Những yếu tố ảnh hưởng đến năng lục tự học của học sinh:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao năng lực tự học cho học sinh trung học phổ thông (Trang 45 - 52)

THÔNG TẠI TP HỒ CHÍ MINH

2.1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến năng lục tự học của học sinh:

a. Những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tự học của HS:

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tự học của HS như nhận thức, động cơ, phương pháp học tập, kỹ năng sử dụng các thao tác tư duy,... Đây cũng chính là những yếu tố góp phần rất quan trọng trong việc hình thành và nâng cao năng lực tự học của HS. Sau đây là bảng kết quả đánh giá của GV và các CBQL về những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tự học của HS:

. Về động cơ học tập của HS và nhận thức tầm quan trọng của tự học:

Động cơ thúc đẩy HS học tập là một trong những yếu tố quan trọng nhất góp phần vào việc nâng cao năng lực tự học cho HS. Hầu hết các GV đều cho rằng HS có động cơ học tập và nhận thức tầm quan trọng về tự học ở mức gần tốt với điểm trung bình là 1.71 và 1,54. Nhưng các CBQL lại đánh giá HS có động cơ học tập và nhận thức tầm quan trọng về tự học ở mức trung bình trở xuống ( ĐTB là 1.00 và 0.25; 1.14 và 0.78). Để tìm hiểu nguyên nhân cho sự khác nhau này, chúng tôi tiến hành cuộc mạn đàm trao đổi với một số thầy cô giáo và CBQL

làm cơ sở để đánh giá những vấn đề nêu trên, các thầy cơ giáo và CBQL đã có những căn cứ khác nhau trên các biểu hiện sau đây:

. Đối với GV:

Việc soạn bài, làm bài tập ở nhà của HS: Phần đông các em thực hiện những công việc này khá tốt, tuy nhiên cũng có khơng ít các em soạn bài thiếu, sơ sài, ít chịu khó đầu tư, mượn tập bạn chép và mang tính chất đối phó.

Khả năng vận dụng tư duy để xây dựng bài tại lớp còn hạn chế, chỉ tập trung vào một số ít HS, số cịn lại thụ động, ít chịu suy nghĩ, chỉ nghe chép.

Hiện tượng quay cóp bài khi kiểm tra, thi cử cũng còn khá phổ biến ở các em HS yếu, ít có sự quan tâm của cha mẹ.

. Đối với CBQL: Ngoài những vấn đề các GV đề cập ở trên, CBQL cịn có thêm một số ý

kiến sau:

Do sĩ số lớp quá đông, GV không thể nào quan tâm hết tất cả các em HS, chỉ có thể lưu ý đến một số em học chưa tốt, cá biệt.

Kết quả học lực của các em chưa đánh giá được đúng thực chất, khả năng thực sự của các em biểu hiện ở kì thi tốt nghiệp THPT của các em cuối cấp là cao nhưng khi thi vào CĐ, ĐH lại thấp.

Thời gian các em dành cho việc đi học thêm q nhiều tạo cho các em ít có thời gian tự học, tự suy nghĩ.

Nguyên nhân:

Hoạt động tự học là nội lực của người học, do đó nguyên nhân dẫn đến thực trạng nhận thức về tự học cũng như nhận thức về tầm quan trọng của tự học chủ yếu phát sinh từ bản thân người học:

Mặc dù các em có nhận thức khá tốt về tự học cũng như vai trò của tự học nhưng nhận thức đó lại chưa biến thành hành động cụ thể, các em đã nhận thấy được lợi ích thiết thực của tự học nhưng lại khơng phát huy hết khả năng của mình trong tự học, thiếu tự tin vào bản thân mình một khi khơng có người kèm cặp, giúp đỡ, hướng dẫn và động viên thêm. Có thể là vì

những lí do khác như khơng có thời gian để tự học, chương trình học q tải, ngồi việc học ở trường còn phải dành thời gian đi học thêm...

Một số em chỉ quan tâm đến những kết quả học tập trước mắt, chưa có định hướng cho tương lai, do đó động cơ và nhận thức tầm quan trọng của hoạt động tự học chưa tốt, thiếu phương pháp như lời nhận xét của các CBQL ở trường các em. Hiện tượng học tủ, đối phó rất thường gặp trong cách học của các em dẫn đến khả năng thu nhận kiến thức thiếu bền vững sinh ra dễ qn, từ đó dẫn đến tình trạng hay nói đến là HS "thiếu căn bản".

Khá đơng HS chưa thích ứng tốt khi chuyển từ mơi trường cấp THCS sang cấp THPT làm cho các em thiếu khả năng vận dụng năng lực trí tuệ từ đó chất lượng học tập thấp. Mặt khác, phương pháp học tập ở bậc THPT hoàn toàn khác với các cấp dưới, nó địi hỏi các em phải tự học, tự nghiên cứu thiêm nhiều hơn nhưng do ở các cấp dưới các em không được các thầy cô trang bị về phương pháp cũng như kĩ năng về tự học dẫn đến việc các em gặp nhiều lúng túng, bỡ ngỡ và khó khăn khi lên học ở bậc học này.

Việc chăm sóc, quan tâm của cha mẹ chưa tốt thậm chí nhiều trường hợp bng lỏng do điều kiện kinh tế nên mặc dù có nhận thức đúng về tự học như thế nào đi chăng nữa mà chẳng có ai quan tâm thì cũng bằng khơng.

. Về phương pháp học, tự học của HS:

Hầu hết các GV đánh giá HS có phương pháp học, tự học từ mức trung bình lên tốt với số điểm trung bình là 1.18. Cịn các CBQL lại có sự đánh giá thấp hơn với số điểm trung bình là 0.42 (CBQL 4 trường) và 0.86 (CBQL TpHCM). Điều đó có nghĩa là các CBQL cho rằng HS có phương pháp học chưa tốt. Nguyên nhân có sự đánh giá khác biệt nêu trên là do mỗi đối tượng đứng ở một góc độ khác nhau cho nên có cách nhận xét khác nhau, chẳng hạn GV là những người trực tiếp giáng dạy HS còn các CBQL chỉ là những người quản lý, giám sát việc học tập của các em thông qua các GV đó chứ khơng trực tiếp giảng dạy. Cơ sử để các CBQL đánh giá HS phần lớn là thông qua các kết quả học tập và học lực cuối năm của các em. Do vậy, vấn đề có sự đánh giá khác nhau như trên xảy ra là điều tất yếu.

Việc đánh giá phương pháp học, tự học của HS chủ yếu dựa trên 2 mặt sau: Khả năng sử dụng, thể hiện các thao tác tư duy của bản thân người học.

Kỹ năng sử dụng và phân phối quỹ thời gian hay còn gọi là cách sắp xếp, tổ chức hoạt động tự học

* Về khả năng vận dụng các thao tác thể hiện năng lực trí tuệ của HS như phần tích, tổng hợp, so sánh ... trong hoạt động học lập, tự học được các GV, CBQL đánh giá đạt mức trung bình và chưa tốt chiếm đa số với số điểm trung bình là 1.06. Các CBQL đánh giá HS về mặt này thấp hơn với ĐTB là 0.50. Qua đó chứng tỏ biểu hiện yếu về khả năng vận dụng năng lực trí tuệ của HS rất rõ rệt và phổ biến: HS chủ yếu chỉ tái hiện những điều đã được cung cấp, thiếu sáng tạo trong thực hành lẫn vận dụng trong thực tiễn cuộc sống. Điều này còn được thấy rõ hơn qua thực tế ở hầu hết các bộ môn học, phần đông HS chưa vận dụng tốt các thao tác phân tích, tổng hợp. Cụ thể là đối với bộ mơn Văn, trong các kì kiểm tra, thi tốt nghiệp, thi tuyển sinh có khá nhiều HS khi làm bài đã chép lại những bài Văn mẫu trong các đề cương ôn thi, sách bài tập mẫu... mặc dù yêu cầu của bài viết đã thay đổi thể loại. Hoặc ở bộ môn Khoa học tự nhiên, hầu như HS chỉ thực hiện bài tập theo những khn mẫu được cung cấp, thậm chí có HS khơng giải được khi thay đổi số liệu hoặc đôi khi HS gặp lúng lúng, không giải quyết được khi yêu cầu trong bài lập đưa ra có sự thay đổi chút ít về câu, về từ nhưng về nghĩa thì không thay đổi. Một trong những nguyên nhân nêu trên là do cách dạy của GV, các em được cung cấp khá nhiều bài tập mẫu ở nhiều thể loại khác nhau để làm quen việc giải bài tập mà thiếu việc nâng cao năng lực trí tuệ cũng như khả năng sáng tạo cho các em trong khi làm bài. Cịn đối với những mơn Khoa học xã hội cũng vậy, các em cũng thường gặp lúng lúng, khó khăn khi gặp những đề thi, đề kiểm tra dưới dạng tổng hợp kiến thức.

Đánh giá thực trạng sử dụng và thể hiện các thao tác tư duy trong hoạt động tự học của HS, người nghiên cứu đề cập đến kỹ năng đọc sách tham khảo ở thư viện của HS bởi vì trong q trình học tập, HS cịn có những biểu hiện thường gặp như kĩ năng đọc sách tham khảo ở thư viện, việc tham gia xây dựng bài học ở lớp. Về mặt này, tương tự như các vấn đề trên, hầu hết các GV đánh giá HS có kỹ năng đọc sách tham khảo ở thư viện ở mức trung bình và chưa lốt với số ĐTB là 1.21. Các CBQL cũng lại có sự đánh giá thấp hơn với số ĐTB là 0.58 và 0.56, nghĩa là chỉ ở mức chưa tốt mà thôi.

Việc học bài, làm bài của HS: Phần đông HS chỉ học thuộc những vấn đề được ghi trong vở ghi chép tay trong sách giáo khoa mà chưa nắm rõ nội hàm của những vấn đề này, do đó khi bài tập mở rộng yêu cầu về phân tích, tổng hợp hay những yêu cầu vận dụng thực tế để chứng minh, diễn giải cho các vấn đề thì HS gặp lúng túng ngay lức thì.

Việc sử dụng quỹ thời gian và tổ chức sắp xếp cho hoạt động tự học: Khá nhiều HS dành thời gian cho việc đi học thêm, quỹ thời gian còn lại cho tự học rất ít, chỉ đủ để học lí thuyết. Đó là chưa kể đến một số HS thích chơi đùa, giải trí qua phim ảnh, thể thao nên thời gian học tập ở nhà chỉ đủ để học bài nhằm đối phó khi kiểm tra.

Phần lớn HS chưa biết cách tự học ở nhà, chẳng hạn như việc học bài cũ và xem lại bài,vừa học trong ngày: chỉ có 30.53% HS thực hiện (bảng 3). Dù chưa hiểu rõ thấu đáo hay cần thiết phải suy nghĩ thêm, HS cũng khơng xem đó là việc quan trọng và cũng khơng chịu khó xem lại để nắm vững bài học.

Hoạt động nghiên cứu dường như xa lạ đối với đa số HS, việc đọc sách tham khảo phục vụ cho học tập, nghiên cứu ít được HS vận dụng (41.58%) (bảng 3).

Tuy nhiên, kết quả điều tra cho thấy: Cũng có một số HS biết cách tự học tốt. Các em HS này thường biết cách học tuy theo đặc trưng bộ môn, biết tận dụng tơi thời gian học tập ở nhà, có thói quen tìm hiểu những vấn đề chưa nắm rõ. Trong quá trình giảng dạy, GV vẫn thường gặp một số HS biết tìm thầy, tìm bạn để nhờ giải đáp những vấn đề chưa hiểu.

* Về kỹ năng sử dụng và sự phân phối quỹ thời gian cho tự học:

Cũng tương tự như các vấn đề trên, các GV tham gia khảo sát đánh giá về việc HS sử dụng và phân phối quỹ thời gian như sau: Đa số GV đánh giá HS biết cách sử dụng và phân phối quỹ thời gian ở mức trung bình và chưa tốt với số DTB là 1.32. Các CI3QL lại có sự dành giá hồn tồn khác với GV, họ cho rằng HS sử dụng và phân phối thời gian ỡ mức chưa tốt với số ĐTB là 0.50 và 0.61. Điều này còn được thấy rõ hơn qua bảng điều tra về thời gian tự học của HS:

Số giờ mà HS THPT dành cho việc tự học trong một ngày là lương đối nhiều: 53.08% dành cho tự học là từ 3 đến 4 tiếng và 10.20% HS dành thời gian cho tự học là từ 5 tiếng trở lên. Số HS còn lại dành thời gian cho tự học rất ít, các em hầu như chưa có thói quen tự học hàng ngày. Thực trạng phổ biến là các em học tập theo thời vụ, chủ yếu khi chuẩn bị thi hay khi có bài tập hoặc theo ngẫu hứng.

Sự đánh giá của GV về việc HS dành thời gian cho tự học thì lại khác: 94.50% GV cho rằng thời gian HS dành cho tự học trong ngày rất ít, chỉ từ 1 đến 2 liếng. Từ dó, ta có thể kết luận rằng: Sự đánh giá của GV về kỹ năng sử dụng và phân phối quỹ thời gian cho tự học của HS là tương đối chính xác và phù hợp với tình hình học tập cũng như sự phân phối thời gian cho các môn học của các em.

Tuy vào điều kiện và số thời gian hiện có mà HS có sự phân phối thời gian cho các mơn học thích hợp. Bảng kết quả điều tra cho thấy: Thời gian tự học, tự nghiên cứu HS ưu tiên nhiều nhất cho môn các em học yếu: 37.99% (148/389 HS), kế đến là mơn u thích: 32.49% (126/389HS), mơn chuyên ngành: 18.2% (71/389HS) và mơn có khả năng đạt kết quả tốt:11.32% (44/389HS). Như vậy, đa số HS dành thời gian ưu tiên nhiều thời gian nhất cho môn các em học yếu.

b. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khác đến kết quả học tập của HS:

Trong các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của HS, đa số các GV cho rằng PPDH theo hướng phát huy tính tích cực của HS và việc quan tâm, chăm sóc của cha mẹ là những yếu lố có ảnh hưởng tốt đến kết quả học tập của HS với số điểm trung bình là 1.55 và 1.64. Những yếu tố cịn lại như các hoạt động thí đua, các phong trào phát động việc tự học, kiểm tra, đôn đốc việc học tập, phương tiện học tập và phương pháp tự học tốt là những yếu tố cũng có ảnh hưởng đến kết quả học tập của HS nhưng chỉ ở mức trung bình và khơng ảnh hưởng. Các CBQL cho rằng chỉ có yếu tố có điều kiện và phương pháp học tập tốt là yếu tố ảnh hưởng ở mức vừa phải còn tất cả những yếu tố khác là ảnh hưởng ở mức tốt. Có thể nói về mặt đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến kết quả học tập của HS, các GV và C13QL có nhận xét gần giống nhau hay nói cách khác là có sự nhận thức về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến kết quả học tập của HS là như nhau.

Tự học là biểu hiện của sự ý thức cao của HS trong quá trình học tập và bao giờ cũng chịu sự tác động của những yếu tố khách quan lẫn yếu tố chủ quan. Đó là những vấn đề về cơ sở vật chất cho hoạt động học tập và sinh hoạt của HS, vấn đề về thời gian, về môi trường xung quanh nơi HS học tập, vấn đề về nhu cầu, động cơ, ý thức học tập của HS... Nói chung có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng không tốt đến hoạt động tự học của HS. Một điều đáng lưu ý thông qua bảng điều tra trên là đa số HS chú trọng đến các nguyên nhân khách quan còn GV và CBQL lại chú trọng đến các nguyên nhân chủ quan. Việc tìm ra các biện pháp khắc phục các nguyên nhân nói trên có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao năng lực tự học cho HS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao năng lực tự học cho học sinh trung học phổ thông (Trang 45 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)