Nhận thức của học sinh về vai trò của tự học:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao năng lực tự học cho học sinh trung học phổ thông (Trang 39 - 41)

THÔNG TẠI TP HỒ CHÍ MINH

2.1.1. Nhận thức của học sinh về vai trò của tự học:

HS THPT được tuyển chọn lừ bậc Trung học cơ sở (THCS), họ có năng lực học tập và tự học đạt kết quả. Điều này được phản ánh qua kết quả học tập và qua kì thi tốt nghiệp ở bậc THCS. Song do việc học ở bậc THPT có thay đổi cả về hình thức lẫn phương pháp học tập nên khơng ít HS tỏ ra bỡ ngỡ, lúng túng với cách học mới, thể hiện ở nhận thức của họ về vai trò của tự học qua kết quả như sau:

Kết qủa ở bảng 1 cho thấy:

. Đối với HS: Trên 50% HS nhận thức rất đúng về vai trò của tự học đối với những hiệu

quả trước mắt. Họ cho rằng: chỉ có tự học mới có thể giúp HS củng cố, nắm vững, mở rộng kiến thức, đạt kết quả cao trong các kì thi và phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo trong học tập - trong quá trình chiếm lĩnh tri thức của bản thân. Do vậy, việc hình thành và phát huy năng lực tự học của HS để đạt được yêu cầu đào tạo bậc THPT đặt ra là hết sức cần thiết. Nhận thức trên đã thể hiện HS THPT được giáo dục và thấm nhuần quan điểm

thành quá trình tự đào tạo". Trong thời đại của sự bùng nổ thông tin, khoa học và công nghệ, phẩm chất sáng tạo tự lập của mỗi người lại càng được đề cao. Những phẩm chất đó được thể hiện ở năng lực tự học, tự nghiên cứu của mỗi HS. Đa số HS khi được phỏng vấn đều cho rằng việc học tập ở phổ thông khác hẳn so với học tập ở trường THCS trước kia: Học ở THPT, ngồi việc học trên lớp, HS cịn phải tự học, tự nghiên cứu thêm rất nhiều. Với thời gian đào tạo 3 năm cho bậc học này, khối lượng kiến thức trong chương trình rất lớn; nếu chỉ học theo kiểu "TI ICS" thì HS khơng đáp ứng được u cầu của mục tiêu đào tạo. Mặt khác, HS không chỉ tự học để lĩnh hội tri thức lí luận cho bậc THPT mà cịn phải tự học để có đủ trình độ thi và học ở bậc cao hơn hoặc để tham gia vào cuộc sống.

Tuy nhiên, vẫn cịn khơng ít HS chưa thấy được ý nghĩa của tự học đối với những hiệu quả lâu dài như: Tự học giúp HS rèn luyện phong cách làm việc khoa học và năng lực tự học suốt đời, tự học giúp HS hình thành và phát triển nhân cách... Và có khoảng hơn 70% HS chưa nhận thức đầy đủ về vai trò của tự học đối với các vấn đề này.

. Đối với GV: GV cũng có những nhận xét tương tự như HS về vai trò của tự học. Nghĩa

là họ cũng đánh giá rất cao về ý nghĩa của tự học đối với những mục đích trước mắt và đánh giá thấp về vai trị của tự học đối với những mục đích lâu dài. Nói như vậy khơng có nghĩa là toàn bộ số GV tham gia khảo sái đều có cùng nhận xét như vậy nhưng con số GV thấy được ý nghĩa của tự học đối với mục đích trước mắt lẫn mục đích lâu dài thì khơng nhiều (chỉ khoảng ở mức 20%±7 trở xuống ). Điều đó cho thấy rằng: Có sự nhận thức khơng đồng đều của các GV về ý nghĩa của tự học đối với những mục đích trước mắt lẫn lâu dài.

. Đối với CBQL:

CI3QL ở 4 trường được chọn: 100% đều cho rằng tự học có ý nghĩa rất lớn đối với HS trong việc củng cố, nắm vững và mở rộng tri thức lẫn việc giúp HS đạt kết quả cao trong các kì thi và giúp HS phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo trong học tập. Gần 50% số CBQL này cho rằng tự học giúp HS rèn luyện phong cách làm việc khoa học và năng lực tự học suốt đời. Nhưng đa phần số CBQL ở 4 trường được chọn khảo sát đều chưa thấy được tự học có vai trị hết sức quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của HS. Có lẽ chính vì chưa nhận thức đầy đủ hết vai trị của tự học cho nên mặc dù số CBQL có thực hiện

các biện pháp quan tâm và đầu tư vào việc bồi dưỡng năng lực tự học cho HS nhưng sự quan tâm và sự đầu tư này chưa thật sự sâu sắc và triệt để.

CBQL TpHCM: Tầm nhìn của CBQL TpHCM về vai trị của tự học có xa hơn. Họ đánh giá rất cao về vai trị của tự học khơng chỉ đối với những mục đích trước mắt mà cịn đối với những mục đích lâu dài. Họ cho rằng tự học không chỉ giúp HS đạt kết quả cao trong các kì thi mà cịn giúp HS hình thành và phát triển nhân cách.

Tóm lại, trên 50% CBQL TpHCM được khảo sát đều tập trung nhận định: việc tự học của HS có ý nghĩa rất quan trọng, nó quyết định phần lớn kết quả học tập, chất lượng học tập đồng thời nó cịn có tác dụng phát triển năng lực trí tuệ, nhân cách tồn diện, sâu sắc, nhất là rèn luyện năng lực tự thân vận động, tập đương đầu với những tình huống có vấn đề, có khó khăn. Một số ý kiến khác trong số trên (tuy không nhiều) nhưng rất đáng lưu ý: Tổ chức tốt việc tự học còn giúp HS rèn luyện ý thức ghép mình vào kỷ luật tự giác, tự quản cơng việc bản thân và tập phong cách làm việc khoa học.

Bên cạnh việc nhận thức đúng đắn về vai trị, ý nghĩa của tự học, cịn có các yếu tố khác chi phối kết quả học tập của HS chẳng hạn như phương pháp học tập, nội dung học tập và hình thức học tập. Thực tế cho thấy, vẫn còn một số HS nhận thức tốt về tự học song kết quả học tập vẫn chưa cao. Như vậy để nhận thức biến thành hành động và đạt kết quả tốt là cả một q trình địi hỏi HS phải thực sự cố gắng khắc phục khó khăn và phải hình thành được các kĩ năng tự học cho bản thân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao năng lực tự học cho học sinh trung học phổ thông (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)