Thực trạng về công tác quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao năng lực tự học cho học sinh trung học phổ thông (Trang 63 - 69)

THÔNG TẠI TP HỒ CHÍ MINH

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG NHẰM NÂNG CAO

2.2.2. Thực trạng về công tác quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp:

Hiện nay, ở trường THPT, ngoài hoạt động dạy học được xem là hoạt động trung tâm, còn có các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp như: hoạt động của Đoàn TNCS HCM, hoạt động TDTT, báo chí, văn nghệ và hoạt động sinh hoạt tập thể thông qua công tác chủ nhiệm đều được xem là những hoạt động có tác động rất lớn đến việc nâng cao năng lực tự học của HS. Ở phần thực trạng này, người nghiên cứu chỉ xét đến hai hoạt động chủ yếu đó là hoạt động của Đoàn thanh niên và công tác chủ nhiệm.

a. Thực trạng Hiệu trưởng phôi hợp với Đoàn thanh niên nhằm nâng cao năng lực tự học cho học sinh THPT

Từ bảng kết quả điều tra (bảng 11) cho thấy: Hầu hết các CBQL đều có sự quan tâm cũng như có sự phối hợp chặt chẽ với Đoàn thanh niên trong việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa nhằm nâng cao năng lực tự học cho học sinh. Cụ thể là có 66.67% CBQL 4 trường được chọn khảo sát trả lời rằng họ có phối hợp với Đoàn thanh niên tổ chức các hoạt động ngoại khóa: xây dựng CLB học tập, hướng dẫn HS cách học bộ môn, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về phương pháp học tập, tự học... Và 91.67% CBQL cho rằng họ có chỉ đạo Đoàn thanh niên phối hợp với GV chủ nhiệm trong việc tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao năng lực tự học cho HS.

Đây là hoạt động đoàn thể chủ yếu của lứa tuổi HS THPT. Qua hoạt động này, người HS được rèn luyện thêm về phẩm chất đạo đức và nâng cao năng lực tự học. Nhìn chung, mục đích

của hoạt động Đoàn là nhằm mục đích phục vụ cho việc học tập của HS, góp phần hình thành và phát triển nhân cách của HS .

Qua trao đổi với các CBQL và GV ở 4 trường được chọn để khảo sát, tất cả đều có chung nhận xét rằng: công tác quản lí và tổ chức sinh hoạt cho HS qua hoạt động Đoàn vẫn còn hạn chế: Bí thư Đoàn trường chưa đủ sức quản lí toàn thổ đoàn viên, ban chấp hành Đoàn gồm những GV thiếu khả năng sinh hoạt Đoàn theo những yêu cầu đặc thù của nó. Do đó, hoạt động Đoàn chưa đủ sân chơi cho HS, chưa phục vụ tốt nhu cầu sinh hoạt của HS nhằm kích thích tính sáng tạo, tính tháo vát ở HS, giúp cho HS rèn luyện thêm tính chủ động sáng tạo trong học tập và tự học.

Về kết qủa đạt được, các trường THPT đã duy trì được hoạt động thi đua do Đoàn và chủ nhiệm lớp phụ trách, đây là hoạt động hiệu quả nhằm đẩy mạnh hoạt động học tập, thúc đẩy hoạt động tự học. Hầu hết các trường THPT đều đánh giá thi đua học tập của HS qua tổng hợp điểm trên sổ đầu bài, nhằm đánh giá thực Irạng học tập trên lớp, trong đó phần lớn được đánh giá ở khâu thuộc bài và hoạt động xây dựng bài của HS, đây chính là hai yếu tố động viên, kích thích hoạt động tự học của HS. Một số trường được khảo sát đã tổ chức lối sinh hoạt 15 phút đầu buổi ở đơn vị lớp; sinh hoạt này có nhiều dạng nhưng tập trung chủ yếu vào công việc tự kiểm tra học bài, soạn bài theo nhóm của HS (ví dụ: trường Nguyễn Công Trứ, trường Bùi Thị Xuân). Đây là hoạt động của Đoàn và chủ nhiệm lớp có tác dụng khá tốt nhằm tạo cho HS tự quản học tập, giúp nhau tự học, qua đó dần dần hình thành và nâng cao năng lực tự học của HS.

b. Chỉ đạo GV chủ nhiệm hướng dẫn HS tổ chức hoạt động tự học

Để có thể đạt được những kết qủa cao trong việc góp phần nâng cao năng lực tự học cho HS THPT, một mình người GV chủ nhiệm không thể thực hiện tốt nhiệm vụ hết sức nặng nề này mà cần phải có sự phối hợp với các lực lượng hoặc các tổ chức đoàn thể khác như GV bộ môn, Đoàn thanh niên. Đó cũng là lý do để giải thích vì sao hầu hết các CBQL tập trung vào việc chỉ đạo GV chủ nhiệm phối hợp với GV bộ môn và Đoàn TN tổ chức cho HS tham gia các CLB học tập nhằm hướng dẫn cho các em cách học tập đúng đắn (91.67%). Ngoài ra, 83.33% CBQL cho rằng cũng cần phải chỉ đạo GV có sự kịp thời đề xuất và tuyên dương những HS giỏi, những HS có ý thức vươn lên, vượt khó, học tiến bộ, HS có phương pháp học tập tốt. Và 41.67% CBQL cho rằng thật cần thiết để chỉ đạo GV chủ nhiệm hướng dẫn HS tự học qua các giờ sinh hoạt chủ nhiệm. Còn các biện pháp quản lý, chỉ đạo GV chủ nhiệm hướng dẫn HS tự học khác như chỉ đạo GV hướng dẫn HS làm bài trên lớp, hướng dẫn HS kiểm tra chéo lẫn nhau, tổ chức cho HS giỏi trao đổi kinh nghiệm học tập với các bạn trong lớp, tổ chức cho HS

giỏi giúp đỡ HS yếu đều là những biện pháp có vai trò rất hữu ích trong việc nâng cao năng lực tự học cho HS nhưng ít được các CBQL quan tâm và chú trọng.

Thực trạng việc HT chỉ đạo công tác chủ nhiệm lớp:

Có 91.67% CBQL chỉ đạo GVCN luôn theo dõi, kiểm tra, phát hiện những trở ngại của HS khi tự học để kịp thời giúp đỡ và kết hợp với Đoàn thanh niên tổ chức các hoạt động ngoại khóa có liên quan đến tự học cho HS.(bảng 11)

Ở trường THPT, công lác chủ nhiệm lớp được xem là hoạt động quan trọng nhằm quản lí, tổ chức tốt hoạt động học tập của HS. Công tác chủ nhiệm là một yếu tố tích cực nhằm kiểm tra, động viên HS tự học. Qua trao đổi cũng như dự giờ vài tiết sinh hoạt chủ nhiệm, chúng tôi nhận thấy rằng: GV chủ nhiệm đã cùng với nhà trường thực hiện nhiều biện pháp tốt nhằm xây dựng phong trào học tập tốt cho HS. GV chủ nhiệm đã có sự phối hợp với cha mẹ HS để uốn nắn những HS yếu kém lười học. Trong lớp học, các GV tổ chức các nhóm tự học, các tổ tự quản đồng thời có biện pháp kiểm tra thi đua tự học của HS. Một số trường đã tổ chức nêu gương điển hình về tự học tốt, vượt khó học lập hay phương pháp tự học tốt bộ môn (ví dụ như trường Nguyễn Huệ, trường Nguyễn Công Trứ).

Có thể nói, trong thời gian gần đây, các trường thuộc TpHCM đã đẩy mạnh công tác Đoàn và công tác chủ nhiệm lớp trong đó chú ý nhiều đến phần thúc đẩy học tập và thúc đẩy tự học của HS. Cho dù các công tác trên đây chưa được đặt đúng mục đích là xây dựng phong trào tự học nhằm nâng cao năng lực tự học cho HS nhưng các hoạt động này cũng đã mặc nhiên tác động lên việc hình thành và nâng cao năng lực tự học cho HS.

Đánh giá chung:

Trong thời gian qua, việc chỉ đạo thực hiện đổi mới PPDH đã có những chuyển biến tích cực: PPDH áp đặt, lối truyền thụ một chiều, lối "Thầy đọc - trò chép" đã được khắc phục triệt để, những phương pháp cụ thể khác theo đặc trưng bộ môn được chỉ đạo thực hiện từng bước xây dựng tính chủ động, tích cực học tập của HS.

Một số chuyên đề thực hiện quan điểm dạy theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của HS được triển khai thí điểm hoặc thực hiện, từ đó đã rút ra được ưu khuyết điểm dần dần tích lũy cho GV những PPDH tốt, kích thích tính tích cực, sáng tạo học tập của HS. Chính

những nỗ lực của GV, cố gắng trong quản lí chỉ đạo của HT đã đem lại những thành quả tốt đẹp cho các trường nói riêng và cho toàn TpHCM nói chung trong những năm gần đây.

PPDH qua thực hành bộ môn và thí nghiệm được thực hiện tốt gây hứng thú học tập cho HS, giúp HS phát triển óc quan sát, thực hành trong thực tế; đây là một trong những hoạt động dạy học có hiệu quả cao nhằm hình thành và nâng cao năng lực tự học cho HS.

Công tác chỉ đạo việc kiểm tra, thi cử trong phạm vi quản lí của HT dần dần đi vào nề nếp; tạo cho HS cố gắng tự học nhiều hơn. Từ đó nhu cầu và thói quen hoạt động tự học đã được hình thành trong phần lớn HS, giúp cho kết quả chất lượng học tập ngày càng khá hơn.

Một số ý kiến về hiệu quả quản lí trong việc nâng cao năng lực tự học cho HS:

a. Những nỗ lực đổi mới PPDH, những cố gắng của công tác chỉ đạo thực hiện các hoạt động chuyên môn và tăng cường trang thiết bị dạy học trong thời gian qua đã nâng cao kết quả học tập một cách đáng kể. Tuy nhiên, các biện pháp thực hiện các hoạt động dạy học trên lớp, các hoạt động giáo dục khác đối với hoạt động tự học của HS chưa tạo thành mối tương quan hữu cơ ương quan điểm chỉ đạo và thực hiện. Nói rõ hơn là chưa làm rõ điểm quyết định của chất lượng học tập là do nội lực của người học, của hoạt động tự học; các hoạt động chỉ đạo dạy học trên lớp và các hoạt động giáo dục khác là ngoại lực thúc đẩy học tập. Trên thực tế hiện nay, trong quản lí chỉ đạo thường chú ý những động thái của thầy, những điều kiện cho người dạy nhằm quyết định thúc đẩy chất lượng học tập, chưa có biện pháp trang bị phương pháp học tập cho HS. Có thể có một số trường tổ chức các hoạt động nêu gương điển hình trong học tập nhưng có chăng chỉ dừng lại ở mức tổ chức phong trào nhằm nêu gương tốt chứ chưa đi sâu vào giáo dục phương pháp tự học tốt.

b. Mặc dù hoạt động tự học có ảnh hưởng lớn đến chất lượng học tập nhưng trong thời gian qua việc xây dựng, thúc đẩy HS tự học chủ yếu chỉ ở mức tái hiện để đạt điểm cao, lên lớp, thi đỗ. Một số GV cố gắng chăm lo rèn luyện HS phát huy năng lực tự học, hình thành các kĩ năng tự học cho HS nhưng vấp phải những trở ngại từ bản thân người học, khá nhiều em không chịu suy nghĩ, tìm tòi để tự học mà chỉ mong chờ ở việc đi học thêm để có cơ may khi thi cử, kiểm tra.

c. Mối quan hệ thống nhất giữa các biện pháp nhằm nâng cao năng lực tự học chưa được kết hợp nhuần nhuyễn. Công tác giáo dục nhận thức, động cơ, thái độ và rèn luyện phương pháp tự học chưa tổ chức tốt. Công tác chỉ đạo đổi mới PPDH, tăng cường hoạt động ngoài giờ và các công tác quản lí khác nhằm mục đích lăng chất lượng học tập nhưng chưa làm rõ vấn đề cối lõ của việc lăng chất lượng học tập là nâng cao năng lực tự học, chưn tạo ra được một mục đích chung về thúc đẩy động cơ, thái độ, rèn luyện phương pháp học tập cho HS trong mọi hoạt động của nhà trường.

CHƯƠNG 3: CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG

NHẰM NÂNG CAO NÂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH TRUNG

HỌC PHỔ THÔNG TẠI TP. HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao năng lực tự học cho học sinh trung học phổ thông (Trang 63 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)