Biện pháp từ phía nhà trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh trung học cơ sở tại thành phố hồ chí minh​ (Trang 100 - 105)

b. Yếu tố ảnh từ phía gia đình

2.3.1.Biện pháp từ phía nhà trường

Bảng 2.9: Đánh giá tính khả thi biện pháp từ phía nhà trường đến kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở.

Stt Biện pháp từ phía nhà trường X Thứ

bậc Std

1

Tổ chức những chuyên đề, hoạt động ngoại khóa về kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở vào tiết hoạt động lên lớp hoặc chào cờ dưới sân nhằm giúp các em trao đổi và bàn luận đề hiểu sâu sắc hơn kỹ năng này.

2.54 2 1.304

tiện cũng như cơ sở vật chất nhằm phục vụ việc giáo dục kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp vơi bạn bè.

3

Thống nhất tài liệu giáo dục kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở giữa các trường Trung học Cơ sở, nhằm thúc đẩy các em bộc lộ và hình thành kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở

2.48 5 1.274

4

Lồng ghép kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè vào tiết học giáo dục công dân hoặc đưa môn kỹ năng sống vào chương trình học cho các em.

2.28 6 1.279

5

Nhà trường và gia đình phải phối hợp chặt chẽ trong việc hướng dẫn về sự cần thiết trong việc hình thành kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở

2.53 3 1.307

6

Mở các câu lạc bộ nhằm chia sẻ về tâm sinh lí tuổi thiếu niên, những khó khăn, xung đột trong tình bạn và cách khắc phục

2.10 7 1.258

7

Nhà trường tạo bầu không khí lớp học thoải mái, thân thiện; khuyến khích và hỗ trợ các em xây dựng đôi bạn cùng tiến.

2.71 1 1.336

Nhà trường là một tổ chức giáo dục chuyên nghiệp, giáo viên và chuyên viên tâm lý là những người được đào tạo có chuyên môn, nội dung giáo dục được thiết kế mang tính khoa học để đảm bảo sự phát triển toàn diện của các em. Chính vì thế, trong đề tài này, chúng tối nhận thấy rằng, những biện pháp từ phía nhà trường sẽ là

những biện pháp chủ yếu cho việc hình thành kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của các em. Kết quả khảo sát mức độ đánh giá của học sinh về các biện pháp dưới đây nhằm hình thành kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở theo mức độ khả thi giảm dần:

Trước hết, nhà trường nên tạo bầu không khí lớp học thoải mái, thân thiện;

khuyến khích và hỗ trợ các em xây dựng đôi bạn cùng tiến giúp các em hình thành kỹ năng kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè.

Theo các em học sinh, việc tạo nên bầu không khí lớp học thoải mái, thân thiện là hết sức cần thiết cho quá trình hình thành kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè. Một lớp học thân thiện, hòa đồng, cởi mở sẽ giúp các em thoải mái ít gặp áp lực, mệt mỏi khiến cách giải quyết khi có xung đột xảy ra được nhẹ nhàng hơn, dễ chia sẻ, đồng cảm và thỏa hiệp với nhau hơn. Đồng thời, việc khuyến khích và hỗ trợ các em xây dựng đôi bạn cùng tiến là điều nên làm nhằm tạo cho các em một mối quan hệ bạn bè khắng khít, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau trong học tập lẫn kinh nghiệm cuộc sống thường ngày, trong đó có cả kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý với bạn bè. Ở lứa tuổi này, mối quan hệ tình cảm bạn bè là điều rất quan trọng, các em thường cố gắng để có vị trí trong lòng bạn bè và được bạn bè tin tưởng, vì thế, đôi bạn cùng tiến là biện pháp hữu hiệu cho các em chia sẻ, trò chuyện với nhau về những kinh nghiệm của kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè mà các em nghe được, đọc được ở truyền hình thông tin đại chúng, các khóa học, chuyên đề về kỹ năng này mà các em có cơ hội tham gia.

Thứ hai, tổ chức những chuyên đề, hoạt động ngoại khóa về kỹ năng giải

quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở vào tiết hoạt động lên lớp hoặc chào cờ dưới sân nhằm giúp các em trao đổi và bàn luận đề hiểu sâu sắc hơn kỹ năng này.

Với lượng bài vở “ khổng lồ” mà các em học hằng ngày khiến học sinh cảm thấy áp lực, mệt mỏi. Vì vậy, việc tổ chức chuyên đề hoặc hoạt động ngoại khóa với những tình huống trò chơi hấp dẫn, mang tính có vấn đề, phù hợp với trình độ của các em sẽ giúp các em thoải mái, giải tỏa năng lượng tiêu cực đồng thời đây là một

biện pháp rất khả thi trong quá trình hình thành kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè cho học sinh.

Dưới sự truyền tải kinh nghiệm của chuyên viên tâm lý dưới dạng thông qua các tình huống cụ thể và hấp dẫn, cách xử lí của các em về tình huống đó tạo cơ hội cho các em trao đổi kinh nghiệm và tự trau dồi thêm kỹ năng cho mình, giúp các em ứng dụng giải quyết những tình huống trong thực tế mà các em gặp phải.

Chuyên viên tâm lý cần lựa chọn và xây dựng kế hoạch cụ thể với những trò chơi liên quan chủ đề thật sôi nổi cùng những bài tập tình huống gần gũi, thực tế, dễ hiểu sẽ tạo và duy trì hứng thú của học sinh trong suốt quá trình hoạt động, góp phần kích thích sự tò mò ham hiểu biết, nhu cầu thể hiện mình của các mẹ và là cơ hội để học sinh trải nghiệm những kinh nghiệm của bản thân.

Muốn vậy, nhà trường phải lựa chọn những chuyên viên tâm lý ở những địa chỉ tin cậy và cần có một bộ phận phê duyệt kế hoạch cụ thể trước khi thực hiện chuyên đề nhằm đảm bảo chất lượng truyền tải về kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè đến các em đúng đắn và đầy đủ nhất.

Một biện pháp khả thi khác là thống nhất tài liệu giáo dục kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở giữa các trường Trung học Cơ sở, nhằm thúc đẩy các em bộc lộ và hình thành kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở.

Các lực lượng giáo dục cần có sự thống nhất trong việc phát hành tài liệu giáo dục kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè cho các em nhằm hình thành một chuẩn mực chung để tiện cho việc giáo dục của nhà trường và thu thập kiến thức, kinh nghiệm của các em. Biện pháp này cũng hạn chế việc các em được giáo dục mỗi nơi một phương pháp khác nhau và không biết đâu là chuẩn mực cho hành vi của mình tạo điều kiện giúp các em hình thành kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè vững chắc hơn.

Ngoài ra, biện pháp cung cấp và hoàn thiện trang thiết bị, phương tiện cũng như cơ sở vật chất cũng rất quan trọng, nhằm phục vụ việc giáo dục kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè.

Trong việc tổ chức các hoạt động và bài tập tình huống về kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè đòi hỏi phải có một không gian đa dạng, mới lạ, sinh động cùng bầu không khí thân thiện, cởi mở. Bên cạnh đó nhà trường cũng cần trang bị những cơ sở vật chất khác như máy chiếu, dụng cụ liên quan đến chủ đề nhằm hỗ trợ việc tổ chức các hoạt động được đa dạng và sinh động hơn.

Nhà trường và gia đình phải phối hợp chặt chẽ trong việc hướng dẫn về sự cần thiết trong việc hình thành kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở.

Muốn hình thành kỹ năng cho học sinh thì ngoài việc dạy ở trường thì cần sự hỗ trợ của gia đình để củng cố các kinh nghiệm các em đã được tích lũy. Việc thống nhất nội dung và phương pháp giáo dục kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè giữa gia đình và nhà trường sẽ giúp các em đạt hiệu quả hơn trong việc hình thành kỹ năng này.

Nhà trường có thể tạo điều kiện và mời cha mẹ cùng tham gia hoạt động chuyên đề của con nhằm tạo điều kiện cho cả cha mẹ và các em trải nghiệm cùng nhau, góp phần giúp các bậc phụ huynh tích lũy thêm kiến thức giáo dục con em mình về kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè đúng đắn hơn. Việc cung cấp cho mỗi phụ huynh một cẩm nang về giáo dục kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè sau mỗi hoạt động chuyên đề là điều cần thiết và hữu ích.

Bên cạnh đó, giáo viên nên lồng ghép kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè vào tiết học giáo dục công dân hoặc đưa môn kỹ năng sống vào chương trình dạy học.

Cùng với việc thực hiện chuyên đề, nhà trường cùng giáo viên giáo dục công dân nên lồng ghép kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè vào tiết học giáo dục công dân để giáo dục cho các em thông qua những câu chuyện kể thường ngay các em hay gặp, những tình huống xung đột mà các em thấy khó khăn không thể giải quyết nhằm tạo điều kiện giúp các em lắng nghe và chia sẻ những tình huống cụ thể để ứng dụng vào cuộc sống hằng ngày của các em.

Thầy Nguyễn Trần T.H (trường Trần Bội Cơ) đã chia sẻ: “Đầu năm học mới 2018, trường đã có thêm môn giáo dục kỹ năng sống cho các em 2 tiết mỗi tuần. Tôi thấy các em rất thích thú và hào hứng.”

Cuối cùng là biện pháp mở các câu lạc bộ nhằm chia sẻ về tâm sinh lí tuổi thiếu niên, những khó khăn, xung đột trong tình bạn và cách khắc phục.

Tuổi dậy thì với nhiều điều khó nói và thắc mắc về giới tính, cảm xúc, sự phát triển vượt trội và cả những xung đột, bất đồng với bạn bè không thể giải quyết thì biện pháp ở câu lạc bộ nhằm chia sẻ về tâm sinh lí tuổi thiếu niên, những khó khăn, xung đột trong tình bạn và cách khắc phục là rất cần thiết, bởi các em sẽ khó tâm sự trình bày thông qua lớp học, gia đình hoặc các buối chuyên đề lớn đông người. Tại câu lạc bộ này, các em sẽ được giải đáp những vấn đề khuất mắc, học hỏi thêm nhiều kiến thức về sự thay đổi của cơ thể cũng như tâm lý bản thân, những cách ứng xử với mọi người xung quanh, cụ thể là cách giải quyết phù hợp khi có xung đột xảy ra. Từ đó, các em chia sẻ cho nhau những điều hiểu biết của mình về cách duy trì tình bạn cũng như hình thành kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè đúng đắn hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh trung học cơ sở tại thành phố hồ chí minh​ (Trang 100 - 105)