Yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh trung học cơ sở tại thành phố hồ chí minh​ (Trang 63 - 64)

a. Sự thay đổi tâm sinh lí

Sự thay đổi về cơ thể gây khó khăn cho học sinh trong một số hoạt động làm ảnh hưởng đến kỹ năng gỉai quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè. Ở lứa tuổi này, các em bắt đầu có những thay đổi về mặt tâm sinh lí như: nhạy cảm, dễ tổn thương, phản ứng thái quá, chứng tỏ mình là người lớn, muốn mình là trung tâm,nhu cầu độc lập,…khiến các em có những phương pháp giải quyết xung đột khác nhau từ sự lựa chọn của mình. Tùy sự hình thành tâm sinh lí ở mỗi em khác nhau sẽ có những cách nhận diện và ứng phó khác nhau: nhờ người lớn, bất hợp tác,

nhượng bộ, làm lơ,… phù hợp với những điều kiện trong tình huống xung đột nhất định.

b. Năng lực nhận thức

Năng lực nhận thức giúp học sinh hiểu biết đầy đủ về mục đích, yêu cầu, điều kiện, phương tiện, cách thức thực hiện hành động nhằm hình thành kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiêp với bạn bè. Từ đó, việc thực hiện hành động trở nên dễ dàng và đạt được kết quả cao hơn. Như vậy việc học sinh nhận thức về kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè biểu hiện ở sự hiểu biết về tình huống xung đột, vận dụng những hiểu biết đó vào việc tìm kiếm, lựa chọn phương pháp giải quyết phù hợp với mục đích, yêu cầu, điều kiện của hoạt động trong những tình huống xung đột cụ thể. Tuy nhiên, năng lực nhận thức xung đột của mỗi học sinh là không giống nhau, thể hiện ở: khả năng tập trung chú ý, năng lực tri giác, năng lực thao tác tư duy,…điều này sẽ ảnh hưởng đến kết quả hoàn thành bài tập tình huống hoặc giải quyết các nhiệm vụ học tập, nhằm nhận diện và ứng phó trong tình huống cụ thể.

c. Hứng thú nhận thức

Hứng thú nhận thức của học sinh sẽ thúc đẩy các em tham gia tích cực vào hoạt động nhằm nhận diện và ứng phó hay tìm kiếm sự giúp đỡ,..trong những tình huống bất lợi nhằm hình thành kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè. Ngược lại, khi học sinh không có hứng thú thì kết quả hình thành kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bè sẽ không cao, thậm chí xuất hiện cảm xúc tiêu cực. Vì vậy, mỗi học sinh sẽ hứng thú với những phương pháp khác nhau, kỹ năng khác nhau để giải quyết những tình huống xung đột với bạn bè của các em.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh trung học cơ sở tại thành phố hồ chí minh​ (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)