Yếu tố ảnh từ phía nhà trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh trung học cơ sở tại thành phố hồ chí minh​ (Trang 92 - 96)

Bảng 2.7: Yếu tố ảnh hưởng từ phía nhà trường đến kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở.

Stt Yếu tố ảnh hưởng từ phía nhà trường X Thứ

bậc Std

1

Chưa tổ chức những chuyên đề, hoạt động ngoại khóa về kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở nhằm giúp các em trao đổi và bàn luận đề hiểu sâu sắc hơn kỹ năng này.

2.48 6 1.277

2

Trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho việc giáo dục kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý với bạn bè còn yếu kém.

3 Tài liệu học còn sơ sài, chưa thống nhất giữa các

trường và các tỉnh thành. 2.56 4 1.363 4

Thời gian cho việc giáo dục kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở còn ít ỏi.

2.5 5 1.320

5

Thiếu sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong giáo dục kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở

2.6 3 1.076

6

Nhà trường chưa thật sự quan tâm và tạo điều kiện cho các em tìm hiểu về tâm sinh lí tuổi thiếu niên

2.94 1 1.381

7 Bầu không khí lớp học, áp lực thành tích học tập 2.84 2 1.317 Kết quả thống kê cho thấy, có 7 yếu tố ảnh hưởng từ phía nhà trường ảnh hưởng đến thực trạng kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở với mức độ ảnh hưởng giảm dần dưới đây:

Thứ nhất, nhà trường chưa thật sự quan tâm và tạo điều kiện cho các em tìm

hiểu về tâm sinh lí tuổi thiếu niên với điểm trung bình X= 2.94. Hầu hết tại các trường Trung học Cơ sở đều cho rằng, hiện nay có rất nhiều nội dung giáo dục cần thực hiện trong cả năm học. Vì vậy, họ không thể dành nhiều thời gian cho việc giáo dục tâm sinh lí tuổi thiếu niên. Các trường thường chỉ chọn 1 số hoạt động thích hợp như kì kinh nguyệt của bạn gái, những điều khó nói của tuổi dậy thì. Tuy nhiên nội dung còn sơ sài, chưa đề cập đến toàn bộ vấn đề liên quan đến tâm sinh lí tuổi thiếu niên. Những nội dung như giá trị của tình bạn, cách đối xử và giải quyết xung đột tâm lý với bạn bè chưa được chú ý trong chương trình giáo dục hoặc tổ chức chuyên đề về vấn đề liên quan.

Thứ hai, đó là bầu không khí học tập, áp lực thi cử, thành tích học tập làm

ảnh hưởng đến kỹ năng của các em. Hầu hết các trường thừa nhận rằng việc áp lực thành tích học tập, thi cử đạt chỉ tiêu đã chiếm hết thời gian và công sức của nhà

trường cũng như thầy cô để dạy dỗ và ôn tập bài. Từ đó, bầu không khí lớp học cũng nặng nề vì áp lực của học sinh phải đạt điểm cao giống như bạn, vì áp lực chỉ tiêu của thầy cô giáo bị cấp trên giao xuống khiến các em dễ xảy ra xung đột, cũng như cách giải quyết xung đột nhằm giải tỏa cảm xúc nhiều hơn. Thầy cô cũng vì vậy mà không để tâm đến cuộc sống thường ngày của các em, những xung đột giữa bạn bè của các em để hòa giải cũng như giúp các em tìm cách giải quyết phù hợp nhất.

Với X=2.6 đứng ở vị trí thứ ba, giữa gia đình và nhà trường thiếu sự phối hợp trong giáo dục kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở. Đây là yếu tố thường gặp nhất, bởi cuộc sống xã hội bận rộn, cha mẹ thường không có thời gian dành cho việc quan tâm đến chuyện học hành cũng như cách con giải quyết xung đột, đối xử với bạn bè. Cùng với lượng nội dung học chằng chịt, nhà trường và thầy cô thường chạy bài cho kịp tiến độ và thi cử nên việc nhà trường phối hợp với gia đình để giáo dục kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè bị hạn chế, chỉ đến khi xung đột của học sinh dẫn đến hậu quả nghiêm trọng thì cả gia đình và nhà trường mới thật sự quan tâm và giải quyết.

Tại trường Trung học Cơ sở Trần Bội Cơ, thầy Nguyễn Trần T.H ( giáo viên chủ nhiệm lớp 9/2) cho biết thường thì chỉ gặp phụ huynh vào họp đầu năm hay cuối năm để trao đổi việc học tập và một số trường hợp đặc biệt đáng lưu ý thôi, thật ra phụ huynh cũng bận lắm, cũng không dễ để liên lạc hay trao đổi, chỉ trừ khi kết quả học tập quá yếu hoặc các em có làm gì gây hậu quả nghiêm trọng như đánh nhau gây thương tích, hư hỏng cơ sở vật chất của trường.

Ngoài ra, tài liệu về kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở còn sơ sài, chưa thống nhất giữa các trường và các tỉnh thành cũng là yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành kỹ năng cho học sinh. Những tài liệu về kỹ năng còn hạn chế, khiến việc nói chuyện chuyên đề chủ yếu được giáo dục dựa trên kinh nghiêm của giáo viên, chuyên viên tâm lý vì chưa thể hiểu rõ kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè là gì và biểu hiện cụ thể của nó là gì. Bên cạnh việc xác định các biểu hiện của kỹ năng giải

quyết xung đột với bạn bè thì việc xác định các mức đọ hình thành kỹ năng này của trẻ còn khá hạn chế.

Thời gian cho việc giáo dục kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở còn ít ỏi. Hầu hết chưa có trường Trung học Cơ sở nào có bộ môn kỹ năng này cho các em, chỉ có thể truyền tải thông qua các chuyên đề hoặc trong bộ môn giáo dục công dân. Tuy nhiên nội dung cũng rất sơ sài, chưa đề cập toàn diện đến kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở.

Chưa tổ chức những chuyên đề, hoạt động ngoại khóa về kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở nhằm giúp các em trao đổi và bàn luận đề hiểu sâu sắc hơn kỹ năng này. Đa số các trường cho rằng việc tổ chức chuyên đề, hoạt động ngoại khóa hết sức phức tạp, cần có kinh phí, sự đầu tư về thời gian, công sức cũng như cách tìm kiếm và mời được chuyên viên đáng tin cậy vơi giáo án đã được đánh giá có hiệu quả về trao đổi với các em. Bạn Trúc. M (lớp 8/5 trường Trần Bội Cơ) cho rằng: “Trường có mời một số chuyên viên về nói chuyện chuyên đề không phải về kỹ năng này, nhưng cũng không hấp đẫn, không khiến tụi em để tâm và thấy thú vị, cuối buổi tụi em cũng không nhớ được gì cả”.

Bên cạnh đó, trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho việc giáo dục kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý với bạn bè còn yếu kém. Các giáo viên cho rằng việc học kỹ năng cần có không gian và thời gian cùng các trang thiết bị cụ thể để xây dựng tình huống, chơi trò chơi tuy nhiên việc này khá tốn kém và khó thực hiện khi phụ huynh chưa sẵn sàng hỗ trợ về kinh phí cũng như kế hoạch xây dựng vì họ cho rằng đến trường thì việc học vẫn là quan trọng trên hết. Việc thiếu trang thiết bị, phương tiện và không gian cũng là yếu tố cản trở họ đẩy mạnh giáo dục kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè.

Có thể nhận thấy, việc giáo dục kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh Trung học Cơ sở cũng như giáo dục tâm sinh lí tuổi thiếu niên ở các trường còn gặp nhiều khó khăn bởi những yếu tố ảnh hưởng đáng kể trên, cần được quan tâm và đầu tư nhiều hơn để cải thiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh trung học cơ sở tại thành phố hồ chí minh​ (Trang 92 - 96)