Các motif hiện sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dấu ấn hiện sinh trong truyện ngắn và tiểu thuyết nguyễn danh lam (Trang 140 - 141)

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: “Mô típ hay Mô-típ (tiếng Anh: motif) là một công thức có tính ước lệ, biểu trưng nghệ thuật của một cốt truyện và thường được lặp đi, lặp lại ghi nhận những ấn tượng về thực tại đặc biệt mạnh mẽ, quan trọng và lập lại nhiều lần, nó là một đơn vị trần thuật đơn giản nhất, bằng hình tượng và cũng là những mẫu khái quát sơ khởi có đặc điểm là tính đồng

nhất và giống nhau. Thuận ngữ Mô típ thường có quan hệ giữa đề tài và cốt truyện. Môtip có thể là hạt nhân của cốt truyện. Trải qua một quá trình gia tăng, nối dài, phát triển, nó sẽ trở thành cốt truyện. Thứ hai, đề tài - cốt truyện có thể được coi là sự kết hợp của những môtip. Cốt truyện với tính chất là một sơ đồ phức tạp được hình thành từ một loạt môtip, nó có thể được lồng ghép trong cốt truyện và các thành phần của cốt truyện” (Bách khoa toàn thư mở Wikipedia). Cho nên, “môtip gắn với cá nhân tác giả và cảm quan nghệ thuật của tác giả, với việc phân tích cấu trúc chỉnh thể của tác phẩm” (Lại Nguyên Ân, 2017).

Đi từ triết học đến văn học, quan niệm về hiện tồn phi lí trở thành cảm thức phổ biến của con người hiện đại trước tình thế tồn tại chông chênh, mù mờ bất khả giải. Khi thể hiện cảm quan về hiện thực cũng như cảm quan về con người mang dấu ấn của chủ nghĩa hiện sinh qua các sáng tác của mình, Nguyễn Danh Lam đã vận dụng một số motif nghệ thuật thể hiện cảm thức hiện sinh như: motif cuộc đời phi lí và motip hành trình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dấu ấn hiện sinh trong truyện ngắn và tiểu thuyết nguyễn danh lam (Trang 140 - 141)