Khái niệm về tự học và vai trò của tự học:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao năng lực tự học cho học sinh trung học phổ thông (Trang 25 - 29)

THÔNG TẠI TP HỒ CHÍ MINH

1.3. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỰ HỌC VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC

1.3.1. Khái niệm về tự học và vai trò của tự học:

Theo giáo sư Vũ Văn Tảo: "Học, cốt lõi là tự học, là quá trình phát triển nội tại, trong đó chủ thể tự thể hiện và biến đổi mình, tự làm phong phú giá trị con người mình bằng cách thu nhận, xử lý và điều chỉnh thông tin từ môi trường sống của chủ thể." (53;19)

T5 Võ Quang Phúc cho rằng: Tự học là một bộ phận của học, nó cũng được tạo thành bởi những thao tác, cử chỉ, ngôn ngữ, hành động của người học trong hệ thống tương tác của hoạt động dạy học. Tự học phản ánh rõ nhất nhu cầu bức xúc về học tập của người học, phản ánh tính tự giác và sự nỗ lực của người học, phản ánh năng lực tổ chức và tự điều khiển của người học nhằm đạt được kết quá nhất định trong hoàn cảnh nhất định với nội dung học tập nhất định

Tự học là nội lực của người học, nhân tố quyết định sự phát triển bản thân người học: Có tự học mới phát triển được tư duy độc lập, từ chỗ có tư duy độc lập mới có tư duy phê phán, có khả năng phát hiện vấn đề và nhờ đó mới có tư duy sáng tạo

Tự học là một quá trình nghiền ngẫm điều mình học, lật đi lật lại vấn đề, hình thành những thắc mắc, câu hỏi, đi đôi với sự cố gắng tự trả lời để giải quyết từng khâu, từng khâu... Trong quá trình này, ở những chỗ thích đáng, cần tìm thầy, tìm bạn, tìm tài liệu, sử dụng máy tính .v.v. để hỏi, để tra cứu, thậm chí để đối thoại, cốt lõi của việc tự học là việc tư duy, rèn luyện phương pháp tư duy, tư duy độc lập, tư duy phân tích, phê phán, tổng hợp, tư duy sáng tạo. (69;l9)

Tự học là q trình tự giác, tích cực, độc lập chiếm lĩnh tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo của chính bản thân người học. Trong q trình đó, người học thực sự là chủ thể của nhận thức, nỗ lực huy động các chức năng tâm lý, tiến hành hoạt động nhận thức nhằm đạt được mục tiêu đã định. Tự học là "nội lực" quyết định chất lượng học tập, sáng tạo cho hơm nay vì mai sau.

Nói cách khác, tự học là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các khả năng trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp ... ) và có khi cả cơ bắp (khi sử dụng cơng cụ thực hành) cùng các phẩm chất của mình, cả động cơ, tình cảm, nhân sinh quan (trung thực, khách quan, khơng ngại khó, có ý chí, kiên trì, nhẫn nại, lịng say mê khoa học, ý chí muốn thi đỗ, biến khó khăn thành thuận lợi,...) để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của riêng mình. (23;59)

Quá trình tự học là quá trình kết hợp sự nỗ lực chủ quan của người học, chủ yếu là nỗ lực tư duy với sự tranh thủ tận dụng, khai thác của người học đối với những nguồn lực ngoài.

Hoạt động tự học được coi là hoạt động tự tổ chức để chiếm lĩnh những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và diễn ra dưới nhiều hình thức, mức độ khác nhau:

- Hình thức 1: Tự học có sự điều khiển trực tiếp của người dạy và những phương tiện kỹ thuật trên lớp - gọi là học "Giáp mặt" - người học phải phát huy những năng lực và các phẩm chất như khả năng chú ý, óc phân tích, năng lực khái qt hóa, tổng hợp hóa... để tiếp thu những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mà người dạy định hướng cho.

- Hình thức 2: Tự học khơng có sự điều khiển trực tiếp của người dạy -gọi là học "Không giáp mặt" - người học phải tự sắp xếp quỹ thời gian và điều kiện vật chất để tự học tập, tự cũng cố, tự đào sâu những tri thức hoặc tự hình thành những kỹ năng, kỹ xảo ở một lĩnh vực nào đó theo những u cầu trong chương trình đào tạo của nhà trường.

- Hình thức 3: Người học tự tìm kiếm tri thức để thoả mãn những nhu cầu hiểu biết của mình bằng cách tự tìm tài liệu, tự rút kinh nghiệm về tư duy, tự phân tích, đánh giá... coi đó là tự học ở mức độ cao.

Tóm lại, "Trị học, cốt lõi là tự học, học cách học, cách tư duy. Năng lực tự học là nội lực phát triển bản thân người học. Thầy dạy, cốt lõi là dạy cách học, cách tư duy. Tác động dạy của thầy là ngoại lực đối với sự phát triển của người học. Theo quy luật phát triển của sự vật, ngoại lực dù là quan trọng đến đâu, lợi hại đến mấy cũng chỉ là nhân tố giúp đỡ, thúc đẩy, tạo điều kiện; nội lực mới là nhân tố quyết định sự phát triển bản thân sự vật. Tác động dạy của thầy dù là quan trọng đến mức "không thầy đố mày làm nên" vẫn là ngoại lực hướng dẫn, trợ giúp, tạo điều kiện cho trò tự học, tự phát triển và trưởng thành. Sức tự học của trò dù còn đang phát triển vẫn là nội lực quyết định sự phát triển bản thân người học. Chất lượng dạy học đạt đỉnh cao khi tác động dạy của thầy - ngoại lực - cộng hưởng với nội lực tự học của trò. Trị là chủ thể, tự mình xử lý thơng tin bên ngồi thành tri thức bên trong con người mình bằng cách học, cách tư duy của chính mình. Thầy là tác nhân, hướng dẫn, tổ chức, đạo diễn cho trò biết cách tự học chữ, tự học nghề, tự học nên người".(23)

Hoạt động tự học có thể diễn ra bất cứ ở đâu, lúc nào; vì bất cứ lúc nào và ở đâu cũng đều có những tình huống cần được lý giải. Về mặt khách quan ta có thể nhận thấy rằng: Mức độ khó của tự học đối với người học tăng dần từ hình thức một đến hình thức ba. Do mục đích và phạm vi của đề tài, người nghiên cứu chỉ xét hoạt động tự học của người học dưới sự điều khiển trực tiếp hoặc gián tiếp của người dạy.

Như vậy, tự học là một hoạt động tất yếu của hoạt động học tập. Trong học tập bao giờ cũng có tự học. Nói cách khác, tự học là một yếu tố, một bộ phận của hoạt động học tập. Tự học là một khâu được nhà trường quản lý thơng qua q trình quản lý hoạt động dạy và học.

Hoạt động tự học xét dưới góc độ cấu trúc hệ thống bao gồm:

Động cơ: Là nhu cầu hứng thú thu hút người học vào q trình học tập tích cực và duy trì tính tích cực đó trong mọi giai đoạn học tập.

Định hướng: Là mục đích của người học để xác định và ý thức được hoạt động nhận thức của mình và trả lời câu hỏi: Học để làm gì ?

Nội dung - Phương pháp: Là hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo chủ đạo cần chiếm lĩnh và các cách thức chiếm lĩnh chúng. Nó trả lời cho câu hỏi: "Học cái gì? Học như thế nào?"

Năng lực học tập: Là khả năng tập trung chú ý, năng lực trí tuệ và năng lực thực hành vốn có để phát huy trong quá trình tự học (thái độ học tập).

Năng lực tự kiểm tra, tự đánh giá: Là hoạt động mà cá nhân tự đánh giá kết quả học tập và hoạt động, làm cơ sở cho những hoạt động tiếp theo của bản thân.

b. Vai trò tự học đối với HS trong sự nghiệp đổi mới giáo dục đào tạo hiện nay:

Thời đại ngày nay, con người đang bước vào "nền văn minh thông tin" với sự phát triển như vũ bão của khoa học - kĩ thuật và cơng nghệ. Vì thế tri thức trong nhà trường ln ln rơi vào tình trạng "tụt hậu". Trong bối cảnh ấy, nếu người học lệ thuộc hoàn tồn vào nhà trường thì sẽ trở thành con người lạc hậu, bị động không theo kịp sự phát triển của xã hội hiện đại. Đối với HS THPT, quy thời gian 3 năm được đào tạo ở bậc THPT ngắn ngủi ấy chắc chắn không thể nào đáp ứng khối lượng kiến thức khổng lồ trong nội dung, chương trình đào tạo. Với quỹ thời gian hiện có, nếu HS chỉ học theo khuôn khổ thời gian quy định trên lớp, chắc chắn chất lượng đào tạo sẽ rất thấp, không thể đáp ứng mục tiêu đào tạo của trường THPT. Vì thế, tự học

là một giải pháp khoa học để giải quyết mâu thuẫn giữa khối lượng kiến thức đồ sộ với quỹ thời gian ít ỏi ở nhà trường.

Tự học thể hiện sự phù hợp giữa yêu cầu đào tạo với khả năng tự học, tự nghiên cứu của HS THPT. Khi HS biết cách tự học, HS sẽ "có ý thức và xây dựng thời gian tự học, tự nghiên cứu giáo trình, tài liệu, gắn lý thuyết với thực hành, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, biến q trình đào tạo thành q trình tự đào tạo". Điều này hồn toàn phù hợp với khả năng của HS THPT. Bởi vì, trước khi vào trường THPT, HS đã trải qua 9 năm học tập có thầy và tự học với các nguồn tài liêu, tự học trong cuộc sống vốn kiến thức khoa học phổ thông cơ bản trong 9 năm đó đủ để làm cơ sở cho HS học ở những bậc cao hơn, đặc biệt là bậc THPT. Mặt khác, nhờ có vốn kinh nghiệm học tập được tích lũy sau một thời gian dài nên HS có thể tự học, tự nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của GV.

Tự học thể hiện sự đổi mới PPDH ở các trường phổ thơng. Gần đây, mặc dù có nhiều ý kiến tranh luận chung quanh vấn đề "đổi mới PPDH" nhưng hầu hết đều thống nhất rằng: đã đến lúc cần phải chấm dứt lối dạy "nhồi nhét" trong các nhà trường. Đổi mới PPDH theo hướng tích cực hố người học thực chất là: phát huy tính tự giác, tích cực, chủ động của người học trong việc lĩnh hội tri thức khoa học. chỉ với sự nỗ lực của bản thân thì kiến thức làm được mới bền vững và sinh động. Và đó là những kiến thức cơ bản, nền tảng giúp cho HS vững bước trên con đường học tập nâng cao sau này.

Nếu khơng có khả năng và phương pháp tự học, tự nghiên cứu thì khi tốt nghiệp bậc THPT, HS làm sao có thể tiếp tục học cao hơn nữa. Đó là chưa kể đến việc học ở bậc cao hơn đòi hỏi HS phải tự học tập, tự nghiên cứu thường xuyên. Đây chính là sự phát huy "nội lực" trong GD-ĐT ở nước ta.

Tóm lại, tự học của HS THPT có vai trị hết sức quan trọng đối với yêu cầu đổi mới GD- ĐT, nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường phổ thông. Tự học là con đường phát triển phù hợp quy luật tiến hoá của nhân loại và là biện pháp sư phạm đúng đắn cần được phát huy ở các trường phổ thông.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao năng lực tự học cho học sinh trung học phổ thông (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)