Motif cuộc đời phi lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dấu ấn hiện sinh trong truyện ngắn và tiểu thuyết nguyễn danh lam (Trang 141 - 148)

Trần Thanh Hiệp trong công trình nghiên cứu về J. P. Sartre đã nhận xét: “Đời sống là một sự vô nghĩa đã hiện ra không có lí do và chẳng để làm gì cả trong đó con người đã bị ném vào một cách tình cờ như tất cả mọi vật khác, thêm vào một điều đặc biệt khiến cho con người khác với các thể khác: ý thức về sự phi lý” (Trần Thanh Hiệp, 1965). Và các nhà hiện sinh khẳng định bản chất tồn tại người đã là một điều phi lý. Sự phi lý được các nhà hiện sinh thể hiện qua vẻ vô vị, nhạt nhẽo của cuộc đời mà “Sartre gọi là: “Ăn, ngủ. Ăn, ngủ. Sống từ từ, êm êm...” còn Camus thì miêu tả: “thức dậy, ngồi xe điện, bốn giờ ngồi bàn giấy hoặc ở xưởng, cơm trưa, rồi lại ngồi xe điện, bốn giờ ngồi bàn giấy, cơm tối, đi ngủ”.

Khảo sát các sáng tác của Nguyễn Danh Lam, chúng tôi nhận thấy motif phi lý được biểu hiện ở kiểu sống đều đều, nhàn nhạt, không có điểm nhấn của các nhân vật. Đó chính là kiểu sống của nhân vật anh trong Giữa dòng chảy lạc. Gia đình định cư nước ngoài, còn một mình ở Việt Nam, anh sống trong cô đơn với việc kéo dài những ngày tháng thất nghiệp, nằm dài với chồng DVD, uống bia hằng đêm rồi lăn ra ngủ và chờ những đồng tiền trợ cấp của chị gái gửi về. Anh tự biến cuộc sống của mình thành vô nghĩa như nấc thang thời gian mà anh sinh hoạt hàng ngày: ngủ - ăn –

ngủ. Và “khoảng thời gian bất động của anh mỗi ngày một dài ra. Thậm chí có hôm, quãng di chuyển xa nhất của anh chỉ từ phòng ngủ xuống nhà bếp, nơi cất đồ ăn nguội và những gói mì” (Nguyễn Danh Lam, 2010). Cuộc sống đó của anh cứ trơ trơ, lì lì như các nhà hiện sinh quan niệm. Nó làm độc giả “buồn nôn”trước cái phi lí trong kiểu sống bạc nhược khiến anh từ con người mang trong mình nỗi cô đơn bản thể dần trở thành kẻ tha hóa, đánh mất gương mặt đặc hữu của bản thân, bị ném ra bên lề xã hội, là một “lạc thể” giữa dòng chảy cuộc sống trong kiếp hiện sinh của đời người.

Ngoài ra, ta còn bắt gặp nhịp điệu sống phi lý mà Camus đã từng đề cập trong tiểu thuyết Bến vô thường ở cuộc sống đơn điệu, lặp đi lặp lại như một quán tính của cô bốn giờ: “Cứ đúng bốn giờ chiếc đồng hồ yếu pin lại bật lên một cái tạch cùng chuỗi âm thanh “ric ric ric”. (...) Về cơ bản, từ bốn giờ sáng đến mười tám giờ chiều, cuộc sống của cô không ngày nào khác ngày nào” (Nguyễn Danh Lam, 2004).

Cũng trong tiểu thuyết này, độc giả còn được chứng kiến cuộc sống nhàm chán, không mùi vị của mụ vợ lão thợ dệt khi quanh năm suốt tháng bà cứ ngồi bất động trên chiếc xích đu trước nhà: “Mụ ngồi đấy đã một nghìn năm, nơi cái xích đu dưới giàn hoa đỏ. Đong đưa. Mùa nối mùa” (Nguyễn Danh Lam, 2004). Mụ luôn sinh hoạt theo thói quen của vợ một lão thợ rèn giàu có kể cả lúc gia đình xuống dốc, phá sản: “Những ngày ấy mụ vẫn gắn chặt với chiếc xích đu, không bước ra khỏi cổng. (...) Mụ vẫn đòi ăn ngon, vẫn đòi son phấn... Những đòi hỏi ấy đã trở thành vô thức” (Nguyễn Danh Lam, 2004). Tương tự vậy, cuộc sống của cô gái trong Giữa vòng vây trần gian cũng là sự nối tiếp những ngày đơn điệu. Nó được thể hiện qua động tác quét sân của cô và điều phi lí là cái sân lúc nào cũng bạc trắng cứt gà đó không bao giờ sạch trước những nhát chổi cần mẫn của cô: “Cô cứ cầm chổi quét mãi. Quét đến đầu sân, cuối sân lại bạc trắng cứt gà. Cứ thế quét đến gần trưa” (Nguyễn Danh Lam, 2005).

Sự phi lý không kém còn được biểu hiện ở cuộc sống quanh năm chỉ biết vùi mình vào chuyên môn, giáo án. Những hành động cứ được lặp đi lặp lại như một lập trình đã được cài sẵn trong người. Đó là việc tối tối ngồi vào chiếc bàn cũ kỹ soạn bài, sáng sáng xách cặp đến trường để nói với học trò những điều tốt đẹp có từ trong sách vở, chiều quay về nhà với vai trò của người chồng người cha với những ước mơ

rất cổ điển của vị thầy giáo trong tiểu thuyết Cuộc đời ngoài cửa: “Chín tháng mỗi năm, cắm mặt vào giáo án, bục giảng, lo dạy thêm dạy bớt” (Nguyễn Danh Lam, 2014). Ngoài ra, ông không hề quan tâm đến thế giới bên ngoài nên trở thành kẻ bên lề xã hội khi cuộc sống hiện đại có nhiều sự đổi thay so với cuộc sống mà ông và những người thuộc thế hệ như ông đã đi qua. Trong tiểu thuyết này, Nguyễn Danh Lam đã làm cho cái phi lý bị đẩy lên đỉnh điểm khi con người mặc nhiên chấp nhận bị mài mòn mặc dù bản thân phải chịu nhiều giằng xé, đau đớn. Trước việc làm trái đạo đức của vợ, người thầy ấy lại chọn giải pháp im lặng, mặc nhiên chấp nhận dù lòng đau đớn vì thấy mình bất lực như một sự tha thứ, một cách cứu vớt cái hạnh phúc mong manh đang bên bờ vực của gia đình: “Nhưng ba nghĩ, mình cần phải tha thứ, cần phải bỏ qua. Đó là cách giải quyết tốt nhất để hàn gắn gia đình” (Nguyễn Danh Lam, 2014). Tuy nhiên đó là điều ông nghĩ, còn với vợ con mình, ông trở thành người đàn ông nhu nhược, hèn nhát. Cho nên ông cô đơn, tự đánh mất chính mình và rơi vào bi kịch của người trí thức ngay trong xã hội hiện đại.

Như vậy, hiện sinh trong một thế giới vô nghĩa, lặng lẽ, buồn tẻ, con người cảm thấy mọi mối quan hệ trở nên vô nghĩa và phi lí đến lạ lùng. Đơn giản vì cuộc sống hiện sinh mà con người mơ ước và đeo đuổi phải là một cuộc sống mạnh mẽ và cháy hết mình trên hành trình dấn thân khẳng định nhân vị chứ không phải là lối mòn của những sinh hoạt đơn điệu, tẻ nhạt. Chính sự phi lý đến từ những cuộc sống nhàm chán trên đã làm cho các nhân vật hầu như bị mài mòn về tính cách, mất khả năng thể hiện đa dạng các cung bậc cảm xúc; mà chỉ trung thành với một dạng cảm xúc nhất định, tự cầm tù mình trong những giới hạn cảm xúc do chính mình đặt ra.

Một motip khác của cái phi lý xuất hiện trong truyện ngắn và tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam là khi con người ở cạnh nhau mà kì thực không hiểu được nhau, thậm chí không nhìn thấy nhau. Anh và cô gái bán bảo hiểm trong tiểu thuyết Giữa dòng chảy lạc mặc dù là vợ chồng sống chung một mái nhà, nhìn thấy và trò chuyện với nhau nhau hằng ngày, đêm đêm ngủ chung một giường nhưng họ vẫn là hai tiểu vũ trụ cô đơn, mãi mãi không thể hiểu nhau. Tồn tại giữa hai dấu chấm hỏi trong tư thế họ nằm quay lưng vào nhau là một khoảng không hụt hẫng: “Người ấy đang sẻ chia cùng anh những góc cạnh ẩn khuất nhất trong đời sống nhưng sự sẻ chia ấy chỉ làm nỗi cô độc tăng lên” (Nguyễn Danh Lam, 2010). Vì không hiểu nhau nên họ im

lặng tồn tại bên nhau như hai cái bóng: “Hai người như hai cái bóng” (Nguyễn Danh Lam, 2010). Giữa họ là một hố sâu ngăn cách: “Hai cái bóng chung một căn nhà. Hai nỗi cô đơn vá víu vào nhau. Anh thương cô, thương mình trong bất lực”

(Nguyễn Danh Lam, 2010). Họ rốt cuộc không thể nào hiểu nổi nhau nên vả chăng nếu cô và anh có tái hợp lại sau sự ra đi của cô thì mọi thứ cũng không thay đổi bởi họ vẫn là những thực thể tồn tại bên nhau như hai đường thẳng song song, mãi không tìm thấy điểm giao nhau để có thể hiểu nhau một cách trọn vẹn như lời cô gái viết trong thư cho anh: “Tuy nhiên em vẫn dự cảm được, ngay cả cái ngày ấy có đến, chúng ta vẫn khó lòng gặp nhau ở một thời điểm, một tâm trạng” (Nguyễn Danh Lam, 2010).

Tương tự thế, trong tiểu thuyết Cuộc đời ngoài cửa, vợ chồng con cái sống chung một mái nhà nhưng kì thực họ không hề hiểu nhau. Ông không hiểu vì sao con gái lại ích kỷ, vô tâm, thờ ơ với nỗi đau đồng loại: “Tại sao con ông có những hành xử thờ ơ như vậy? Ông không thể nào hiểu nổi, chẳng lẽ nó không có một chút nào ảnh hưởng từ ông, từ cách giáo dục của ông?” (Nguyễn Danh Lam, 2014). Còn con gái ông cũng không hiểu bố khi nó cho rằng ông không thương nó: “Đến một thằng vất vơ dọc đường, ba cũng đặt nó hơn con. Ba còn không thấy nữa à?” (Nguyễn Danh Lam, 2014). Rõ ràng, có một sự phi lý đến cùng cực khi họ không hề hiểu nhau dù họ là những ruột thịt của nhau, cùng nhau trải qua những mất mát, đổ vỡ, cùng chung một hành trình. Vì lẽ đó giữa hai cha con là một nỗi cô đơn khó lấp đầy để rồi cả hai cùng đi đến nổi loạn để tìm kiếm cái tôi theo những cách khác nhau mà chúng tôi đã trình bày ở trên. Phi lý hơn nữa khi cha con, vợ chồng chạm mặt nhau trong bệnh viện sau hành động tự tử của đứa con gái để phản kháng lại ba nhưng họ làm như không biết đến sự tồn tại của nhau: “Cô gục xuống giường con, gào lên ngằn ngặt. Có lẽ cô không hề thấy sự hiện diện của ông” (Nguyễn Danh Lam, 2010). Đến tận bây giờ ông vẫn không hiểu lí do vì sao vợ mình thay đổi và căm thù ông đến độ không muốn nhìn lại mặt ông mặc dù mọi lỗi lầm xuất phát từ phía cô: “Cho đến giờ phút ấy, ông vẫn không hoàn toàn hiểu tại sao, cô lại thù ghét ông đến vậy” (Nguyễn Danh Lam, 2010). Chính sự phi lí đó đã đẩy đời ông cùng tương lai của hai đứa con thơ vào ngõ cụt: ông bỏ việc và kết thúc hành trình đau khổ bằng cái chết trong tâm trạng tuyệt vọng; con gái bỏ học, chơi game, đắm mình trong thế giới ảo và trở thành

đàn bà khi chưa kịp trưởng thành; con trai lầm lì, va vào ma túy đánh mất tương lai. Con người hiện sinh cảm thấy cô đơn,lo âu, bế tắc trước cái phi lí của cuộc sống. Từ nỗi đau và sự dằn vặt của ông, ta nhận ra một điều: bi kịch có thật và đầy phi lí của con người hiện đại là bị bỏ rơi, lạc lõng ngay giữa gia đình, ngay giữa những người ngỡ như gần gũi nhất và thương yêu nhất.

Cùng nỗi đau giống vị thầy giáo trong Cuộc đời ngoài cửa, ông họa sĩ trong

Giữa dòng chảy lạc cũng thấy lạc loài ngay trong chính gia đình của mình khi mọi thành viên trong gia đình đều thích ứng rất nhanh với cuộc sống ở vùng đất mới khi cả nhà cùng rời bỏ quê hương ra nước ngoài định cư, chỉ có ông là lạc lõng: “Qua đây, tao hoàn toàn thất nghiệp. Đám trẻ bắt rễ thiệt nhanh, chúng đã lôi về nhà hằng tá bạn bè, rồi sau đó đi tuốt cả ngày. Bà ấy phụ tiệm bánh cho người bà con”

(Nguyễn Danh Lam, 2010). Cho nên sợi dây gắn kết các thành viên trong gia đình như bị mục rữa dần và đến một ngày thì đứt hẳn, ông rơi vào trạng thái cô độc mặc dù hằng ngày vẫn nhìn thấy vợ con, sống cùng họ nhưng hoàn toàn lạc lõng giữa họ: “Quan hệ vợ chồng, con cái chẳng còn như xưa nữa. Ai cũng đầu tắt mặt tối, hoặc có những công việc, mục đích riêng của mình. Tao như một kẻ dư thừa, ăn bám, vô ích”

(Nguyễn Danh Lam, 2010).

Trong tiểu thuyết Bến vô thường, nhân vật tôi dường như bị mẹ bỏ quên trên căn phòng mười tám mét vuông: “Mẹ tôi suốt ngày quanh quẩn dưới nhà, để tôi một mình trên gác” (Nguyễn Danh Lam, 2004). Tôi bị bỏi rơi ngay trong chính gia đình khi mẹ cậu không hề quan tâm, chuyện trò để biết được cậu cần gì. Ví dụ như việc cậu muốn một lần ra khỏi căn phòng ngột ngạt của mình để được ngắm nhìn trọn vẹn vẻ đẹp lung linh của ánh trăng. Cuộc sống bị bỏ rơi trong gia đình khiến tôi có những khả năng rất đặc biệt: nói chuyện với linh hồn của người chết và sự thấu cảm đối với những loài động vật: “ Và trên hết có những thứ tiếng mà chỉ mình tôi nghe được, ví như tiếng rên la của một con sâu đau bụng trong trái táo dưới vườn”(Nguyễn Danh Lam, 2010). Nguyễn Danh Lam vận dụng những chi tiết kỳ ảo nhằm phản ánh một hiện thực phi lí khi con người không cảm nhận được tình yêu thương từ người thân, bơ vơ, lạc lõng nên phải tìm đến một thế giới tâm linh khác. Nó vừa thể hiện sự trăn trở của tác giả về sự nhỏ bé, hư vô của kiếp người vừa là tiếng kêu thống thiết của người cần bút: hãy quan tâm hơn, yêu thương nhiều hơn những người thân yêu trong

gia đình, nhất là đối với những đứa trẻ chẳng may phải mang thân phận của con người dị biệt, bất hạnh. Để chúng không rơi vào bi kịch của những kẻ cô đơn trên hành trình dấn thân tìm kiếm bản thể và buộc phải kết thúc cuộc sống vô vị, lạc lõng trong gia đình ở cuối chặng đường như nhân vật tôi: “Cuối cùng tôi đã được bay lên. Trên đầu tôi mặt trăng tròn vạnh tỏa xuống mênh mông những ánh vàng tê dại”

(Nguyễn Danh Lam, 2004). Một nhân vật tôi khác – cô nữ sinh 17 tuổi – cũng là đứa trẻ lạc loài trong chính gia đình của mình. Đối với cô, nhà giống như một căn phòng xử án và ba mẹ chỉ là những con người đại diện cho một thứ luật pháp cứng nhắc:

“Không khí quanh tôi căng ra như phòng xử án. Tôi ngạt thở”(Nguyễn Danh Lam, 2004). Trong không gian đó, cô bé cảm nhận mình chính là một tội đồ phải chịu án tử nên luôn bị quản thúc, canh chừng và những người thân yêu đó sẵn sàng trừng phạt cô nếu cô làm sai: “Mẹ tôi là gác ngục. Cha tôi là đao phủ. Thằng oắt em tôi là một kẻ nịnh” (Nguyễn Danh Lam, 2004). Vì những lẽ đó, cô bé luôn cảm thấy mình là kẻ cô đơn. Phi lý ở chỗ cô bé cô đơn ngay khi ở bên cạnh ba mẹ và em trai - những người thân yêu gần gũi, ràng buộc với cô bởi cái gọi là tình thân, ruột thịt nhưng lại xa cách bởi tâm hồn: “Không còn nỗi cô đơn nào hơn là nỗi cô đơn trong chính ngôi nhà của mình” (Nguyễn Danh Lam, 2004).

Trong truyện ngắn Mai chẳng cho người, Nguyễn Danh Lam cũng sử dụng motif cuộc đời phi lí để nói lên sự cô đơn của người già trong gia đình. Họ cô đơn vì sống với những đứa con ích kỉ chỉ lo chạy theo đồng tiền, lo thỏa mãn những thú vui riêng, sẵn sàng bỏ người mẹ già yếu, bệnh tật ở nhà một mình giữa những ngày tết với người ở cũng là một bà lão già yếu. Với bà những cánh mai vàng bung nở trong ngày mùng một Tết hoàn toàn vô nghĩa: “Sáng mùng một. Cây mai trước thềm đã trổ những búp non tươi. Mai nở không cho người, quạnh hiu thả những cánh vàng trong nắng” (Nguyễn Danh Lam, 2009). Tết của người Sài Gòn buồn thảm, tình người nhạt nhẽo như đường phố vắng bóng người. Sử dụng motif cuộc đời phi lí trong truyện ngắn này, Nguyễn Danh Lam một mặt muốn phản ánh sự cô đơn của người già sống trong những gia đình hiện đại một mặt giống lên hồi chuông về sự xuống cấp đạo đức trầm trọng của những đứa con trong xã hội ấy – những con người có học thức, giàu có về vật chất nhưng nghèo về lương tâm, đạo đức. Phạm trù lo âu và tha

hóa của chủ nghĩa hiện sinh in dấu trong sáng tác của anh ở kỹ thuật viết thông qua motif về cuộc đời phi lí là khá rõ.

Đọc tập truyện ngắn Hợp đồng của quỷ, Nguyễn Ngọc Thuần cho rằng: “Mô típ chủ đạo là những tình trạng phi lý trong đời sống. Những địa danh mịt mờ, những con người không rõ tình thế, không rõ khát vọng, họ đều mang trong mình một biến cố cá nhân nào đó và tức tốc lên đường, gặp gỡ, trải nghiệm hoặc biến đổi; nhưng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dấu ấn hiện sinh trong truyện ngắn và tiểu thuyết nguyễn danh lam (Trang 141 - 148)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)