B 2 C 3 - Thang đánh giá:

- Với bảng tính đúng đắn của kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở, chúng tôi cho điểm điểm ở 3 mức độ dưới đây:

 Mức thấp: Thực hiện bài tập hầu hết là sai, mắc nhiều lỗi -1 điểm.

 Mức trung bình: Thực hiện đúng ½ số bài tập, mắc ít lỗi -2 điểm.

 Mức cao: Thực hiện đúng từ hầu hết bài tập, không mắc lỗi -3 điểm - Với bảng tính thuần thục của kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao

tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở. Chúng tôi cho điểm ở 3 mức độ dưới đây:

 Mức thấp: Lúng túng, không ổn định, không bền vững – 1 điểm

 Mức trung bình: Bình thường – 2 điểm

 Mức cao: Không lúng túng, ổn định – 3 điểm.

- Với bảng tính linh hoạt của kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn be của học sinh Trung học Cơ sở. Chúng tôi cho điểm ở 3 mức độ dưới đây:

 Mức thấp: Thực hiện một cách máy móc, không hiểu minh đang làm gì – 1 điểm.

 Mức trung bình: Có sự sáng tạo nhưng còn đơn giản và chỉ sáng tạo được ở ½ số bài tập yêu cầu – 2 điểm.

Như vậy, trong thang đo của chúng tôi, điểm thấp nhất là 1 điểm, điểm cao nhất là 3 điểm. Mỗi kỹ năng được đánh giá với:

- 4 tiêu chí: Đúng sai, thuần thục, linh hoạt, hiệu quả. - 3 mức độ: Thấp, trung bình, cao.

- Điểm trung bình của từng biểu hiện trong một kỹ năng là trung bình cộng của tiêu chí: Đúng – sai, thuần thục, linh hoạt, hiệu quả.

- Điểm trung bình của nhóm kỹ năng là trung bình cộng của các kỹ năng

- Điểm trung bình của kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè là trung bình cộng của hai nhóm kỹ năng thành phần.

Chúng tôi sử dụng kết hợp bốn tiêu chí đúng sai, thuần thục, linh hoạt, hiệu quả với điểm trung bình của thang đo kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung chọ Cơ sở thành 3 mức độ với thang điểm và biểu hiện như sau:

Điểm trung bình trong thang đo Likert 3 bậc là 1 <= X<= 3. Điểm tối đa là 3 điểm. Điểm tối thiểu là 1 điểm. Như vậy có thể tính độ chênh lệch giữa 3 mức độ là 3-1/3= 0.67 điểm. Khi đó có thể xếp 3 mức độ kỹ năng giải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh trung học cơ sở tại thành phố hồ chí minh​ (Trang 70 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)