b. Yếu tố ảnh từ phía gia đình
2.3.2. Biện pháp từ phía gia đình
Bảng 2.10: Đánh giá tính khả thi biện pháp từ phía gia đình đến kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở.
Stt Biện pháp từ phía gia đình X Thứ
bậc Std
1
Cha mẹ dành nhiều thời gian để trò chuyện với học sinh để đánh giá mức độ khả năng của con trong việc giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè. Từ đó, phụ huynh biết được con thường ứng xử và có hành vi như thế nào khi xung đột xảy ra.
2.62 2 1.421
2 Cha mẹ tự trang bị những kiến thức về kỹ năng
cho bản thân và học sinh Trung học Cơ sở đề hiểu rõ và biết cách hướng dẫn, giáo dục con về kỹ năng này
3
Tạo cơ hội, điều kiện cho học sinh được giao lưu với bạn bè và tham gia các hoạt động giao lưu để trải nghiệm những tình huống trong cuộc sống hàng ngày
2.50 5 1.129
4
Cha mẹ phối hợp với nhà trường hoặc cho con tham gia vào các câu lạc bộ, các lớp kỹ năng sống.
2.31 7 1.373
5
Cha mẹ cần lưu ý về cách cư xử khi bản thân gặp những tình huống giải quyết xung đột trong giao tiếp với mọi người nhằm làm tấm gương tốt cho con về kỹ năng này.
2.65 4 1.260
6 Cha mẹ cần giữ gìn bầu không khí tâm lý được
yên ấm, hòa thuận trong gia đình 2.62 1 1.268
7
Nâng cao nhận thức và hình thành thái độ của con về đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi và giá trị của tình bạn. Từ đó, giúp con tìm ra cách giữ gìn và duy trì tình bạn tốt đẹp.
2.41 6 1.274
Bên cạnh những biện pháp từ phía nhà trường, những biện pháp từ gia đình dưới đây chiếm vị trí quan trọng trong việc hình thành kỹ năng giải quyết xung đột trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở.
Đầu tiên,cha mẹ cần giữ gìn bầu không khí tâm lý được yên ấm, hòa thuận
trong gia đình là biện pháp mang lại khả thi nhất trong việc hình thành kỹ năng giải quyết xung đột trong giao tiếp với bạn bè của các em.
Một gia đình hòa thuận, êm ấm sẽ tạo cho các em sự yêu thương, lòng vị tha, đồng cảm với mọi người xung quanh giúp các em giải quyết xung đột với bạn bè dựa trên những tiêu chí ôn hòa, thỏa hiệp, nhường nhịn. Bên cạnh đó, bầu không khí
trong gia đình rất quan trọng trong việc giúp các em tin tưởng và thoải mái trò chuyện, tâm sự với cha mẹ. Sự gần gũi, thông cảm và thân thiện của cha mẹ sẽ giúp các em cởi mở hơn, vui vẻ hơn khi kể về những mối quan hệ cũng như xung đột với bạn bè làm các em băn khoăn. Từ đó hình thành kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè cũng như những khó khăn mà các em hay gặp phải.
Thứ hai, cha mẹ dành nhiều thời gian để trò chuyện với học sinh để đánh
giá mức độ khả năng của con trong việc giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè. Từ đó, phụ huynh biết được con thường ứng xử và có hành vi như thế nào khi xung đột xảy ra.
Cuộc sống xã hội hiện đại, cha mẹ thường bận rộn không có nhiều thời gian dành cho con cái cũng như giáo dục con những kỹ năng sống cần thiết. Cuộc trò chuyện trò chuyện, chia sẻ trong mâm cơm về một ngày đi học của con, những vấn đề con gặp phải. Điều cần thiết nên làm là gia đình nên có một kế hoạch cụ thể và chắc chắn cho kì nghỉ cuối tuần dành cho con, tạo điều kiện cho con vui chơi, giáo dục con về kỹ năng giải quyết xung đột trong giao tiếp với bạn bè thông qua truyền hình thông tin đại chúng hoặc tình huống thường gặp trong đời sống hằng ngày. Từ đó, cha mẹ có thể hiểu được các xung đột thường gặp của con mình và cách mà các em thường hay giải quyết đã phù hợp chưa. Cha mẹ có thể gợi ý cho con cách giải quyết thông qua những ví dụ, bài báo hặc câu chuyện vui, tránh ép con làm theo cách xử lí mình cho là đúng, hãy để con lựa chọn và trải nghiệm từ đó có thêm kinh nghiệm cho bản thân mình về kỹ năng giải quyết xung đột trong giao tiếp với bạn bè.
Ngoài ra, cha mẹ cần tự trang bị những kiến thức về kỹ năng giải quyết xung đột trong giao tiếp với bạn bè cho bản thân và học sinh Trung học Cơ sở đề hiểu rõ và biết cách hướng dẫn, giáo dục con về kỹ năng này.
Cha mẹ phải là người nắm những kiếm thức và kinh nghiêm về kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với mọi người một cách rõ rang nhất thì mới có thể hướng dẫn con mình hiểu và thực hiện đúng kỹ năng này.
Cha mẹ có thể tự học hỏi kinh nghiệm dựa trên chọn lọc những bài giảng online, bài báo, truyền hình hoặc ở các khóa học cụ thể về kỹ năng này. Sự quan tân
và hướng dẫn tận tình của cha mẹ về kỹ năng này sẽ giúp các em thực hiện kỹ năng đạt hiệu quả tốt hơn.
Cha mẹ cần lưu ý về cách cư xử khi bản thân gặp những tình huống giải quyết xung đột trong giao tiếp với mọi người nhằm làm tấm gương tốt cho con về kỹ năng này.
Cha mẹ là tấm gương cho con noi theo về cách ứng xử trong các tình huống xung đột. Vì vậy mọi thái độ, cử chỉ, lời nói, việc làm, sự đánh giá của người lớn là tấm gương gần gũi, thực tế nhất cho các em. Bên cạnh đó, cha mẹ cần quan sát những thông tin, chương tình mà các em xem và quan tâm tới để quản lí được những chuẩn mực, hành vi của các em không bị lêch lạc. Đồng thời, nhóm bạn và bạn thân ảnh hưởng và khiến các em bắt chước rất nhiều, cha mẹ nên quan tâm và làm bạn cùng con để hiểu và giúp các em lựa chọn bạn phù hợp để chơi cũng như biết cách giải quyết xung đột phù hợp với bạn bè giống như cách mà các em được học hỏi từ tấm gương cha mẹ.
Ngoài ra, cha mẹ cần tạo cơ hội, điều kiện cho học sinh được giao lưu với bạn bè và tham gia các hoạt động giao lưu để trải nghiệm những tình huống trong cuộc sống hàng ngày giúp các em có cái nhìn tổng quát, đa chiều hơn về các sự kiện, tình huống. Việc mở rộng mối quan hệ, giao lưu với bạn bè sẽ giúp các em có được nhiều kinh nhiệm, kỹ năng sống hơn cho riêng mình, bao gồm cả kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè.
Việc phối hợp với nhà trường hoặc cho con tham gia vào các câu lạc bộ, các lớp kỹ năng sống cũng là biện pháp hữu hiệu. Hiện nay các lớp kỹ năng sống khá phổ biến tại thành phố Hồ Chí Minh. Khi tham gia vào các lớp kỹ năng, trẻ sẽ có cơ hội được trải nghiệm và hình thành những kỹ năng sống cần thiết.
Bên cạnh đó, cha mẹ giúp con nâng cao nhận thức và hình thành thái độ của con về đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi và giá trị của tình bạn. Từ đó, giúp con tìm ra cách giữ gìn và duy trì tình bạn tốt đẹp. Tình bạn tuổi học trò là điều đáng trân trọng và đặc biệt quan trọng đối với lứa tuổi này, hiểu được những sự thay đổi về tâm sinh lí và mong đợi của con, cha mẹ cần phải tự trang bị những kiếm thức về tâm sinh lí tuổi thiếu niên cho mình, để giáo dục con đúng đắn hơn, phù hợp với nhận
thức và tính cách của con hơn về việc những ưu điểm và hạn chế của con, cũng như cách cư xử với mọi người, cách giải quyết xung đột thường gặp với bạn bè trên tinh thần lắng nghe, tôn trọng và đồng cảm với con mình.
Như vậy, nhà trường cần quan tâm hơn đến việc tổ chức giáo dục kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè, tâm sinh lí tuổi thiếu niên của học sinh thông qua việc hình thành các câu lạc bộ, chuyên đề với những chuyên viên tâm lý có chuyên môn cùng kế hoạch giảng dạy khoa học, đảm bảo chất lượng. Đồng thời, cha mẹ cần tạo bầu không khí gia đình hòa thuận, êm đềm và dành nhiều thời gian để cùng con tìm hiểu, chia sẻ về kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè thông qua những tình huống cụ thể, thường gặp hằng ngày. Đó là những biện pháp quan trọng nhằm hình thành kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Việc tổ chức nghiên cứu của đề tài được thực hiện một cách chặt chẽ và khoa học gồm 5 giai đoạn. Có sự kết hợp của các phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau như: phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp phỏng vấn, phương pháp bài tập tình huống,…Trong đó 2 phương pháp chính được sử dụng trong đề tài là phương pháp phỏng vấn và phương pháp bài tập tình huống.
Kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh đạt ở mức độ cao. Trong đó cả ba tiêu chí đúng sai, thuần thục, linh hoạt học sinh đều đạt ở mức độ này. Tuy nhiên, tiêu chí đúng sai học sinh đạt mức độ tốt hơn hai tiêu chí còn lại. Trong các kỹ năng thành phần gồm kỹ năng thỏa hiệp với bạn bè và kỹ năng tìm kiếm người trung gian hòa giải đều đạt ở mức cao.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở bao gồm yếu tố từ phía nhà trường và yếu tố gia đình. Trong đó, yếu tố nhà trường bao gồm bầu không khí lớp học, áp lực thành tích học tập, chưa tổ chức chuyên đề hoạt động về kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh. Những yếu tố ảnh hưởng của gia đình phải kể đến như cha mẹ chưa dành nhiều thời gian để giáo dục con về kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè, bầu không khí gia đình căng thẳng, nhiều mâu thuẫn, chưa nắm bắt các lí luận về kỹ năng này là những yếu tố quan trọng.
Số liệu khảo sát thực trạng cho thấy để hình thành kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh thì cần nhà trường và gia đình phối hợp để cải thiện kỹ năng thành phần là kỹ năng tìm kiếm ngươi trung gian hòa giải cũng như hoàn thiện và phát triển kỹ năng thỏa hiệp với bạn bè của học sinh. Đề tài đề xuất một số biện pháp về cải thiện bầu không khí lớp học và gia đình; tổ chức các chuyên đề, câu lạc bộ và ngoại khóa cho trẻ tham gia và một số biện pháp khác nhằm hình thành và phát triển kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
1. Kỹ năng giải quyết xung đột là khả năng giải quyết xung đột phát sinh từ sự va chạm, mâu thuẫn có khuynh hướng đối lập nhau trong sự phát triển nhân cách của mỗi cá nhân hoặc trong mối quan hệ qua lại giữa cá nhân với xã hội, giữa cá nhân với nhóm (liên nhân cách) bằng cách lựa chọn và vận dụng những tri thức, kinh nghiệm đã có để tìm kiếm người trung gian hòa giải, đồng thời biết cách thỏa hiệp với bạn bè có kết quả phù hợp với những mục tiêu và điều kiện đã cho.
Kỹ năng giải quyết xung đột trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở là khả năng giải quyết xung đột phát sinh từ sự va chạm, mâu thuẫn có khuynh hướng đối lập nhau trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở bằng cách lựa chọn và vận dụng những tri thức, kinh đã có để tìm kiếm người trung gian hòa giải, đồng thời biết cách thỏa hiệp với bạn bè có kết quả phù hợp với những mục tiêu và điều kiện đã cho.
Kỹ năng giải quyết xung đột trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở bao gồm hai kỹ năng thành phần là: kỹ năng tìm kiếm người trung gian hòa giải, kỹ năng thỏa hiệp với bạn bè. Mỗi kỹ năng được đánh giá với ba tiêu chí: đúng đắn, linh hoạt, thuần thục và ở ba mức độ: Thấp, trung bình, cao.
2. Kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh đạt ở mức độ cao. Trong đó cả ba tiêu chí đúng sai, thuần thục, linh hoạt học sinh đều đạt ở mức độ này. Tuy nhiên, tiêu chí đúng sai học sinh đạt mức độ tốt hơn hai tiêu chí còn lại. Trong các kỹ năng thành phần thì cả hai kỹ năng thỏa hiệp với bạn bè và kỹ năng tìm kiếm người trung gian hòa giải đều đạt ở mức cao.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở bao gồm yếu tố từ phía nhà trường và yếu tố gia đình. Trong đó, yếu tố nhà trường bao gồm bầu không khí lớp học, áp lực thành tích học tập, nhà trường chưa thật sự quan tâm đến việc giáo dục tâm sinh lí cua tuổi thiếu niên cũng như thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục kỹ năng này. Những yếu tố ảnh hưởng của gia đình
phải kể đến như cha mẹ chưa dành nhiều thời gian để giáo dục con về kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè, chưa nắm bắt các lí luận về kỹ năng này và chưa tạo điều kiện cho con trải nghiệm cuộc sống hằng ngày là những yếu tố quan trọng.
Số liệu khảo sát thực trạng cho thấy để hình thành kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh thì cần nhà trường và gia đình phối hợp để cải thiện kỹ năng thành phần là kỹ năng tìm kiếm người trung gian hòa giải cũng như hoàn thiện và phát triển kỹ năng thỏa hiệp với bạn bè của học sinh.
Đề tài đề xuất một số biện pháp về cải thiện bầu không khí lớp học và gia đình; tổ chức các chuyên đề, câu lạc bộ và ngoại khóa cho trẻ trải nghiệm, tham gia và một số biện pháp khác nhằm hình thành và phát triển kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh.
II. KIẾN NGHỊ
1. Đối với phòng Đào tạo và Giáo dục
- Xây dựng tiêu chí đánh giá từng kỹ năng sống cụ thể, trong đó có kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè và hướng dẫn các trường Trung học Cơ sở trong việc đánh giá mức độ hình thành của học sinh sau buổi học chuyên đề.
- Cần kiểm tra việc thực hiện nội dung giáo dục kỹ năng sống của các trung tâm đào tạo kỹ năng cũng như chuyên môn của các chuyên viên tâm lý tổ chức hoạt động chuyên đề, trong đó có kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè và hướng dẫn các trường Trung học Cơ sở.
2. Đối với nhà trường
- Về nội dung: Nhà trường cần kiểm duyệt nội dung kế hoạch giảng dạy của chuyên viên tâm lý trước khi tổ chức hoạt động chuyên đề về kỹ năng giải