Tha hóa (hay “vong thân”, “phóng thể”) là một trong những phạm trù trung tâm của chủ nghĩa hiện sinh. Triết gia M.Heidegger từng tuyên bố rằng con người tồn tại trong dương thế như những vật bị bỏ rơi. Họ phải đối diện với một quá khứ bất khả giải, hiện tại chông chênh, tương lai không lường trước, họ trở nên khó minh định bởi bản ngã đã đánh mất trong cuộc hiện sinh đầy trắc trở. Từ đó trong họ nảy sinh cảm tính về tình trạng tha hóa.
Theo Từ điển tiếng Việt: ““Tha hóa” là từ dùng để chỉ về việc con người biến chất thành xấu (Bị tha hóa trong môi trường tiêu cực/ Một cán bộ đã tha hóa)”
nghĩa hiện thực sử dụng để phản ánh hiện tượng con người đánh mất dần phẩm chất đạo đức và trở thành những kẻ xấu xa do tác động của môi trường sống xung quanh. Còn theo quan niệm của chủ nghĩa hiện sinh: tha hóa là từ không chỉ dùng để chỉ những người có biểu hiện xấu xa về hành động, suy nghĩ, đánh mất bản tính lương thiện tốt đẹp và biến thành những kẻ vô lương tâm, tàn ác mà nó còn được hiểu như một biểu hiện của việc con người quên mất, đánh mất căn tính đích thực và lìa xa bản thể của mình để hóa thành người khác. Một khi đã tha hóa, con người tự đánh mất mình, không còn thấy mình như một nhân vị độc đáo giữa cuộc đời. Họ bị biến dạng trở thành mẫu số chung giống với bao kẻ khác và họ quên hẳn mình là ai, tồn tại vì mục đích gì và có ý nghĩa gì trong cuộc sống này. Nói cách khác, theo quan niệm của triết thuyết này, tha hóa chính là tình trạng con người đánh mất cái tôi đích thực, hóa thành cái khác, người khác.
Khi tiến hành khảo sát dấu ấn hiện sinh thể hiện qua kiểu con người tha hóa trong văn xuôi Nguyễn Danh Lam chúng tôi nhận thấy có hai kiểu dạng tha hóa: con người tha hóa trong suy nghĩ và con người tha hóa trong hành động.
2.2.4.1. Tha hóa trong suy nghĩ
Bi kịch tha hóa khiến cho con người đánh mất gương mặt đặc hữu của mình. Các nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Danh Lam dù đang sống ở nông thôn hay thành thị, dù là kẻ thấp hèn hay những con người mang danh trí thức, dù trẻ con hay người lớn đều đang bước dần vào con đường tha hóa. Và cuộc sống càng hiện đại thì con người ngày càng lún sâu vào hố thẳm của tội lỗi. Sự xuống cấp về nhân cách của con người bắt nguồn chính từ những tha hóa trong suy nghĩ của mỗi người. Họ có thể do cuộc sống bươn bả, thống khổ, nghèo đói quá, hay do bị cuốn vào lối sống xa hoa, xô bồ của thành thị, hoặc do sự điều khiển của những dục vọng tầm thường mà biến dần thành những thực thể tha hóa.
Những con người nghèo khổ trong Bến vô thường được nhà văn đưa vào trang viết của mình với bao khắc khoải, ưu tư. Đặc biệt là những đứa trẻ. Chúng hiện lên hoàn toàn mất đi vẻ hồn nhiên, thánh thiện của “những búp non trên cành”. Bởi xóm ga - nơi chúng sống – là một vùng đất nghèo nàn với phần đông những con người ít học, thô lỗ, vất vả. Lớn lên trong đau đớn, tủi nhục, méo mó về tinh thần, chúng bị tiêm nhiễm những thói tật xấu xa như một lẽ tất yếu. Đó là sự tha hóa của thằng mắt
híp làm nghề bán nước ở ga. Tuổi thơ của thằng mắt híp nối dài những ngày tháng vất vả với gánh nặng mưu sinh: “Ngoài bán nước, ai kêu gì nó làm nấy, vét thang, khiêng củi, thồ hàng, tiện thì ăn cắp vặt” (Nguyễn Danh Lam, 2004). Ăn cắp đã trở thành một hành động quen tay của nó nên nhà ai mất gì cũng nghĩ thủ phạm không ai khác ngoài nó mặc dù có những lúc nó vô tội thực sự. Trong suy nghĩ của một đứa trẻ hư hỏng, thằng mắt híp quyết định:“đã thế ông cho mày biết” (Nguyễn Danh Lam, 2004). Và những kẻ dám vu oan cho nó xứng đáng nhận được gấp nhiều lần hậu quả mà họ bị mất cắp trước đó.
Đồng hành với thằng mắt híp còn có hắn. Chúng trở thành cặp bày trùng lúc nào cũng kè kè bên nhau trong những phi vụ trộm cắp vặt ở xóm ga. Khi cùng với thằng mắt híp đi ăn cắp nhựa đường, hắn bị bảo vệ phát hiện, bắt đánh cho một trận và nhốt vào kho. Hắn không thấy hối hận về hành động sai trái của mình, ngược lại, hắn lồng lộn lên trong mớ suy nghĩ xấu xa khi trong đầu đứa trẻ con như hắn lại nẩy ra cách thức trả thù rất man rợ: “Nếu thoát ra khỏi đây, ông thề lấy đá đường tàu rình ném cho chúng mày phọt óc ra” (Nguyễn Danh Lam, 2004). Như vậy, thôn quê nghèo nàn, xơ xác, tẻ nhạt với hoàn cảnh sống thiếu thốn, túng quẫn đã đẩy những đứa trẻ ngây thơ trở thành những tên trộm vặt và biến chúng trở thành những kẻ dần thay đổi tâm tính theo chiều hướng tha hóa. Chúng trở thành những đứa bé rơi vào trạng thái vong thân ngay khi chưa kịp lớn, đánh mất bản tính tốt đẹp trời phú cho mình mà nói như Nguyễn Tuân trong tác phẩm Chữ người tử tù là đánh mất cái “thiên lương” trong sáng của con người để biến thành những kẻ lạc loài trong thế giới những con người lương thiện.
Từ nông thôn u tối, buồn thảm, độc giả theo chân Nguyễn Danh Lam lên thành thị – nơi của giàu sang, nhộn nhịp, văn minh – để tìm một chút ánh sáng của niềm tin, hi vọng về phẩm chất tốt đẹp của con người. Tuy nhiên, con người nơi đây cũng chẳng khá hơn bởi nhân tính của họ cũng bị bao phủ bởi những tha hóa đang đầy rẫy mọi ngóc ngách thành phố. Ở đó, ta bắt gặp những con người thuộc tầng lớp trí thức của xã hội đang trên đà suy thoái, tha hóa về bản chất.
Nhân vật anh trong tiểu thuyết Giữa dòng chảy lạc mang trong mình nỗi cô đơn bản thể và mặc dù anh không phải là hiện thân đầy đủ của con người tha hóa nhưng đôi khi ta vẫn nhận ra anh đang rơi vào bi kịch của con người đang từng ngày
tha hóa trong suy nghĩ. Anh đánh mất bản thân, vùi mình trong cuộc sống tầm thường, tẻ nhạt cùng những ước mơ, khát vọng đang dần thui chột đi trong lối sống ù lỳ, thối rửa của mình. Anh mặc dù anh học giỏi, tốt nghiệp loại ưu nhưng chấp nhận sống cảnh thất nghiệp, nằm dài ở nhà trong vòng tròn sinh hoạt bất thường: ngày ngủ, đêm vừa uống bia vừa thức xem phim đĩa đến gần sáng để tìm giấc ngủ kéo dài đến tận trưa hôm sau. Cách sống đó của anh cũng tương tự với cách sống mà Sartre từng đề cập đến khi nói về vẻ trơ trơ, vô vị, nhạt nhẽo của cuộc đời dẫn con người đến sự tha hóa với mỗi một việc: “Ăn, ngủ. Ăn, ngủ. Sống từ từ, êm êm...” hay như Camus miêu tả: “thức dậy, ngồi xe điện, bốn giờ ngồi bàn giấy hoặc ở xưởng, cơn mưa, rồi lại ngồi xe điện, bốn giờ ngồi bàn giấy, cơm tối, đi ngủ”. Với suy nghĩ của một người quen phận tầm gửi, anh không mấy mặn mà với chuyện bằng mọi cách phải tìm cho mình một công việc nên trong lần đi xin việc đầu tiên anh thất bại bởi một lí do hết sức vô trách nhiệm của mình: “Xuống đến hành lang anh sực nhớ, cái công ty hẹn mình phỏng vấn nằm ở tầng nào nhỉ?” (Nguyễn Danh Lam, 2010). Rồi lần xin việc thứ hai, anh chỉ làm ở công ty mới được một ngày thì nghỉ vì không thể hòa nhập với đồng nghiệp cũng như lề lối làm việc ở đó. Nguyên nhân tha hóa bắt nguồn từ suy nghĩ ỷ lại của anh. Anh bị guồng quay cuộc sống bắn ra ngoài mà không có một sự tương thích, cố gắng nào từ phía anh. Từ chi tiết anh lưu mọi thông tin của công ty cần đến phỏng vấn trong tòa cao ốc sang trọng ở một thành phố công nghiệp hiện đại, Nguyễn Danh Lam cho thấy anh chính là sản phẩm của sự tha hóa trong một xã hội mà mọi thứ đều phụ thuộc vào công nghệ thông tin. Anh mặc dù biết rõ sự tạm bợ, chán ngán và vô nghĩa của mình nhưng lại cứ đứng yên, không muốn thay đổi hay nói cách khác, anh cứ “lờ nhờ, thụ động, bất lực” và không đủ bản lĩnh để thoát ra khỏi cuộc sống đó. Cuộc sống của anh chỉ còn là sự tồn tại qua mỗi ngày và anh thực chất chỉ còn là một thân xác con người đang cố đi cho hết hành trình cuộc đời. Sự tha hóa trong lối suy nghĩ bi quan, dựa dẫm đó đã khiến anh đánh mất mình ngay khi còn rất trẻ để cuối cùng thấy mình chỉ là thực thể ngập úng khi nhận ra một tương lai ảm ảm đạm phía trước với tuổi già đơn độc: “Anh đã già ngay khi còn trẻ. Già so với mọi thứ đang lao ầm ầm quanh đây”(Nguyễn Danh Lam, 2010).
hóa. Với lối suy nghĩ “ở bển” quanh năm suốt tháng phải làm việc quần quật như trâu nên có dịp về nước phải được hưởng thụ nên ngay ngày đầu tiên anh ta đã đề nghị với cậu em vợ: “Giờ phải kiếm cái quán nào, làm vài li. Tao nhớ ba cái vụ nhậu nhẹt này quá!” (Nguyễn Danh Lam, 2010). Ông ta hưởng thụ hết mình để ve vuốt cho cái phần “con” bấy lâu nay vì điều kiện khách quan phải bị đè nén nơi đất khách nên đi nhậu phải là nơi sạch sẽ, có mấy em xinh đẹp. Cách suy nghĩ tha hóa cùng lối sống trụy lạc của ông anh rể đã phần nào khái quát cách sống buông thả, xuống cấp về đạo đức của một bộ phận những người Việt kiều mất gốc khi trở về quê hương bởi trong họ luôn tồn tại suy nghĩ “cày cho đã cũng phải có lúc xài chứ”
(Nguyễn Danh Lam, 2010). Họ như biến thành một kẻ khác, đánh mất chính mình khi muốn khẳng định sự độc đáo của nhân vị một cách lệch lạc ngay trên chính mảnh đất chôn nhau cắt rốn của mình.
Thời hiện đại, con người chạy theo lối sống của cơ chế thị trường và đồng tiền lên ngôi khiến con người đô thị dần đánh mất lương tâm, đạo đức. Họ sống trong những suy nghĩ, toan tính ích kỷ, nhỏ nhen và sẵn sàng nhúng tay vào chàm mà không hề thấy run sợ. Cho nên, nhân vật anh trong truyện ngắn Dấu vết sẵn sàng nhẫn tâm bỏ lại người đàn bà chở nông sản bị anh đụng phải trong đêm vắng nằm bất động trên vũng máu. Anh nghĩ rằng tội lỗi của mình sẽ không ai biết đến ngoài người vợ đang mang thai ngồi chung xe. Anh bao biện cho việc làm thất đức của mình:“Anh làm ăn như vậy cũng là đóng góp cho xã hội. Nuôi được bao nhiêu người rồi. Lỡ xảy ra việc nhỏ, mình lấy việc lớn bù vào vậy” (Nguyễn Danh Lam, 2016). Tiền khiến anh ta tha hóa bản chất người khi xem mạng người là việc nhỏ và đã ngụy biện nó bằng lí lẽ rằng hợp đồng của mình đã đem nhiều lợi ích đến cho rất nhiều người nông dân vùng cao nên anh ta không hề thấy dằn vặt trước hành vi tội ác của mình: “Việc xảy ra đã hơn tháng. Tất cả êm rồi. Hãy mừng vì điều đó. Coi như tai qua nạn khỏi đi em, còn ám ảnh làm gì?” (Nguyễn Danh Lam, 2010). Sự tha hóa trong cách nghĩ của anh chính là sự suy thoái về đạo đức của một con người bị đồng tiền làm lu mờ nhân tính.
Bản chất tha hóa của con người thành thị còn được thể hiện qua những suy nghĩ ích kỷ cùng lối sống vô cảm của thế hệ trẻ. Nhân vật đứa con gái nghiện game trong tiểu thuyết Cuộc đời ngoài cửa là một minh chứng cho điều này. Sống với một
người mẹ tha hóa về đạo đức và suy nghĩ nên nó cũng bị ảnh hưởng từ mẹ thói ích kỷ, lạnh lùng, dửng dưng trước những hoàn cảnh thương tâm. Khi đi dạo biển vào bình minh, chứng kiến cảnh một người đàn ông tàn tật bị đánh vì tội ăn cắp, nó không có chút cảm xúc thương cảm. Một lời an ủi kẻ tội nghiệp cũng bị nó cho là phiền phức vì sợ người ta hiểu lầm mình cùng hội cùng thuyền với tên ăn cắp: “Con an ủi ổng, để người ta cũng nghĩ con như thằng ăn trộm sao. Nhìn thì tội vậy chứ cũng kệ ổng thôi. Phiền lắm” (Nguyễn Danh Lam, 2014). Nó nhìn đời bằng con mắt thực tế, dửng dưng, chỉ biết nghĩ cho mình, không cần quan tâm đến người khác. Cho nên nó hoàn toàn vô cảm trước sự hi sinh cao cả của những chiến sĩ vô danh đang nằm lại ở nghĩa trang để nó được hưởng cuộc sống bình yên như hôm nay: “Họ chết rồi, kệ họ, còn con thì phải đang sống” (Nguyễn Danh Lam, 2014). Nó luôn nghi ngờ mọi việc, không đồng cảm hay thương xót bất cứ ai dù họ lâm vào hoàn cảnh thương tâm như thế nào. Nó nghi ngờ những lời kể của anh thanh niên nghèo bán thận. Nó không chấp nhận hành động cưu mang của ba nó dành cho cậu ấy bởi những suy nghĩ rất nhỏ nhen: “Mình lo cho mình còn chưa xong, mắc mớ gì lo dùm người ta.” (Nguyễn Danh Lam, 2014). Với phương châm sống: “Nếu không ích kỷ, ba chỉ có... chết sớm” (Nguyễn Danh Lam, 2014), nó thấy không cần quan tâm đến ai: “con thấy nên mặc kệ tất cả cho khỏe” (Nguyễn Danh Lam, 2014). Tất cả những suy nghĩ tiêu cực của nó làm cho vị thầy giáo đau đớn, hoang mang tự vấn: “Tại sao con ông lại có những hành xử thờ ơ đến như vậy?” (Nguyễn Danh Lam, 2014). Từ những suy nghĩ của đứa con gái thầy giáo, phải chăng nhà văn muốn giống lên hồi chuông cảnh tỉnh con người hiện đại về lối sống vị kỷ, tha hóa, xói mòn nhân cách của giới trẻ ngày nay. Nếu gia đình, nhà trường, xã hội không gần gũi, sẻ chia và quan tâm đúng mức tới việc giáo dục đạo đức và nếp sống thì trẻ em rất dễ bị thui chột về nhân cách từ trong suy nghĩ, trở thành những thân phận dị biệt với tâm hồn què quặt.
Qua các nhân vật của mình, Nguyễn Danh Lam cho thấy trên hành trình vượt thoát để khẳng định nhân vị, con người hiện đại dù vô tình hay cố ý cũng từng có những suy nghĩ tiêu cực, khiến cho bản thân bị tha hóa, đạo đức bị xói mòn, nhân phẩm bị hoen ố. Và từ suy nghĩ tha hóa sẽ dẫn tới hành động tha hóa là điều khó tránh khỏi.
2.2.4.2. Tha hóa trong hành động
Bên cạnh con người tha hóa trong suy nghĩ, các nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Danh Lam còn bị tha hóa trong những hành động. Đó là sự tha hóa trong hành động trả thù người khác. Cuộc sống nghèo khổ, tranh chấp làm ăn ở xóm ga khiến cho thằng chết trôi trong tiểu thuyết Bến vô thường mang trong lòng mối căm thù vô lý với gã tình nhân của chị gác barie vì anh ta vô tình không đem xe vào tiệm của nó sửa. Cho nên có cơ hội là nó trả thù gã: “Thừa lúc chẳng đứa nào nhìn thấy, nó rút phắt khúc gỗ chèn bánh xe ra” (Nguyễn Danh Lam, 2004). Hành động đó của nó không chỉ gây hậu quả cho gã tình nhân khiến anh bị dân xóm ga xúm lại đánh, anh bị bắt : “Bờ môi dập nát, tóe máu” (Nguyễn Danh Lam, 2004), chị gác barie đau đớn, bất lực nhìn hạnh phúc nhỏ nhoi xa dần: “Chị rỗ níu chặt thành xe (...) Cái xe lúc lắc xa dần, xa dần rồi mất hút” (Nguyễn Danh Lam, 2004) mà nó còn cướp đi sinh mạng của một đứa trẻ thơ vô tội khác: “Dưới gầm xe là đôi mắt lạc thần của thằng bé chỉ tầm tuổi lẫm đẫm bước đi” (Nguyễn Danh Lam, 2004). Hành động của thằng chết trôi đã nói lên một thực trạng đau xót hiện nay. Khi hoàn cảnh sống thiếu thốn, túng quẫn, con người nhất là trẻ em đang từng ngày phải đối chọi với sự nghèo đói, sớm lao vào cuộc mưu sinh đã biến chúng thành những con người xuống cấp về nhân phẩm, tâm tính bị biến dạng nên dễ dẫn đến những hành vi độc ác mặc dù