So sánh kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh trung học cơ sở tại thành phố hồ chí minh​ (Trang 88 - 92)

của học sinh Trung học Cơ sở theo giới tính.

Bảng 2.5: So sánh kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở theo giới tính.

Kỹ năng X P P Nam Nữ 1.Tìm kiếm người trung gian hòa giải

1.1. Tìm kiếm người trung gian hòa giải

phù hợp 2.42 2.42 .985

.136 1.2. Tường thuật xung đột một cách

khách quan. 2.41 2.49 .176 1.3. Xác định nguyên nhân gây ra xung

đột. 2.44 2.54 .031 1.4. Biết thông tin liên lạc với nhà tư

vấn, tham vấn, trị liệu. 2.1 2.1 .992 2.Thỏa hiệp với bạn bè 2.1.Thống nhất các phạm vi thỏa hiệp 2.31 2.44 .017 .008

2.2.Đồng cảm với suy nghĩ, hành vi của

bạn. 2.57 2.66 .041 2.3. Cùng đưa ra một biện pháp phù hợp

với lợi ích của cả hai. 2.48 2.55 .139

Đánh giá chung kỹ năng giải quyết xung đột tâm

Kết quả thống kê so sánh sự khác biệt ý nghĩa giữa nam và nữ trong mức độ hình thành kỹ năng cho thấy có sự khác biệt ý nghĩa về mức độ hình thành kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè ở học sinh nam và học sinh nữ với P= 0.009. Có thể nhận thấy, kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh nữ (X= 2.47) đạt ở mức cao hơn học sinh nam (X= 2.39) cho thấy học sinh nữ giải quyết xung đột với bạn bè tốt hơn, hiệu quả hơn học sinh nam.

Trong đó, kỹ năng tìm kiếm người trung gian hòa giải với P= 0.136 cho thấy không có sự khác biệt ý nghĩa về mức độ hình thành kỹ năng giữa nam và nữ. Tuy nhiên, trong 4 kỹ năng thành phần, kỹ năng xác định nguyên nhân xảy ra xung đột có sự khác biệt ý nghĩa về mức độ hình thành kỹ năng của nam và nữ (P= 0.031). Kết quả cho thấy, học sinh nữ có điểm trung bình (X= 2.54) cao hơn học sinh nam (X= 2.44), chứng tỏ học sinh nữ xác định nguyên nhân xảy ra xung đột tốt hơn học sinh nam.

Bên cạnh đó, kỹ năng thỏa hiệp với bạn bè lại có sự khác biệt ý nghĩa về mức độ hình thành kỹ năng giữa nam và nữ với P= 0.008. Trong đó, hai trong ba kỹ năng thành phần đều có sự khác biệt ý nghĩa về mức độ hình thành kỹ năng là kỹ năng thống nhất các phạm vi thỏa hiệp và kỹ năng đồng cảm với suy nghĩ, hành vi của bạn với P lần lượt P= 0.017 và P =0.041. Tương tự như những kỹ năng trên, điểm trung bình của học sinh nữ (X= 2.44, X = 2.66) đều cao hơn học sinh nam với (X = 2.31, X = 2.57).

Nói tóm lại, kết quả thống kê cho thấy, kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè bao gồm các kỹ năng thành phần của nữ đều cao hơn nam cho thấy kỹ năng của học sinh nữ đạt mức độ cao hơn nam.

Thầy T (trường Vĩnh Lộc B) cho rằng cùng độ tuổi nhưng học sinh nữ chín chắn hơn, biết cách cư xử hơn học sinh nam. Học sinh nam thường tỏ ra bốc đồng, “bất trị” hơn.

d. So sánh kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở theo khối lớp. của học sinh Trung học Cơ sở theo khối lớp.

Bảng 2.6: So sánh kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở theo khối lớp.

Kỹ năng X P P 6 7 8 9 1.Tìm kiếm người trung gian hòa giải

1.1. Tìm kiếm người trung

gian hòa giải phù hợp 2.46 2.49 2.27 2.46 .003

.005

1.2. Tường thuật xung đột

một cách khách quan. 2.33 2.62 2.49 2.36 .000 1.3.Xác định nguyên nhân

gây ra xung đột. 2.39 2.54 2.55 2.47 .087 1.4. Biết thông tin liên lạc

với nhà tư vấn, tham vấn, trị liệu. 2.12 2.14 1.92 2.13 .036 2.Thỏa hiệp với bạn bè 2.1.Thống nhất các phạm vi thỏa hiệp 2.26 2.50 2.36 2.38 .015 .029 2.2.Đồng cảm với suy nghĩ, hành vi của bạn. 2.63 2.68 2.54 2.60 .234 2.3. Cùng đưa ra một biện

pháp phù hợp với lợi ích của cả hai.

2.0 2.0 2.45 2.49 .130

Đánh giá chung kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn

2.40 2.52 2.38 2.42 0.001

Kết quả thống kê so sánh sự khác biệt ý nghĩa giữa khối lớp trong mức độ hình thành kỹ năng cho thấy có sự khác biệt ý nghĩa ở cả hai kỹ năng được khảo sát về mức độ hình thành kỹ năng ở 4 khổi lớp với P lần lượt là P= 0.005 và P= 0.029 . Đánh giá chung về kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè, có thể nhận thấy kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè có sự khác khác biệt ý nghĩa về mức độ hình thành kỹ năng giữa 4 khối lớp (P = 0.001).

Theo kết quả so sánh cho thấy kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh khối 7 là cao nhất với điểm trung bình (X= 2.52) và lần lượt thấp dần với học sinh khối 9 (X= 2.42), khối 6 (X= 2.40) và thấp nhất là khối 8 với điểm trung bình (X= 2.38)

Với P= 0.005 cho thấy có sự khác biệt ý nghĩa về mức độ hình thành kỹ năng tìm kiếm người trung gian hòa giải. Trong kỹ năng thành phần tìm kiếm người trung gian hòa giải thì có sự khác biệt giữa 4 khối lớp trong việc tìm kiếm người trung gian hòa giải phù hợp trong từng trường hợp (P=0.003). Kết quả cho thấy kỹ năng của khối lớp 7 đạt mức độ cao nhất với điểm trung bình (X= 2.49), lần lượt giảm dần theo khối lớp 9 (X=2.46), khối 6 (X=2.46) và khối lớp 8 (X= 2.27) đạt mức trung bình với điểm trung bình thấp nhất trong 4 khối lớp. Có thể nhận thấy kỹ năng tìm kiếm người trung gian hòa giải của học sinh khối 7 là tốt nhất, tiếp đến khối 9, khối 6 và cuối cùng là khối 8.

Còn ở kỹ năng tường thuật xung đột một cách khách quan với kết quả kiểm nghiệm P= 0.000 cho thấy có sự khác biệt ý nghĩa về mức độ hình thành kỹ năng giữa 4 khối lớp. Trong đó, kỹ năng của khối lớp 7 đạt mức độ cao nhất với điểm trung bình (X= 2.62), lần lượt giảm dần theo khôi lớp 8 (X=2.49), khối 9 (X=2.36) và khối lớp 6 (X= 2.33) đạt mức trung bình với điểm trung bình thấp nhất trong 4 khối lớp. Có thể nhận thấy kỹ năng tìm kiếm người trung gian hòa giải của học sinh khối 7 là tốt nhất, tiếp đến khối 8, khối 9 và cuối cùng là khối 6.

Như các kỹ năng trên , kỹ năng biết thông tin liên lạc của nhà tư vấn, tham vấn hoặc nhà trị liệu có sự khác biệt ý nghĩa về mức độ hình hành kỹ năng giữa 4 khối lớp với P= 0.036. Theo so sánh điểm trung bình, kỹ năng này của khối 7 là tốt nhất với X = 2.14 và giảm dần lần lượt với khối 9 ( X= 2.13), 6 ( X= 2.12) và khối 8 ( X= 2.19).

Tương tự như kỹ năng tìm kiếm người trung gian hòa giải, kỹ năng thỏa hiệp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở cũng có sự khác biệt ý nghĩa về mức độ hình thành kỹ năng giữa 4 khối lớp. Với P = 0.029, học sinh khối 7 thực hiện kỹ năng này tốt hơn cả với điểm trung bình X = 2.59 và khối 8 với điểm trung bình

thấp nhất X= 2.44. Khối 9 và khối 6 lần lượt với điểm trung bình X= 2.49 và X= 2.47.

Trong đó, với sự kiểm nghiệm P= 0.015, kỹ năng thành phần thống nhất các phạm vi thỏa hiệp cho thấy có sự khác biệt ý nghĩa về mức độ hình thành kỹ năng giữa 4 khối lớp: Đầu tiên điểm trung bình cao nhất là khối 7 (X = 2.50), tiếp đến là khối 9 (X = 2.38), khối 8 (X= 3.36) và sau cùng là khối 6(X= 2.26).

Nhìn chung, học sinh khối 7 thực hiện kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè tốt nhất, giảm dần lần lượt là khối 9, khối 6 và sau cùng thấp nhất là học sinh khối 8. Khi được hỏi về sự khác biệt này, theo thầy T (trường Vĩnh Lộc B) cho biết thường trong ban chấp hành liên chi đội, các em khối 7 tham gia nhiều nhất, giúp trường trong nghi thức đội, xây dựng chi đội mạnh nên các em có điều kiện tham gia các hoạt động ngoài trời nhiều hơn, giao lưu bạn bè nhiều hơn nên kỹ năng của các em cũng vì vậy mà tốt hơn.

2.2.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở tại Thành phố Hồ tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh trung học cơ sở tại thành phố hồ chí minh​ (Trang 88 - 92)