Biết cùng đưa ra 1 biện pháp phù hợp với lợi ích của cả ha

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh trung học cơ sở tại thành phố hồ chí minh​ (Trang 124 - 154)

Bài tập 10: Trong chuyến đi chơi, Nam đề nghị mọi người đi chơi đá banh hoặc một môn thể thao nào đó mang tính năng động. Trong khi đó, Trung lại thích mọi người cùng đi một quá trà sữa nào đó sau khi đi ăn nhẹ gì đó để tò chuyện, thư giãn. Cả hai bạn không biết phải quyết định đi đâu cả, ai cũng muốn đi theo ý của mình. Việc căng thẳng khi 30 phút trôi qua, hai bạn vẫn chưa biết đi đâu và Nam bắt đầu thấy khó chịu, ngỏ ý bỏ về. Em hãy nhận xét vê mâu thuẫn trên. Trong trường hợp này em sẽ giải quyết như thế nào?

... ... .

PHỤ LỤC 3:

PHIẾU KHẢO SÁT DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ.

Các em thân mến!

Để tìm hiểu thực trạng kỹ năng giải quyết xung đột tam lí trong giao tiếp với bạn bè của hóc sinh Trung học Cơ sở hiện nay, từ đó đề xuất các biện pháp nhằm hình thành kỹ năng này cho học sinh. Các em hãy trả lời những câu hỏi dưới đây nhé! Cám ơn các em! A. PHẦN THÔNG TIN: 1. Trường:………quận:……… ……… 2. Khối lớp: □ 6 □ 7 □ 8 □ 9 3. Giới tính: □ Nam □Nữ B. PHẦN CÂU HỎI:

Em hãy khoanh tròn lựa chọn đúng nhất trong mỗi câu trả lời của tình huống nhé!

I. KỸ NĂNG TÌM KIẾM NGƯỜI TRUNG GIAN HÒA GIẢI

1. Tìm kiếm người trung gian hòa giải phù hợp

Bài tập 1: Sen, Hồng và Hoa chơi với nhau rất thân. Các bạn có hẹn sẽ đi sinh nhật của K vào chủ nhật tuần này. Chiều thứ bảy, Sen xin lỗi các bạn vì sẽ không cùng đi sinh nhật ngày mai được do phải đi tiễn em họ đi du học. Hồng thấy rất giận và nói sẽ không chơi với Sen nữa. Sen tìm tới Hoa để mong bạn thông cảm cho mình và giải thích giúp cho Hồng hiểu vì trường hợp bất đắc dĩ nên thất hứa cùng các bạn và làm Hồng giận. Vậy theo em, trong trường hợp trên:

1.1 Sen tìm bạn Hoa để hòa giải là phù hợp chưa?(tính đúng sai)

a.Phù hợp b.Chưa phù hợp

c.Có thể nhờ Hoa hoặc người khác cũng được

1.2. Trong trường hợp trên, cách giải quyết của em là gì?(tính thuần thục)

b.Tìm người có khả năng lắng nghe và bình tĩnh phân biệt đúng sai, phân xử công minh.

c.Tìm người hòa giải phù hợp với trường hợp.

1.3. Nếu là em, em sẽ tìm ai là người hòa giải trong trường hợp trên?(tính linh hoạt)

a. Nhờ người đã từng hòa giải xung đột cho mình hiệu quả.

b. Nhờ một bạn nào đó bất kì trong lớp để hòa giải hoặc chỉ ra ai khác để hòa giải. c. Tùy vào mức độ giận của Hồng để tìm người hòa giải phù hợp như Hoa (bạn thân của Hồng) hoặc người thân trong gia đình của Hồng.

2. Biết tường thuật xung đột một cách khách quan

Bài tập 2: Đào, Na, Nga là 3 bạn chơi rất thân. Một hôm, Na phát hiện Đào đang nói xấu mình với Bạn H cùng lớp vì không chỉ bài cho mình vào giờ kiểm ra toán. Na giận lắm, quyết định tìm tới Nga để kể mọi việc, nhưng mãi Na cũng chỉ nói mình rất giận, bị tổn thương và sẽ không chơi với Đào nữa vì Đào là người bạn không tốt. Hãy nêu quan điểm về trương hợp trên.

2.1.Na tường thật như vậy đã rõ ràng chưa?(tính đúng sai) a. Rất rõ ràng và đầy đủ thông tin

b. Na không tường thuật đủ thông tin và lí do xung đột

c.Na cần thêm thông tin rõ ràng và đầy đủ hơn về việc vì sao Na giận Đào

2.2.Nếu là em trong trường hợp trên, em sẽ tuờng thuật cái gì?(tính thuần thục)

a. Không cần tường thuật gì cả, chỉ cần Nga phân giải và đồng cảm với mình. b. Tường thuật về việc Đào nói xấu Na với bạn H làm Na rất tổn thương.

c. Tường thuật một cách rõ ràng đầy đủ rằng Na và Đào là bạn thân nhưng Đào lại nói xấu Na về việc Na không chỉ Đào làm bài vào giờ kiểm tra toán và Na rất giận vì điều này.

2.3.Nếu em là Na, em sẽ dùng cách tường thuật xung đột như thế nào?(tính linh hoạt)

a. Cần Nga đặt câu hỏi gợi mở để trả lời về xung đột như: “Đào đã làm gì sai?”, “Tại sao Na giận Đào?”

b. Có khi tự tường thuật được xung đột đầy đủ, khi thì cần được hỗ trợ dưới dạng câu hỏi để trả lời.

c, Có thể tự tường thuật một cách đầy đủ và chủ động.

3. Biết xác định nguyên nhân gây ra xung đột

Bài tập 3: Hùng chơi thân với Lạc được 3 năm kể từ khi học lớp 6. Hùng biết hoàn cảnh gia đình Lạc khó khăn nên thường hay viện cớ không đi chơi với các bạn trong lớp. Một lần, trường tổ chức chuyến tham quan 2 ngày 1 đêm ở Vũng Tàu cho tất cả các bạn và thầy cô giáo trong trường. Hùng vì muốn bạn đi nên đã đề nghị: “Tớ sẽ đập ống heo để mua cho cậu 1 suất đi cùng tớ nhé!”. Lạc từ chối vì nhà có việc, Hùng giận dỗi: “ Có khi nào cậu được nhà dắt đi chơi thế đâu, lần này tớ đã bao thì cứ đi cho biết!”. Thế là Lạc giận Hùng cả 1 tuần không có lí do gì cả. Hùng thấy rất bực mình vì đã có ý tốt lại bị giận dỗi như thế. Em hãy nhận xét trường hợp trên nhé!

3.1.Theo em, nguyên nhân Lạc giận Hùng là gì?(tính đúng sai)

a. Hùng rủ lạc đi chơi với trường.

b. Hoàn cảnh gia đình Lạc khó khăn không đi chơi được.

c. Hùng đã không khéo léo trong cách thuyết phục lạc đi chơi cùng, làm Lạc tự ái vì hoàn cảnh gia đình mình.

3.2. Trong trường hợp này, Hùng nên làm gì để xác định nguyên nhân gây ra xung đột?(tinh thuần thục)

a. Đến hỏi thẳng Lạc tại sao giận mình vô cớ.

b. Nhớ lại các sự kiện gần nhất xem Lạc giận vì điều gì.

c. Xem xét các sự kiện xung quanh việc đi chơi, liệt kê các lí do cụ thể và phân tích xem lí do nào là đúng đắn nhất, gần nhất.

3.3. Nếu em là Hùng, em sẽ xác định nguyên nhân gây ra xung đột bằng cách nào?(tính linh hoạt)

a.Cần người gợi mở dưới dạng câu hỏi để trả lời như: “ Hùng đã nói gì với Lạc để rủ Lạc cùng đi chơi”, “ Theo em, Lạc giận vì hoàn cảnh gia đình hay do tự ái khi được đề nghị bao đi chơi”.

b. Có khi chủ động tìm ra nguyên nhân hoặc có khi cần gợi mở thêm dưới dạng câu hỏi.

c. Xem xét lại các sự kiện của tình huống để tìm ra nguyên nhân một cách rõ ràng, đầy đủ nhất.

4. Biết thông in liên lạc với nhà tham vấn, tư vấn hoặc nhà trị liệu

Bài tập 4: Em hãy cho biết thông tin của nhà tham vấn, tư vấnhọc đường hoặc nhà trị liệu:

4.1.Em có biết các thông tin liên lạc với nhà tư vấn, tham vấn hay trị liệu để giải quyết xung đột không?(thuần thục)

a. Em thường lúng túng khi được hỏi về thông tin của nhà tư vấn, tham vấn hay trị liệu để giải quyết xung đột

b. Em đã từng nắm 1 số thông tin nhưng không rõ về thông tin đó

c. Em đủ tự tin trả lời các câu hỏi về cách liên lạc với nhà tư vấn, tham vấn hay trị liệu để giải quyết xung đột

4.2. Em dùng cách nào để liên lạc nhà tư vấn, tham vấn hay trị liệu để giải quyết xung đột? (tính đúng sai)

a. Em không biết bất kì thông tin liên lạc nào.

b. Em biết được tên và địa điểm cụ thể dù chưa biết số điện thoại liên hệ khẩn cấp

c. Em nắm rõ thông tin liên lạc cụ thể của 1 đến 2 người hỗ trợ.

4.3. Em thường tìm đến ai trong 3 người trên để tìm cách giải quyết xung đột?(tính linh hoat)

a. Không tìm ai cả vì rất khó để liên lạc b. Nhà tham vấn hoặc tư vấn

c. Tùy vào mỗi trường hợp khác nhau để tìm người phù hợp.

II.KỸ NĂNG THỎA HIỆP VỚI BẠN BÈ

1. Biết thống nhất các phạm vi thỏa hiệp

Bài tập 5: Trong giờ ra chơi, An xuống căn tin mua bánh ăn cùng Long. Lúc lên lại lớp, An vô tình thấy Trí đang lục cặp mình. An chạy lại hỏi, Trí bảo định mượn vở Toán học vì nãy chép bài không kịp, nhưng không có An nên Trí lấy rồi tí nói sau.

An cho rằng bạn không tôn trọng mình và vô cùng tức giận.Trí bảo thấy việc mình làm không có gì quá đáng và phải khiến An tức giận cả. Sự việc càng căng thẳng hơn khi Trí bắt đầu kể tội của An như: thường xuyên mượn tiền Trí ăn quà vặt, nhờ Trí chỉ bài khi không biết làm, nhờ Trí trực nhật giúp,…An cũng kể tội Trí về những việc mình đã giúp trí và những việc Trí làm sai. Hãy trả lời những câu hỏi bên dưới nhé!

5.1.Vì sao An và Trí cãi nhau căng thẳng hơn?(tính đúng sai)

a. Trí và An đều sai nhưng cố bảo vệ quan điểm

b. Trí kể tội An trong khi Trí là ngươi sai trước và không xin lỗi

c. An và Trí không thống nhất được phạm vi thỏa hiệp, kể tội nhau không liên quan đến xung đột.

5.2. Theo em, An và Trí cần thống nhất phạm vi thỏa hiệp là gi?(tính thành thục)

a. Không cần thỏa hiệp gì cả, ai cũng có lỗi ngang nhau.

b. Thỏa hiệp về vấn đề Trí lục cặp An dù chưa được sự đồng ý của An

c. Thỏa hiệp phạm vi xoay quanh Trí lục cặp An và không cãi nhau thêm những vấn đề khác không liên quan.

5.3. Trong trường hợp này, Em cần dùng cách nào để thỏa hiệp với?(tính linh hoạt)

a. Tôn trọng các phạm vi thỏa hiệp mà bạn để ra và làm theo. b. Cân nhắc các phạm vi thỏa hiệp của bạn để ra và làm theo. c. Cùng bạn để ra các phạm vi thỏa hiệp và cùng nhau làm.

2. Biết đồng cảm với suy nghĩ, hành vi của bạn

Bài tập 6: Sinh và Trúc là đôi bạn cùng tiến và chơi rất thân với nhau. Sinh rất thích tụ tập cùng các bạn vào dịp cuối tuần để cùng đi ăn uống, ca hát,..Trong khi đó, Trúc chẳng bao giờ chịu đi cùng mặc dù Sinh đã rủ rất nhiều lần, Trúc đều từ chổi. Có một lần vì sợ bạn giận, Trúc ngỏ ý bày tỏ lý do rằng nhà Trúc nghèo, không có tiền để đi cùng các bạn vì sợ mẹ tốn tiền và không ai phụ mẹ bán hàng ngoài chợ. Sinh giận và không chơi với Trúc nữa vì cho rằng đi chơi một lát chẳng tốn bao

nhiêu tiền và thời gian của Trúc, chỉ là Trúc không muốn đi nên viện cớ vậy thôi. Hãy nhận xét về trương hợp của Sinh và Trúc ở trên.

6.1. Sinh giận bạn là sai vì?(tính đúng sai)

a. Vì Trúc nhà nghèo hơn Sinh.

b.Vì Trúc không chịu đi chơi với Sinh.

c. Vì Sinh chưa đặt mình vào hoàn cảnh của bạn và đồng cảm với suy nghĩ, hành động của bạn

6.2.Sinh nên làm gì trong trường hợp này?(tình thành thục)

a.Mặc kệ Trúc và không rủ Trúc đi chơi nữa.

b. Thuyết phục bạn đi chơi với mình vì không tốn bao nhiêu thời gian cả và cam kết Trúc sẽ không phải tốn tiền khi đi chơi cùng mình.

c. Đến nhà chơi cùng bạn và chia sẻ công việc của bạn.

6.3.Sinh nên đồng cảm với Trúc vì sao?(tính linh hoạt)

a. Bạn bè cần luôn đồng cảm với nhau trong mọi trường hợp

b.Sinh rất khó để đồng cảm với hoàn cảnh của Trúc vì hoàn cảnh không giống nhau. c. Vào trường hợp hoàn cảnh khó khăn của Trúc, Sinh nên chia sẻ và đồng cảm với bạn.

3. Biết cùng đưa ra 1 biện pháp phù hợp với lợi ích của cả hai

Bài tập 7: Trong chuyến đi chơi, Nam đề nghị mọi người đi chơi đá banh hoặc một môn thể thao nào đó mang tính năng động. Trong khi đó, Trung lại thích mọi người cùng đi một quá trà sữa nào đó sau khi đi ăn nhẹ gì đó để trò chuyện, thư giãn. Cả hai bạn không biết phải quyết định đi đâu cả, ai cũng muốn đi theo ý của mình. Việc căng thẳng khi 30 phút trôi qua, hai bạn vẫn chưa biết đi đâu và Nam bắt đầu thấy khó chịu, ngỏ ý bỏ về. Em hãy nhận xét về mâu thuẫn trên.

7.1. Vì sao Nam và Trung lại xung đột?(tính đúng sai)

a. Không giống sở thích.

b. Mỗi người mỗi ý và ai cũng thích làm theo ý của mình, không chịu nhường nhau. c. Không đưa ra được biện pháp phù hợp với sở thích cả hai

a. Giải tán và mỗi người tự làm theo ý mình thích, hẹn ngày khác khi cùng sở thích sẽ đi chơi chung.

b. Hội ý với nhau nên đi đâu, có thể 1 trong 2 bạn phải nhường theo ý thích của bạn kia.

c. Cả hai cùng thảo luận, tìm ra nơi đi chơi phù hợp với sở thích của cả hai.

7.3. Em hãy chọn 1 trong các cách giải quyết sau mà em thường hay dùng nhất:(tính linh hoạt)

a. Đi lại những nơi cả hai đã cùng chơi.

b. Bốc thăm trúng cái nào thì cùng đi chơi cái đó.

c. Cùng đề ra sở thích của mỗi người và thảo luận ra 1 biện pháp có thể đáp ứng sở thích cả hai.

Bài tập 8: Theo em, những yếu tố ảnh hưởng nào dưới đây khiến kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở còn hạn chế?

Các em hãy đánh dấu ( X) chọn 1 trong 5 theo mức độ ảnh hưởng.

ST T YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỪ PHÍA NHÀ TRƯỜNG Mức độ ảnh hưởng Rất ảnh hưởng ảnh hưởng ảnh hưởng vừa phải Ít ảnh hưởng Không ảnh hưởng 1 Chưa tổ chức những chuyên đề, hoạt động ngoại khóa về kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở nhằm giúp các em trao đổi và bàn luận đề hiểu sâu sắc hơn kỹ năng này.

2 Trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho việc giáo dục kỹ năng giải

quyết xung đột tâm lý với bạn bè còn yếu kém.

3

Tài liệu học còn sơ sai, chưa thống nhất giữa các trường và các tỉnh thành.

4

Thời gian cho việc giáo dục kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở còn ít ỏi.

5

Thiếu sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong giáo dục kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở

6

Nhà trường chưa thật sự quan tâm và tạo điều kiện cho các em tìm hiểu về tâm sinh lí tuổi thiếu niên

7 Bầu không khí lớp học, áp lực thành tích học tập.

8

Cha mẹ ít dành thời gian để giáo dục hoặc trò chuyện với học sinh về kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở.

9

Cha mẹ chưa nắm được những kỹ năng cụ thể của kỹ năng giải quyết xung đột trong giao tiếp với bạn bè 10 Chưa tạo điều kiện cho con trải

con chơi hoặc tham gia các hoạt động ngoài trời nhằm tập trung vào học tập, nâng cao tri thức.

11

Cha mẹ chưa phối hợp với nhà trường để được hướng dẫn các nội dung, hình thức tổ chức và phương pháp giáo dục kỹ năng giải quyết xung đột trong giao tiếp với bạn bè.

12

Cách ứng xử của cha mẹ khi bản thân gặp những tình huống giải quyết xung đột trong giao tiếp với mọi người khiến trẻ bắt chước. 13 Bầu không khí, áp lực và mâu thuẫn

từ gia đình.

14

Cha mẹ chưa giáo dục con đầy đủ về tâm sinh lí lứa tuổi và giá trị tốt đẹp của tình bạn, cách duy trì và giữ gìn tình bạn.

Bài tập 9: Theo các em, để giúp học sinh hình thành kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở, cần có những biện pháp nào?

Các em hãy đánh dấu ( X) để chọn 1 trong 5 theo mức độ khả thi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh trung học cơ sở tại thành phố hồ chí minh​ (Trang 124 - 154)