a. Môi trường giáo dục gia đình
Gia đình là môi trương ảnh hưởng mạnh mẽ nhất trong quá trình hình thành và phát triển phẩm chất, nhân cách của trẻ. Trước sự phức tạp và đầy biến động của xã hội hiện nay, việc giáo dục đúng đắn cua gia đình sẽ giúp trẻ hình thành được các giá trị xã hội cơ bản, trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết đầy đủ để ứng phó trước những yếu tố tiêu cực bên ngoài xã hội.
Từ những thói quen, văn hóa trong gia đình cũng ảnh hưởng đến kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của các em. Đối với gia đình thiếu văn hóa, ba mẹ hay bất hòa, đánh nhau, nghiện ngập, trộm cắp,…thì sẽ tạo cho trẻ tấm gương xấu, xem thường những kỉ luật, chuẩn mực đạo đức, dễ bị nhiễm hành vi tiêu cực trong việc giải quyết xung đột với bạn bè trong lớp, cùng trang lứa.
Trong những trường hợp gia đình văn hóa, cha mẹ có tri thức và đạo đức nhưng không có điều kiện, thời gian gần gũi và giáo dục con cái. Từ việc bị cô đơn, thiếu tình cảm trong gia đình của mình, trẻ dần hình thành sự thờ ở, thô lỗ với bạn bè và vì thế khả năng ứng phó với những tình huống xung đột trong giao tiếp với bạn bè cũng hạn chế hơn so với các bạn cùng lứa.
Tương tự vậy, đối với mỗi phong cách đối xử của mỗi gia đình sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nhân cách và khả năng đối phó với những khó khăn của cuộc sống, đặc biệt là kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè: phong cách độc đoán, phong cách dân chủ, phong cách tự do. Một gia đình dân chủ, bình đẳng, có tri thức và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho trẻ phát triển, giáo dục con cái tốt trong tình cảm gia đình sẽ thúc đẩy trẻ phát triển những tính cách tốt đẹp, biết đồng cảm và yêu thương người khác, sáng suốt trước những tình huống xung đột gặp phải và lựa chọn cách giải quyết hợp lý nhất với điều kiện hiện có.
b. Môi trường giáo dục nhà trường
Ngoài môi trường gia đình, nhà trường là nơi tác động quan trọng trong quá trình phát triển nhân cách đối với học sinh Trung học Cơ sở. Từ những tấm gương, cách ứng xử, đạo đức của thầy cô trước những mâu thuẫn, xung đột sẽ ảnh hưởng đến cách giải quyết, cư xử của các em sau này đối với bạn bè trong những trường hợp tương tự.
Thông qua những hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động sinh hoạt dưới cờ, giáo viên và nhà trường có thể dạy trẻ nhiều bài học thực tiễn, cách ứng phó với những khó khăn trong cuộc sống, đặc biệt là xung đột với bạn bè với những bài tập tình huống, xử lí qua đóng vai hoặc tham gia các lớp ngoại khóa, tổ chức chuyên đề cụ thể với những thầy cô, chuyên viên tâm lý có kinh nghiệm, tri thức…nhằm trang bị hành trang cho các em để đương đầu mạnh dạn trước những khó khăn, không bị
lúng túng và thiếu sáng suốt trong việc lựa chọn cách giải quyết phù hợp với mỗi tình huống hoàn toàn khác nhau.
Bên cạnh đó, việc khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động xã hội như: đoàn đội, mùa hè xanh, thanh niên tình nguyện,… giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, hòa nhập vào cộng đồng, xây dựng cuộc sống hòa đồng, biết yêu thương và vì người khác. Từ đó hình thành ở trẻ sự đồng cảm, biết tha thứ và kiềm chế cái tôi, cảm xúc tiêu cực của mình,…có cái nhìn, cách ứng phó trước những xung đột một cách hợp lý, tích cực và đúng đắn hơn.
Tóm lại, nhà trường sẽ là môi trường phát triển những mối quan hệ xã hội, chuẩn mực đạo đức, quy tắc hành vi cần thiết cho các em. Một nền giáo dục tốt sẽ tạo ra những con người tốt và biết yêu thương, song hết mình vì cộng đồng và lý tưởng.
c. Ảnh hưởng từ phương tiện truyền thông
Ngày nay, sự ảnh hưởng của máy tính, truyền hình, phương tiện truyền thông đối với đòi sống con người là rất lớn. Nó chi phối mạnh mẽ, trực tiếp tới sự phát triển của con người và xã hội, đặc biệt là học sinh Trung học Cơ sở.
Phương tiện truyền thông là nguồn tư liệu vô cùng quý giá và vô tận để cha mẹ và các em có thể khai thác những thông tin hữu ích cho mình, chẳng hạn cha mẹ và các em có thể dễ dàng tìm kiếm những bài học online, chuyên đề được quay lại về các phương pháp giúp các em giải quyết xung đột với bạn bè trong lớp học, giờ sinh hoạt,.. để cùng tìm hiểu, thu thập thông tin và thực tập, ứng dụng vào thực tiễn. Bên cạnh những ưu điểm có thể khai thác được từ phương tiện truyền thông, những nhược điểm mà nó đem lại có sự ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của các em.
Một số phim ảnh và nội dung chương trình mang tính bạo lực, chưa được kiểm soát một cách chặt chẽ. Trẻ em thường xuyên xem phim ảnh, chương trình chứa cảnh bạo lực sẽ phải đối mặt với các vấn đề về hành vi ứng xử trong khi chơi với bạn. Cảnh bạo lực mà các em trực tiếp xem sẽ ảnh hưởng đến cách các em ứng phó khi xung đột trong giao tiếp với bạn xảy ra như gây hấn, đánh nhau, gây áp lực tinh thần,… điều này không chỉ liên quan tới thái độ và hành động bạo lực, mà còn
biểu hiện ở bất kì trạng thái cảm xúc nào. Cha mẹ cần có những biện pháp can thiệp những nội dung con mình xem và học tập qua phương tiện truyền thông, đồng thời quan sát những biểu hiện tích cực trong kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của trẻ ngoài cuộc sống để điều chỉnh hành vi của con kịp thời và phù hợp.
Ở lứa tuối này các em bắt đầu sống theo khuôn mẫu mà mình lựa chọn, phương tiện truyền thông sẽ cung cấp một cách đa dạng các khuôn mẫu xã hội lí tưởng cho các em. Tuy nhiên, các em chưa đủ chín chắn để đánh giá đúng tất cả nhân vật nào tốt, là tấm gương cần noi theo. Việc nhìn nhận và đánh giá sai, phân tích, chắt lọc thông tin cũng như lựa chọn sai khuôn mẫu để noi theo sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sự phát triển của các em. Chẳng hạn như trong các phim siêu anh hùng, chương trình anh hùng đường phố,..bên cạnh những tấm gương hi sinh vì người khác, biết lấy sinh mạng của người khác và sự bình yên của đất nước làm lí tưởng sống của mình, thì hình ảnh của các siêu anh hùng thường dùng bạo lực để giải quyết vấn đề và hình ảnh ảnh này lại dễ khiến các em lĩnh hội, bắt chước và xúc động hơn. Vì vậy, cha mẹ cần phân tích cũng như cùng con thảo luận về những điều hay, tính nhân văn có trong cuộc sống cũng như những gì con lĩnh hội được qua phương tiện truyền thông.
Tóm lại, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở, bao gồm cả những yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan. Sự ảnh hưởng từ bất kì yếu tố nào được kể ở trên, kỹ năng gỉải quyết xung đột với bạn bè của các em cần được lưu tâm và tạo điều kiện cho các em phát triển, học tập và rèn luyện, ứng dụng những điều đã học vào thực tiễn để giải quyết khi ứng phó trước những tình huống xung đột với bạn bè một cách kịp thời và phù hợp. Việc giải quyết xung đột triệt để, dựa trên tiêu chí dung hòa, yêu thương sẽ giúp các em có thêm những mối quan hệ, tình bạn khắng khít và bền lâu, những kinh nghiệm sống đáng quý trong cuộc sống sau này.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Trên thế giới, kỹ năng giải quyết xung đột đã được nhiều tác giả nghiên cứu trên cả phương diện lý thuyết lẫn thực tiễn. Song, ở Việt Nam chưa có tác giả nghiên cứuvề kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở
Dựa trên quan điểm của nhiều tác giả nghiên cứu về kỹ năng, xung đột, kỹ năng giải quyết xung đột khác nhau, tôi xin đưa ra quan điểm kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở trong đề tài như sau:
Kỹ năng giải quyết xung đột trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở là khả năng giải quyết xung đột phát sinh từ sự va chạm, mâu thuẫn có khuynh hướng đối lập nhau trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở bằng cách vận dụng những tri thức, kinh nghiệm của mỗi học sinh Trung học Cơ sở để thực hiện hoạt động có kết quả phù hợp với những mục tiêu và điều
kiện đã cho.
Kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở là một dạng kỹ năng tổng hợp bao gồm nhiều kỹ năng thành phần như: Kỹ năng xác định vấn đề xung đột, kỹ năng đề ra các phương án giải quyết xung đột, kỹ năng lựa chọn phương án giải quyết xung đột tối ưu, kỹ năng tổ chức thực hiện giải quyết xung đột, kỹ năng kiểm tra đánh giá kết quả của giải quyết xung đột
Kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở được đánh giá trên 3 tiêu chí: nhận thức của học sinh Trung học Cơ sở về kỹ năng giải quyết xung đột, mức độ thực hiện các thao tác và mức độ giải quyết các vấn đề trong giao tiếp với bạn bè.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT TRONG GIAO TIẾP VỚI BẠN BÈ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1.1. Khách thể nghiên cứu Bảng 2.1: Mẫu khách thể Trường Vĩnh Lộc B Trường Trần
Bội Cơ Tổng mẫu
Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng học sinh 156 51.3% 148 48.9% 304 100% Giới tính Nam 83 52.2 76 47.2 159 52.3 Nữ 73 50.3 72 49.7 145 47.7 Khối lớp 6 40 50 40 50 80 26.4 7 34 44.7 42 55.3 76 25 8 40 54.1 34 45.9 74 24.3 9 42 56.8 32 43.2 74 24.3
Trong đề tài này, chúng tôi dã chọn mẫu khách thể nghiên cứu là học sinh lớp 6, 7, 8, 9 đang học tại 2 trường THCS thuộc quận 5 và quận Bình Chánh của TP. HCM với nguyên tắc chọn mẫu ngẫu nhiên, với các đặc điểm được thể hiện như sau:
Số lượng học sinh toàn mẫu là 304, trong đó ở trường Vĩnh Lộc B là 156 em chiếm 51.3%, trường Trần Bội Cơ là 148 em chiếm 48.9%. Người nghiên cứu gom thành hai khu vực là khu vực nội thành (Quận 5) và khu vực ngoại thành (Quận Bình Chánh).
Về giới tính thì toàn mẫu có 159 nam chiếm 52.3% và 145 nữ chiếm 47.7% so với toàn mẫu.
Về khối lớp, toàn mẫu có học sinh lớp 6 là 80 em ciếm 26.4%, học sinh khối 7 là 76 em chiếm 25%, học sinh khối 8 là 74 em chiếm 24.3% và học sinh khối 9 là 74 em chiếm 24.3%, tỉ lệ chênh lệch không đáng kể.
2.1.2. Các giai đoạn nghiên cứu
a. Giai đoạn nghiên cứu lí luận:
- Thời gian thực hiện: Từ tháng 10/2017 đến 02/2018.
- Nội dung: Xây dựng đề cương chi tiết, khung lí thuyết cho luận văn. Xây dựng các khái niệm công cụ như: Kỹ năng, kỹ năng giải quyết xung đột, kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung học cơ sở, xác định 2 kỹ năng thành phần của kỹ năng giải quyết xung đột trong giao tiếp với bạn bè bao gồm kỹ năng tìm kiếm người trung gian hòa giải, kỹ năng thỏa hiệp với bạn bè. Xác định các tiêu chí và những biểu hiện ở những mức độ cụ thể của từng kỹ năng thành phần của kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè.
- Cách tiến hành: Đọc, phân tích các tài liệu liên quan đến đề tài luận văn.
b. Giai đoạn thiết kế công cụ điều tra
Giai đoạn 1: Thiết kế công cụ điều tra sơ bộ
Xây dựng phiếu xin ý kiến của chuyên gia
-Mục đích: Xây dựng phiếu xin ý kiến của chuyên gia về kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh.
-Nội dung: Phiếu điều tra gồm 4 câu hỏi nhằm tìm hiểu:
Những kỹ năng thành phần và biểu hiện của kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở và những biểu hiện của nó.
Yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở và các biện pháp nhằm hình thành kỹ năng này cho học sinh.
-Cách thực hiện: Sử dụng phương pháp chuyên gia, phương pháp nghiên cứu tài liệu..
-Mục đích: Xây dựng hệ thống bài tập tình huống sơ bộ về kỹ năng kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở. -Nội dung: Xây dựng biên bản trả lời bài tập tình huống dạng câu hỏi mở nhằm tìm hiểu 2 kỹ năng thành phần của kỹ năng kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở như: kỹ năng tìm kiếm người trung gian hòa giải, kỹ năng thỏa hiệp với bạn bè. Với 10 bài tập tình huống nhằm tìm hiểu kỹ năng kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở như
Biết tìm kiếm người trung gian hòa giải
Biết tương thuật xung đột khách quan
Biết thông tin của đối phương
Biết cách liên lạc với 1 nhà tham vấn, tư vấn học đường hoặc nhà trị liệu tâm lý
Biết thống nhất các phạm vi thỏa hiệp
Biết đồng cảm với suy nghĩ, hành vi của bạn
Biết cùng đưa ra 1 biện pháp phù hợp với lợi ích của cả hai
-Cách thực hiện: Sử dụng phương pháp chuyên gia, phương pháp nghiên cứu tài liệu.
Giai đoạn 2: Thiết kế công cụ điều tra chính thức
Thiết kế bài tập tình huống về kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở
-Mục đích: Xây dựng hệ thống bài tập tình huống về kỹ năng kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở.
-Nội dung: Xây dựng biên bản trả lời bài tập tình huống dạng đóng nhằm tìm hiểu 2 kỹ năng thành phần của kỹ năng kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở như: kỹ năng tìm kiếm người trung gian hòa giải, kỹ năng thỏa hiệp với bạn bè. Với các bài tập tình huống nhằm tìm hiểu kỹ năng kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở như
Biết tường thuật xung đột khách quan
Biết thông tin của đối phương
Biết cách liên lạc với 1 nhà tham vấn, tư vấn học đường hoặc nhà trị liệu tâm lý
Biết thống nhất các phạm vi thỏa hiệp
Biết đồng cảm với suy nghĩ, hành vi của bạn
Biết cùng đưa ra 1 biện pháp phù hợp với lợi ích của cả hai
-Cách thực hiện: Sử dụng phương pháp chuyên gia, phương pháp nghiên cứu tài liệu.
Xây dựng phiếu điều tra trên học sinh Trung học Cơ sở về yếu tố ảnh