Giọng điệu vô âm sắc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dấu ấn hiện sinh trong truyện ngắn và tiểu thuyết nguyễn danh lam (Trang 133 - 140)

Bên cạnh giọng triết lí thâm trầm, Nguyễn Danh Lam còn sử dụng giọng điệu vô âm sắc để thể hiện cảm quan hiện sinh trong các sáng tác của mình. Giọng vô âm sắc là giọng lạnh lùng, dửng dưng. Khi sử dụng giọng điệu này người kể chuyện hoàn toàn đứng ngoài câu chuyện, không can dự vào. Theo Bakhtin, giọng điệu vô âm sắc “chỉ cung cấp sự thật mà không kèm theo giọng điệu, không có ngữ điệu, hoặc mang mày ngữ điệu ước lệ. Lời văn biên bản, thông báo khô khan dường như

là lời vô giọng điệu, là chất liệu sống để tạo thành tiếng nói” ( Bakhtin, 1992). Nó còn được gọi là giọng tẩy trắng tức nó đồng nghĩa với “độ không của lối viết” như cách nói của Roland Barthes: “Lối viết trung tính đứng chính giữa những tiếng la hét và những lời phán xét ấy, mà không tham gia gì vào bên nào cả; chính sự vắng mặt những thứ đó làm nên lối viết này; nhưng sự vắng mặt này là toàn vẹn, nó không chứa một sự ẩn giấu, một bí mật nào, cho nên không thể gọi là lối viết thản nhiên; đúng hơn là lối viết “vô tội”, là “độ không của lối viết”” ( Roland Barthes (Nguyên Ngọc dịch), 1997). Do quan niệm đời sống là một hiện thực bừa bộn, ngổn ngang, nhiều góc cạnh với nhiều mảnh vỡ số phận, nhiều góc khuất, nhiều mảng sáng tối... nên Nguyễn Danh Lam đã không chủ quan trong việc nhìn nhận hiện thực mà nghiêm túc quan sát, ghi nhận lại một cách khách quan. Có lúc nhà văn đóng vai trò là người kể chuyện ngôi ba đứng ngoài, quay Camera - những đoạn Camera là những đoạn mang giọng điệu vô âm sắc – để khắc họa rõ nét bộ mặt xã hội đương thời – một xã hội chứa đựng những điều phi lí, bất trắc và con người dần tha hóa, đánh mất gương mặt đặc hữu của mình.

Trong các công trình nghiên cứu về tiểu thuyết của Nguyễn Danh Lam trước đó, Trần Thị Thúy và Nguyễn Ngọc Thanh đã khai thác giọng điệu lạnh lùng của người kể chuyện khi tái hiện cái chết của con người giữa một thế giới nhiều bất trắc hay hiện thực cô đơn của họ trong xã hội hiện đại. Vì vậy, chúng tôi không đề cập lại những vấn đề này trong luận văn của mình mà sẽ đi vào khai thác việc Nguyễn Danh Lam sử dụng giọng vô âm sắc để khắc họa chân dung của những con người tha hóa trong truyện ngắn và tiểu thuyết của anh.

Sau đây là bảng thống kê những đoạn Nguyễn Danh Lam đóng vai trò là người kể chuyện thứ ba quay camera, sử dụng giọng điệu vô âm sắc để tái hiện suy nghĩ và hành động tha hóa của con người trong xã hội đương đại trong các truyện ngắn và tiểu thuyết của mình.

Tên

truyện Nhân vật Miêu tả sự tha hóa

Năm xuất bản

thường tiếng(vị ngữ) (...) Hắn (chủ ngữ)/sẵn sàng lao vào bất cứ một cuộc đấm đá nào, họa có lĩnh vài vết thương tóe máu cũng chỉ xem như trò gãi ghẻ(vị ngữ).

- Dăm ba bữa hắn (chủ ngữ)/lại soi đít con lợn đất của mẹ, khều vài hào, mua kẹo bột trả ơn thằng mắt híp (vị ngữ).

- Hắn (chủ ngữ)/có một thân một mình nhưng phải tật rượu (vị ngữ). Thành thử cứ mỗi lần đến tháng nộp tiền là lo sốt vó. Cũng vì cái tật rượu mà hắn làm đâu cũng chỉ được vài tháng. Đêm nào cũng say ngất say ngư, sáng ra sức lục đâu mà nai lung làm đủ số lượng công việc được giao.

-Xưa nay hắn (chủ ngữ)/cứ nghĩ mụ chủ nhà sống một mình, nghe đâu chồng mụ đã chết. (...) Sâu thẳm trong tâm can hắn (chủ ngữ)/định bụng sẽ phải làm một mẻ, chưa biết mẻ gì (vị ngữ). Với hắn, cái gì chẳng thiếu. Nên hắn (chủ ngữ)/để ý mụ từng li từng tí...(vị ngữ) -Thuở còn chơi với thằng mắt híp, nó dạy hắn nhiều mánh lới leo tường khoét vách, đến lúc này còn nguyên giá trị. Hắn (chủ ngữ) /áp bụng vào cái ống mát lạnh, nhích từng đoạn lên lầu(vị ngữ). Thoắt cái hắn đã đặt chân lên tầng thượng căn nhà.

-Tích tắc, trong vô thức hắn (chủ ngữ)/ hành động như một kẻ phải cướp lấy đường chạy (vị ngữ). Nhè lưng cái bóng hắn xô thật mạnh.

Thằng mắt híp

-Thằng mắt híp (chủ ngữ)/lăn lộn từ lúc bốn tuồi ở ga, suốt ngày chỉ nói một câu: “Ai nước đê!” (vị ngữ)(...) Đến mười tuổi thì nó chẳng còn hiểu nghĩa của ba âm ấy là gì. (...) Ngoài bán nước, ai kêu gì nó làm nấy, vét than, khiêng củi, thồ hàng, tiện thì ăn cắp vặt.

- Trong xóm, bất cứ nhà ai mất thứ gì cũng nghĩ ngay tới thằng mắt hip rồi quay mặt ra phía nhà nó mà chửi. (...) Bất cứ thứ gì đã lọt vào hai khe mắt trên gương mặt hùm hụp của nó là vài hôm sau đã thấy nó đem ra dùng.

Thằng sừng trâu

Khi đánh nhau nó (chủ ngữ)/ xách nguyên cái ống thép dùng để kích ô tô phang thẳng vào đầu đối thủ không cần nhắm mắt (vị ngữ) Vì thế ngoài nghề sửa xe, nó kiêm thêm việc làm vệ sĩ cho thằng chết trôi.

Thằng chết trôi

-Thằng chết trôi (chủ ngữ)/ cậy thế nó (thằng sừng Trâu) nên chẳng coi đám trẻ đồng lứa ra gì (vị ngữ).

Nó (chủ ngữ)/là bộ não thâm hiểm đẻ ra kế hoạch gây

hấn, trả thù, thanh toán (vị ngữ). Thằng sừng trâu (vị ngữ)/cứ thế lùi lũi làm theo không cần suy tính trước sau (vị ngữ).

-Gã tình nhân (chủ ngữ)/ cũng có đôi lần đem xe vào sửa ở phố bên ấy (vị ngữ). Gã (chủ ngữ)/ vô tình nên chẳng bao giờ ghé xe vào hàng lão phễnh, bố thằng chết trôi (vị ngữ). Bởi lẽ ấy thằng chết trôi âm thầm ghét gã. Cái ghét trẻ con nên tiện dịp là nó trả thù theo kiểu trẻ con. Cái xe (chủ ngữ)/vừa đỗ lại bọn trẻ con trong xóm ấy lại túa ra dòm dòm ngó ngó (vị ngữ). Gã tình nhân (chủ ngữ)/ chẳng để ý, chèn cục đá kê xong là bỏ đi (vị ngữ). Thằng chết trôi (chủ ngữ)/lẳng lặng đứng xen trong đám trẻ (vị ngữ). Thừa lúc chẳng dứa nào nhìn thấy, nó /rút phắt khúc gỗ chèn bánh xe ra.

Thằng rốn lồi

Mặt thằng rốn lồi (chủ ngữ)/ sụp xuống (vị ngữ), nó

(chủ ngữ)/ hơi khẽ vặn mình như thể bước đi rồi bất

ngữ)/ văng thẳng xuống ao (vị ngữ), nước (chủ ngữ)/

tóe lên như nổ mìm (vị ngữ), cái áo (chủ ngữ)/ lật lên phơi ra một đoạn bụng trắng ngần (vị ngữ).

Gã sinh viên

-Nghe thằng tóc dài nhắc chuyện thi cử, gã sực nhớ, gần hai tháng rồi chưa tới trường, chắc mai phải ghé lại coi tình hình thế nào. Ôm cuốn sách gã nằm lơ mơ được một lúc thì ngủ, miệng há hốc,

-Gã (chủ ngữ)/ không thể đặt tên cho những phút thẫn thờ ngồi bên cửa sổ đợi cô về ấy là tình yêu (vị ngữ) (...) Khoảng trống tâm hồn ư? Gã (chủ ngữ)/ không nghĩ thế (vị ngữ). Còn thể xác? Có lẽ thế đúng hơn, gã đang khát thèm điều đó. Thèm đúng nghĩa một con sói đực lạc giữa đồng hoang.

- Mắt cô (chủ ngữ)/ chín nhừ trong sắt man dại, cuốn hút mê hồn (vị ngữ), gã (chủ ngữ)/ đuối sức (vị ngữ). Mùi nước hoa, mùi bia, mùi của một thế giới cuồng hoang xa vời vợi, (chủ ngữ)/ ập vào mọi ngóc ngách tri giác gã (vị ngữ). Đợi cho cô kéo tấm màn che bằng nhựa nơi phòng tắm vang lên một tiếng rẹt, gã nhào lại, níu bàn tay cô.

- Khi về, gã (chủ ngữ)/ say khướt, đẩy cửa vào phòng chẳng thấy cô đâu(vị ngữ). Gã (chủ ngữ)/gục xuống ói tràn, co mình lại ngủ (vị ngữ).

Gã đạp xích lô

Gã (chủ ngữ)/bẻ nhẹ tấm “la phông” (vị ngữ) (...). Gã (chủ ngữ)/bẻ mạnh hơn nữa tấm “la phông” (vị ngữ), mấy cây đinh (chủ ngữ)/bật ra như dán bằng cơm nguội (vị ngữ). (...) Gã (chủ ngữ)/ đu mình xuống cái lỗ. Đi một vòng, ngả lưng nằm ra tấm nệm. (...) Với con dao, gã (chủ ngữ)/từ từ xoay, nhẩn nha (vị ngữ). Gã (chủ ngữ)/vụt mặt vào cái rương đã mở

toang (vị ngữ). (...) Nhún người, gã (chủ ngữ)/nắm được thanh đà ngang, đu mình lên (vị ngữ), miệng

(chủ ngữ)/ngậm cái bóp (vị ngữ). Mưa tháng mười một Thằng K

Mấy hôm sau thì nghe tin thằng K bị nhà trường đuổi học. Hôm ấy nó (chủ ngữ)/leo tường vào ký túc xá. Bảo vệ (chủ ngữ)/bắt được (vị ngữ). Nó (chủ ngữ)/

/tấn công, khiến ông bảo vệ phải chui vào cố thủ trong chòi gác (vị ngữ). Lên đến phòng, nó (chủ ngữ)/lôi chiếu và vạt giường ra hành lang đốt(vị ngữ). Rồi cứ thế nhìn ngọn lửa nó khóc. Không ai dám lại gần,

2009 Giữa dòng chảy lạc Ông anh rể

- Cô (chủ ngữ)/ vòng sang, đứng áp sau lưng, bóp bóp hai vai ông bằng những ngón tay sơn nhiều màu (vị ngữ). Ông (chủ ngữ)/chụp ngay hai bàn tay ấy, mân mê, ngửa mặt cười (vị ngữ).

- Anh (chủ ngữ)/vừa quay đi, đã nghe một cái bốp phía sau (vị ngữ). Chẳng biết ông vỗ vào đâu trên thân thể cô gái. Tiếng cười. Tiếng ỉ eo.

2010 Mất tích Cô con gái và gã bạn trai

Gã (chủ ngữ)/lao vào cô ngay ở bậc cầu thang (vị ngữ). Cô (chủ ngữ)/ngã người nghiêng xuống, nhắm mắt (vị ngữ). Ngày đầu tiên, gã (chủ ngữ)/đòi hỏi cô bốn năm lần (vị ngữ). Một tuần trôi qua, nhịp độ ấy giữ đều. Cô (chủ ngữ)/mặc đồ, cởi đồ như một cái máy mỗi khi gã ập lại (vị ngữ).

2016 Hợp đồng của quỷ Anh

Đêm cuối thu. Lạnh. Ánh đèn (chủ ngữ)/soi rờn rợn mặt nước sâu đen (vị ngữ). Anh (chủ ngữ)/ném thử một cục đá (vị ngữ). Dường như không phải tiếng “tõm” quen thuộc, mà là một âm trầm đục hơn, đó là tiếng “phụp”. Như vậy là nước (chủ ngữ)/rất đặc(vị ngữ) . Một đoạn lan can (chủ ngữ)/bê tông đã gãy, trơ ra mấy đầu thanh sắt hoen gỉ (vị ngữ). Từ đó

xuống mặt nước, khoảng cách chừng bốn mét. Một người (chủ ngữ)/lộn xuống(vị ngữ) , cái chất đen đặc dưới kia (chủ ngữ)/sẽ nuốt chửng toàn bộ (vị ngữ). Y như một nấm mồ được lấp tự động. Và cô ta (chủ ngữ)/sẽ chìm (vị ngữ). Mất dấu vĩnh viễn.

- Cô ta (chủ ngữ)/dựng xe, bước xuống, tiến lại phía lan can (vị ngữ). Anh (chủ ngữ)/dừng hẳn, vờ lúc lắc chiếc xe, trong khi mắt không rời mục tiêu bằng cái nhìn nghiêng nghiêng (vị ngữ). (...) Anh (chủ ngữ)/quyết định bước xuống, dắt bộ chiếc xe, tiếp cận mục tiêu (vị ngữ).

Cô gái áo đen

Câu nói anh (chủ ngữ)/bị cắt ngang bởi một cú đẩy rất mạnh từ phía sau (vị ngữ). Người anh (chủ ngữ)/xoay vòng vòng (vị ngữ), tay (chủ ngữ)/kịp chụp đúng cái mép lan can gãy khi nãy (vị ngữ). Thêm một cú đạp nữa. Khoảnh khắc cuối cùng anh thấy mặt trăng sáng rực qua vai áo đen. Một gương mặt (chủ ngữ)/cũng đen, bởi ngược sáng dưới ánh trăng (vị ngữ). Cú rơi (chủ ngữ)/đậm đặc, không vọng một âm thanh (vị ngữ). (...) Hợp đồng (chủ ngữ)/đã được thanh lý (vị ngữ) .

2016

Từ bảng thống kê ta thấy, Nguyễn Danh Lam đã chọn cách kể quay phim. Người kể chuyện hoàn toàn thờ ơ, lãnh đạm, dửng dưng khi tái hiện sự việc hay những hành động bên ngoài của các nhân vật như hắn, thằng mắt híp, thằng sừng trâu,những gã, những anh, những cô... Các câu văn vô âm sắc trong các đoạn trích dẫn ở trên thường ngắn gọn, có cấu tạo chủ yếu gồm hai thành phần: chủ ngữ và vị ngữ, đôi khi có mở rộng thành phần nhưng không phải là đa số. Ở đây, phổ biến là dạng câu có cấu trúc: S (Chủ ngữ) + V (động từ); những từ ngữ mang sắc thái biểu cảm hầu như bị người kể chuyện triệt tiêu, giọng điệu hoàn toàn bị “tẩy trắng”, Thậm chí, trong nhiều trường hợp, chủ ngữ - chủ thể của hành động - cũng bị bỏ qua trong

câu kể của người kể chuyện ngôi thứ ba này. Khi đó, độc giả chỉ được cung cấp những thông tin thật cần thiết. Mức độ khách quan, trung tính của truyện kể được đẩy lên mức tối đa.

Qua giọng kể vô âm sắc ta thấy, trong một thế giới luôn tồn tại những điều phi lí và bất trắc thì cái ác, cái xấu đã được phơi trần trước ánh sáng: trẻ con bị đánh mất dần nhân tính;người lớn mờ mắt trước sự cám dỗ của đồng tiền, chạy theo lối sống sa đọa, chỉ biết đắm mình trong việc hưởng thụ thú vui thân xác, lười lao động nên biến mình thành kẻ trộm cắp, giết người...Từ việc người kể chuyện cố tình giữ thái độ “miễn bình luận” đối với tất cả mọi chuyện, tác giả muốn đưa ra tiếng nói đối thoại với độc giả về hành trình tha hóa của con người. Đó chính là thực trạng đáng báo động về con người hôm nay - những con người bị ảnh hưởng bởi mặt trái của xã hội hiện đại – nên chỉ biết sống ích kỷ cho bản thân, dần đánh mất tình người, luôn luôn vô cảm trước mọi cảnh huống. Nguyễn Danh Lam đã thực sự trao quyền phê phán, đánh giá, bình luận đối với các nhân vật tha hóa trên cho độc giả. Từ đó, họ suy ngẫm rồi tự mình đưa ra phán xét và buộc phải chọn một thái độ nhân sinh dứt khoát.Chúng ta có cảm giác nhà văn không hề run tay khi xé bỏ tấm mặt nạ che đậy lên nhân vật để phơi trần những gương mặt cùng những tâm hồn méo mó. Nhưng viết về cái xấu – sự tha hóa của con người – không đồng nghĩa với việc tán đồng, cổ súy cho lối sống sai trái. Ngược lại, qua nó nhà văn muốn thức tỉnh lương tâm độc giả. Nói cách khác, “đó chính là tiếng chuông cảnh báo của nhà văn trước thực trạng con người bị bao vây, tha hóa từ nhiều phía, đồng thời là những liều thuốc đặc hiệu chống lại những tác nhân, những vi trùng gây bệnh từ môi trường hiện đại nhằm giữ lấy thiên lương” cho con người (Bùi Thanh Truyền, 2014). Thiết nghĩ đó cũng là một cách giúp con người tìm được ý nghĩa cuộc sống để vươn lên hiện sinh trung thực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dấu ấn hiện sinh trong truyện ngắn và tiểu thuyết nguyễn danh lam (Trang 133 - 140)