Con người lo âu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dấu ấn hiện sinh trong truyện ngắn và tiểu thuyết nguyễn danh lam (Trang 90 - 98)

Theo J. P. Sartre: “Lo âu là bản chất của sự hiện sinh và “con người là sự lo âu”” (Hoàng Văn Thắng, 1900). Và lo âu chính là tâm lý chung của những con người hiện đại, là một trong những hình thức khác của tâm lí phản tỉnh để hướng đến hiện sinh. Thế kỷ XX con người đã chấp nhận một thế giới không cần có Thượng đế như lời của Sartre đã tuyên bố: “Nếu ngài có sống thì cũng thế thôi”. Con người bị ném vào thế giới mà không hề có gì (“hư vô”) cho nên họ được “tự do” sáng tạo ra tương lai theo cách họ muốn (“dự phóng”). Nhưng trên hành trình “dấn thân” đó, họ thấy mình là một thực thể bơ vơ, “cô đơn” giữa thế giới chứa nhiều phi lí và tiềm ẩn quá nhiều bất trắc. Chính vì vậy, sau cuộc “tự vượt” ấy, con người thấy mình đang chìm vào một cảm xúc không thể cưỡng lại, đó là nỗi lo âu.

Trong văn học thế giới, kiểu con người lo âu xuất hiện khá phổ biến khi các tác giả luôn đặt nhân vật của mình đối diện với những câu hỏi như: Ta là ai? Ta đang sống trong tình trạng nào? Và khi đọc các sáng tác của Nguyễn Danh Lam, ta thấy các nhân vật của anh cũng thường xuyên bị ám ảnh bởi những câu hỏi này. Cảm quan về con người lo âu cứ trở đi trở lại trên trang sách của anh. Đó chính là sự hoang mang, lo âu trước hiện thực cuộc sống và trước định mệnh của cái chết.

2.2.2.1. Lo âu về cuộc sống

Con người hiện sinh lo âu vì không có bất cứ một “điểm tựa” nào cả, vì luôn bị bỏ rơi, đơn độc để rồi phải tự đưa ra quyết định của chính mình. Trần Nhật Thu cho rằng: “Lo âu của hiện sinh là thứ lo âu không có hình hài cụ thể, nó được mô tả như một khoảng không gian, một bầu khí quyển mà ở đó con người trôi lơ lửng từ đầu này đến người kia, không nơi bấu víu” (Trần Nhật Thu, 2016). Có khi, nỗi lo âu đến từ nguyên nhân cụ thể như nỗi lo mất người thân của người vợ trong truyện ngắn

Giấy gọi. Khi nghe chồng thông báo giấy gọi anh đi sắp đến, “vợ anh buông xoạch cây chổi, ngồi sụp xuống nơi đầu cầu thang gỗ dẫn lên gác xép. Rất nhanh, hai giọt nước mắt lặng lẽ trôi dài hai bên cánh mũi cô” (Nguyễn Danh Lam, 2016). Sự lo âu đó đã thể hiện ra ngay trong linh cảm của người mẹ: “Tao lo lắm. Con nó còn nhỏ thế này...” (Nguyễn Danh Lam, 2016). Thần chết đã ám ảnh một gia đình. Sự linh cảm, chờ đợi trong mệt mỏi khiến cho họ trở thành những con người hết sức mong manh trong cõi đời vốn nhiều bất trắc này.

Xã hội hiện đại bên cạnh sự phát triển, phồn vinh, luôn tồn tại những thực trạng như bạo lực học đường, tai nạn giao thông, trộm cướp, buôn bán nội tạng... khiến con người luôn sống trong cảm giác lo âu. Cuộc đời ngoài cửa là một cuốn tiểu thuyết lôi cuốn người đọc. Nó mở ra nhiều vấn đề của hiện thực. Xoay quanh bi kịch về thân phân người trí thức trong xã hội hiện đại, Nguyễn Danh Lam đã đưa ra “những vấn đề nhức nhối gây nhiều ám ảnh của con người thời hiện đại như: nạn bạo hành trong trường lớp, tai nạn đáng tiếc trong nghề nghiệp, sự đổ vỡ trong hôn nhân và gia đình, hiểm họa của tai nạn giao thông” (Lê Hương, 2014). Trong tiểu thuyết này, bạo lực học đường diễn ra hằng ngày:“Học trò hình như ngày càng bất cần đời. Đánh lộn thường xuyên. Kỳ rồi, tụi nó mới xách dao lụi nhau tại lớp. Chết thẳng cẳng, thiệt kinh hoàng” (Nguyễn Danh Lam, 2014). Nỗi lo âu về vấn nạn này được thể hiện qua lời ông chủ quán nhậu gần trường nói với hai vị thầy giáo: “Tui chẳng hiểu sao ngày nào cũng nghe tụi nó đánh nhau. Con gái còn bạo lực hơn cả con trai. Chỉ riêng học hành là xuống” (Nguyễn Danh Lam, 2014). Việc giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực đã khiến cho học trò của ông giáo“một đứa ra đi, một đứa vướng vào vòng lao lý và để lại sự khủng hoảng hoảng tinh thần cho hàng trăm kẻ khác”

vào những trang giáo án đầy tính nhân văn mà ông truyền dạy cho chúng hằng ngày. Theo tổ chức Y tế thế giới ước tính mỗi năm có hơn 100.000 ca cấy ghép nội tạng được thực hiện trên khắp thế giới. Mặc dù thế, do sự phức tạp về chính sách của các chính phủ, niềm tin cá nhân về hiến tạng và ước tính nhu cầu ghép tạng trên toàn cầu cao hơn con số này 10 lần cho nên việc buôn bán nội tạng đã trở thành một vấn nạn gây ra bao nỗi lo âu cho con người. Cũng trong tiểu thuyết Cuộc đời ngoài cửa, độc giả sẽ bắt gặp tâm trạng hoang mang, lo lắng tột độ của anh thanh niên bán thận trên đường chạy trốn bọn môi giới vì mình đã phá vỡ hợp đồng với chúng. Việc anh chạy trốn khỏi nhà ông bà chủ cần mua thận để về quê gặp gia đình sẽ không tránh khỏi sự truy lùng của thế lực ngầm đó: “Kiện cáo, họ cũng sẽ không dám. Nhưng cháu thò mặt ra là chết ngay lập tức với họ” (Nguyễn Danh Lam, 2014). Chính vì lẽ đó mà anh luôn bị “giật mình” – trạng thái đã gây ra sự nghi ngờ cho đứa con gái thầy giáo.

Có một thực tế rằng không phải ai cũng có sức khỏe tuyệt vời và thoát khỏi tất cả các loại bệnh tật, từ những bệnh phổ biến thông thường cho đến những căn bệnh được gọi là “án tử hình” hay “kẻ giết người thầm lặng”. Cho nên, việc buôn bán nội tạng trái phép cũng là một dạng biểu hiện của nỗi lo âu về bệnh tật của con người. Những người dân ở xóm ga trong Bến vô thường xuất hiện trong trạng thái thần kinh căng thẳng khi mọi người bị lây căn bệnh lạ từ cái chết của lão cóc. Chứng bệnh ngứa đã biến những nạn nhân của nó trở thành những hình hài tả tơi, tanh ngòm chạy rong ngoài đường. Nỗi lo nó sẽ lây sang mình khiến cho: “Người ta nghi kỵ lẫn nhau, người này sợ người kia, nhà này dòm nhà nọ, rồi vợ lo ngại chồng, cha dè chừng con” (Nguyễn Danh Lam, 2014).

Tai nạn giao thông luôn để lại những hậu quả kinh hoàng. Nó diễn ra hằng ngày, hằng giờ và đã để lại những dư chấn khủng hoảng về tâm lý cho người trong cuộc như lời của cô gái trong truyện ngắn Chữ Z nói với anh bạn của mình:“Một ngày ở cái thành phố này có bao nhiêu người chết vì tai nạn giao thông? Chẳng ai nói chính xác, cũng chẳng ai nhớ nổi hết họ” (Nguyễn Danh Lam, 2016). Ông họa sỹ trong tiểu thuyết Giữa dòng chảy lạc không thể nào xóa khỏi đầu cái giây phút mình chứng kiến cảnh hai mẹ con bị chiếc xe buýt mất thắng cán chết: “Không biết đến bao giờ mới có thể xóa đi khỏi đầu những hình ảnh ấy” (Nguyễn Danh Lam,

2014). Sự lo âu chuyển thành nỗi ám ảnh ngay cả trong giấc ngủ: “Nửa đêm bỗng bật dậy, la lên, rồi khóc” (Nguyễn Danh Lam, 2010).

Đó còn là nỗi lo về những tai nạn đến từ đường sắt. Trong tiểu thuyết Bến vô thường, đoàn tàu chạy qua đã vĩnh viễn lấy đi đôi chân của thằng mắt híp. Sự lo lắng, sợ hãi của người dân xóm ga được thể hiện cụ thể qua hành động: “Người ta bịt chặt hai tay lên mắt. Những tiếng thét lạc đi, kinh hoàng”(Nguyễn Danh Lam, 2014). Nhưng tất cả đều bất lực nhìn thằng mắt híp quằn quại trong đau đớn vì mọi thứ diễn ra quá nhanh.

Những đô thị hiện đại luôn là mảnh đất mưu sinh màu mỡ cho nhiều con người đến từ nhiều vùng quê khác nhau. Nhưng nó cũng tiềm ẩn nhiều bắt trắc khiến con người lo âu và nạn trộm cướp là một trong những nỗi lo ấy. Cô sáu giờ trong tiểu thuyết Bến vô thường luôn lo lắng số tiền cô chắc bóp dành dụm để mở một tiệm làm tóc nhằm thoát khỏi cảnh đời vất vả của kẻ làm thuê sẽ bị mất cắp nên “đêm đêm về phòng, việc đầu tiên của cô là lao lại phía cái rương. Thấy số tiền còn đó, cô thở ra một hơi dài”(Nguyễn Danh Lam, 2014). Sự lo lắng của cô trở thành hiện thực khi một đêm đi làm về cô thấy “chiếc rương nằm banh bụng, ổ khóa còn nguyên nhưng hai cái chốt phía sau đã được khéo léo vặn ra... Cô lật người ngất lịm. (Nguyễn Danh Lam, 2004).

Nỗi lo âu đó tồn tại trong cả suy nghĩ nghĩ của những đứa trẻ. Trong tiểu thuyết Cuộc đời ngoài cửa, lời cảnh báo đầy thực tế của cô con gái vị thầy giáo đã thể hiện rất rõ nỗi lo sợ của con người về việc nạn cướp của giết người có thể diễn ra bất cứ nơi đâu: “Họ siết cổ ba con mình, quăng xuống vực, rồi lái cái xe đi. Như trong báo vẫn nói vậy đó” (Nguyễn Danh Lam, 2014). Cho nên cha con ông không thể bay bổng với mơ ước dựng lều giữa cảnh núi rừng kỳ vĩ vào ban đêm để cảm nhận vẻ đẹp huyền bí của đại ngàn bởi “thiên nhiên kỳ vỹ, mê hồn, nhưng nỗi bất an ở đâu cũng vậy. Nó luôn rình rập, chẳng chịu buông tha”(Nguyễn Danh Lam, 2014) bất cứ ai.

Ngoài ra, đọc tiểu thuyết của Nguyễn Danh Lam, ta còn bắt gặp sự lo âu của con người đến từ cảm giác lạc lối, mất phương hướng trong cuộc sống. Việc các nhân vật không nhận biết được mình đang ở đâu, đang làm gì, đang bị cái gì chi phối khiến họ rơi vào cảm giác bấn loạn. Anh trong Giữa dòng chảy lạc luôn tồn tại một

nỗi lo âu vì thấy mình là kẻ bên lề, không thể nào tương thích với nhịp điệu của cuộc sống hiện đại. Anh hay đặt ra những câu hỏi về sự tồn tại của bản thể: “Chúng ta từ đâu đến, chúng ta là ai, chúng ta về đâu?” (Nguyễn Danh Lam, 2010) hay “câu hỏi thường trực trong đầu, tại sao mình lại ở đây, trong một thế giới mênh mông, đầy xa lạ?” (Nguyễn Danh Lam, 2010). Sự lạc lối đó khiến anh “hoảng sợ khi nghĩ đến một tương lai cô đơn, ảm đạm phía trước” (Nguyễn Danh Lam, 2010). Trong Cuộc đời ngoài cửa, nhân vật ông cũng là kẻ bị bắn ra khỏi guồng quay của cuộc sống. Cho nên trên hành trình ra đi trên chiếc xe hơi đã cũ cùng đứa con gái ông cảm thấy hoang mang vì mình hoàn toàn lạc điệu giữa cuộc đời rộng lơn đó: “Rốt cuộc cứ là một kẻ lơ mơ cùng thực tại. Cho dù thực tại ấy có ở ngay trước mắt” (Nguyễn Danh Lam, 2014). Sự lạc lối đó của ông còn thể hiện qua việc ông đi tìm khách sạn trong một đêm đông giá lạnh nhưng không thể tìm được: “Ông hoang mang tột độ. Phải chăng, cuộc đời ngoài cửa xe ông, ông ở ngoài cửa cuộc đời” (Nguyễn Danh Lam, 2014). Hiển nhiên nỗi lo âu mình sẽ chết nếu không tìm thấy khách sạn của ông đã thành hiện thực nhưng không phải là chết cóng, chết rét mà cái chết đến từ một vụ tai nạn giao thông khi ông lạc tay lái và chiếc xe lao thẳng xuống vực thẳm.

Như vậy, thế giới chúng ta đang sống tồn tại quá nhiều nguy cơ bị hủy diệt, cuộc sống hiện đại trần trụi và nhiều góc cạnh khiến cho con người hôm nay không một phút giây nào được yên ổn về mặt lý. Đây chính là nguyên nhân gây ra trạng thái lo âu cho các nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Danh Lam. Con người không chỉ lo âu về những hiểm họa của cuộc sống bủa vây mà còn sống trong tâm trạng hoang mang khi ý thức được sự tồn tại giới hạn của đời người – lo âu về cái chết.

2.2.2.2. Lo âu về cái chết

Theo quy luật sinh, lão, bệnh, tử của cuộc đời, con người ai rồi cũng phải chết như dân gian ta từng quan niệm: sống gửi thác về, lá rụng về cội. Và phàm đã là con người thì ai cũng đã từng một lần suy ngẫm về cái chết - cái khoảnh khắc cuối cùng của cuộc đời mà họ biết rằng mình không thể có cơ hội sống thêm một lần nữa. Chủ nghĩa hiện sinh cho rằng con người luôn tồn tại trong “dự phóng” (cái họ muốn trở thành) để làm nên hiện hữu và mọi sự hiện hữu đều luôn phải đương đầu với cái không hiện hữu tức cái chết. Nói cách khác, hết dự phóng sẽ là chết.

được tác giả đề cập đến hầu như trong mỗi tác phẩm. Hình bóng của cái chết lẩn quất trên mỗi trang văn đã thể hiện quan niệm của nhà văn về thân phận con người nhỏ bé, cô độc, vô nghĩa và phi lí. Vì vậy mà cái chết trở thành nỗi lo âu, ám ảnh rất lớn đối với con người.

Như trên đã trình bày, cuộc sống nhiều bất trắc, cái chết có thể đến với con người bất cứ lúc nào. Trong tiểu thuyết Bến vô thường, Nguyễn Danh Lam đã đề cập đến nhiều cái chết thương tâm như: cái chết của gã trên tàu hỏa, cái chết của hai đứa con trai con nhà mụ làm nghề dệt, cái chết của vợ gã và gã, cái chết của lão cóc... Những cái chết đột ngột khiến cho thân phận con người trở nên bé mọn, mỏng manh nên nó trở thành mối lo âu cho những kiếp nhân sinh nghèo khổ của xóm ga. Nó khiến cho mẹ của hắn cùng với nỗi lo về cái đói sẽ giết chết mọi thành viên trong gia đình là sự linh cảm lưỡi hái tử thần đang đến rất gần với mình: “Mẹ sắp đến lượt rồi, có lẽ cũng chẳng còn được bao lâu nữa” (Nguyễn Danh Lam, 2004). “Cái chết quá ư nhanh chóng, ập đến vào phút chẳng ngờ” (Nguyễn Danh Lam, 2004) đã làm cho cha con hắn bàng hoàng, kinh hãi: “Có lẽ nào bà lại ra đi mau chóng đến như vậy?”

(Nguyễn Danh Lam, 2004). Cái chết thảm thiết của mẹ chưa kịp nguôi ngoai thì hắn lại một lần nữa tận mắt chứng kiến cái chết ập đến bất ngờ và khủng khiếp của cha mà bản thân hoàn toàn bất lực khi nhìn cây nứa lao xuống và cấm phập vào ngực bố. Mộ phần của bố vừa được đắp xong cũng là lúc nỗi ám ảnh cái chết cũng sẽ đến với mình vì có thể “hắn sẽ rơi tọt vào miệng thú hoang đêm nay nếu ở lại rừng” khiến hắn “bất ngờ quay đầu cứ thế mà chạy như hóa dại” (Nguyễn Danh Lam, 2004). Hắn quyết định rời bỏ xóm ga, giã từ những năm tháng tuổi thơ dữ dội để dấn thân vào một cuộc sống mới cũng chẳng thể tốt đẹp hơn.

Như trên đã triển khai, hiện thực cuộc sống luôn tiềm ẩn trong nó một chuỗi những bất trắc mà con người buộc phải đối diện. Và con người vấp phải cái chết chính là bất trắc kinh hoàng nhất trong cuộc đời của họ. Chính cái chết khiến con người nhận ra toàn thể cuộc đời mình chỉ là một dòng hiện sinh cô độc, thống khổ giữa vũ trụ mênh mông này. Nhân vật Thữc trong tiểu thuyết Giữa vòng vây trần gian luôn bị ám ảnh bởi cái chết. Thữc thấy nó cứ bảng lảng quanh mình khi anh đơn độc lạc vào một nơi kỳ quái như một cõi vắng hoang vu và chứa đựng nhiều điều phi lí mà chính anh cũng nghi ngờ tự vấn không biết là chốn dương gian hay địa phủ:

Anh thấy mình còn đây, nhưng biết đâu qua sự chứng kiến của rất nhiều kẻ khác, anh đã chết” (Nguyễn Danh Lam, 2005). Sau bao ngày điên cuồng chạy trốn những thế lực vô hình trong hoang mang đến suy kiệt cả thể xác lẫn tinh thần,“Thữc thấy hầu như mình chết. Linh hồn ảm đạm cúi xuống anh. Con chó rít từng hơi chạy vòng quanh xác chủ” (Nguyễn Danh Lam, 2005). Song, con người hiện sinh trong anh luôn có một khát vọng sống mãnh liệt nên khi đối diện với cái chết, anh cố vẫy vùng để vượt qua nó: “Mình chết ở đây sao?! May thay, Thữc cảm thấy một cẳng chân của anh ngọ nguậy được. Thữc cố giãy” (Nguyễn Danh Lam, 2005).

Có thể thấy rằng, cái chết đã chấm dứt hiện sinh của người chết và trở thành nỗi sợ hãi của người đang sống. Cho nên nó chính là sự kiện tàn bạo nhất, là tấm “giấy gọi” đã được soạn sẵn chỉ chờ ngày giờ thích hợp là gửi tới và con người buộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dấu ấn hiện sinh trong truyện ngắn và tiểu thuyết nguyễn danh lam (Trang 90 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)