Nhóm các biện pháp quản lí q trình dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao năng lực tự học cho học sinh trung học phổ thông (Trang 75 - 87)

THÔNG TẠI TP HỒ CHÍ MINH

3.2. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG NHẰM NÂNG CAO NĂNG

3.2.2. Nhóm các biện pháp quản lí q trình dạy học

Quản lí q trình dạy và học bao gồm quản lí hoạt động dạy của thầy, hoạt động học của trị, quản lí các nguồn lực phục vụ cho giảng dạy và học tập, quản lí cơng tác chun mơn, quy chế của nhà nước trong hoạt động giáo dục.

a. Nhóm biện pháp tố chức thực hiện hoạt động cải tiến PPDH theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo cửa HS, nâng cao năng lực tự học cho HS:

Biện pháp 7: Xây dựng chuyên đề sư phạm đổi mới PPDH theo hướng phái huy lính tích cực, sáng tạo của HS và nâng cao năng lực tự học cho HS

Đối với nhà trường:

Nêu chuyên đề tổng quát như: "Vận dụng các PPDH theo đặc trưng bộ mơn nhằm phát huy tính tích cực học lập của HS, nâng cao chất lượng học tập, thúc đẩy hoạt động tự học, từng bước nâng cao năng lực tự học cho HS"

Quy trình thực hiện chuyên đề:

. Thống nhất giữa lãnh đạo trường học và chi bộ Đảng trường học về chuyên đề nêu trên. . Trao đổi và thống nhất về quan điểm, về nội dung chuyên đề đến tổ chuyên môn.

Chỉ đạo tổ bộ môn tiếp tục phát huy việc trao đổi và xây dựng các chuyên đề cụ thể theo đặc trong bộ môn từ chuyên đề tổng quát của nhà trường. Lưu ý: cần chọn các đề tài nhỏ, cụ thể và dễ thực hiện. Ví dụ như một số chuyên đề sau:

. Thực hiện tốt dạy thực hành bộ mơn và giảng dạy lí thuyết thơng qua dụng cụ trực quan nhằm phát huy khả năng quan sát, phân tích và thực hành cho HS qua bộ mơn Sinh, Hố, Vật lý.

. Dạy Ngoại ngữ qua phương pháp giao tiếp nhằm tăng cường thực hành, rèn luyện kĩ năng và phương pháp tự học cho HS.

. Thử nghiệm phương pháp "Dạy - tự học" bộ mơn Tốn nhằm phát huy lính tích cực sáng tạo ở HS và nâng cao năng lực tự học cho HS.

. Nàng cao năng lực cầm thụ văn học qua phương pháp dạy - tự học môn vin học.

Từ chuyên đề dã được xác định, tổ bộ môn xây dựng các biện pháp cụ thể:

. Tiếp cận đề tài, đề nghị từng GV trong tổ xây dựng các kế hoạch cá nhân, khuyến khích đề tài sáng kiến kinh nghiệm thực hiện theo đề tài của tổ.

. Nghiên cứu Sách giáo khoa, chọn bài dạy thử nghiệm, tổ chức thao giảng, từng bước hoàn thiện giáo án theo hướng phát huy tính tích cực học tập của HS.

. Nêu biện pháp thúc dẩy, quản lí hoạt động tự học của HS.

. Nêu các yêu cầu cần thử nghiệm, tiêu chí đánh giá giờ thao giảng nhằm mục đích cho các GV trao đổi và học tập kinh nghiệm lẫn nhau.

. Sưu lầm các tài liệu, sách báo tham khảo phục vụ nâng cao kiến thức, chọn tựa PPDH thích hợp với bộ mơn, với từng nội dung bài dạy nhằm hướng đến một mục đích chung đó là nâng cao năng lực tự học cho HS.

Biện pháp 2: Thống nhất quan điểm về các PPDH và áp dụng các thành tựu khoa học giáo

dục.

Có thể cho rằng vấn đề cải tiến PPDH hiện nay đang còn nhiều tranh cãi nhưng nhìn chung chúng có thể khác nhau về mặt thực hiện cụ thể song hầu như mọi PPDH bao giờ cũng có cùng quan điểm: Dạy hướng đến HS; phát huy tính tích cực sáng tạo của HS, thúc đẩy hoạt

động tự học của HS, nâng cao năng lực tự học cho HS. Do đó, các biện pháp quản lí của HT về việc cải tiến PPDH cần phải:

. Kế thừa những mặt tích cực của các PPDH đã và đang thực hiện vì khơng có PPDH nào lạc hậu, chỉ sợ rằng không biết sử dụng PPDH cụ thể nào phù hợp với nội dung đặc trưng của từng bài dạy, từng bộ môn.

. Việc áp dụng PPDH phải được nghiên cứu, suy nghĩ và thiết kế hợp lí khi soạn giáo án. . Thực hiện PPDH phải hướng đến tính tích cực hố cao độ hoạt động tự học của HS, phát huy tính tích cực sáng tạo của HS và tập luyện cho các em các kĩ năng, kĩ xảo tư duy cần thiết, cụ thể; cũng như các phương pháp, nề nếp, thói quen tự học nhằm nâng cao năng lực tự học cho HS. Hiện nay, ở các trường, các thầy cô giáo thực hiện khá phổ biến những phương pháp như: Phương pháp thuyết trình có dụng cụ trực quan kết hợp phỏng vấn, PPDH qua thực hành bộ môn, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp "Dạy - Tự học", PPDH tích cực.

Biện pháp quản lí của HT cần lưu ý các mặt tích cực và các mặt hạn chế của từng phương pháp, không cứng nhắc lạm dụng phương pháp, phải biết kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp trong khi dạy học. Việc thể hiện phương pháp thông qua nghệ thuật lên lớp và được đánh giá qua các tiêu chí xây dựng trên quan điểm: phát huy tốt các mặt tích cực học tập của HS, có hướng đến xây dựng phương pháp tự học cho HS, có lưu tâm đến hình thành từng bước các thao tác tư duy cho HS.

Biện pháp quản lí của HT nhằm đẩy mạnh việc cải tiến PPDH theo hướng nâng cao năng lực tự học cho HS cần tập trung chỉ đạo vào các vấn đề sau đây:

. Tăng cường sử dụng đồ dùng dạy học, dạy thực hành, thí nghiệm, chống dạy chay, chống kiểu dạy "Thầy đọc - Trò chép". Qua việc dạy thực hành, thí nghiệm và việc sử dụng tốt dụng cụ dạy học trực quan, GV cần phải tập luyện cho HS óc quan sát, phân tích. Cần tạo điều kiện cho HS tự mình tiến hành thí nghiệm, chống việc dạy theo kiểu thầy biểu diễn thí nghiệm để rút ra kết luận. Theo hội nghị Tổng kết công tác thanh tra của ngành giáo dục và đào tạo, việc thanh tra, kiểm tra GV các trường phổ thông trên địa bàn TpHCM cho thấy vẫn tồn tại việc dạy học theo phương pháp cũ, truyền thụ một chiều, không thực hiện tiết thực hành mặc

dù đồ dùng dạy học sẵn có. Và việc giảng dạy của nhiều GV chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới để giúp HS phát triển tư duy, khả năng sáng tạo và năng lực tự học như yêu cầu của ngành.

. Trong giai đoạn hiện nay, PPDH "Nêu và giải quyết vấn đề" có thể xem là hướng có nhiều triển vọng hơn cả và có khả năng mang lại hiệu quả cao trong việc phát huy vai trị tích cực sáng tạo của HS.

. Trong quá trình giảng dạy, GV cần chú ý đến hệ thống câu hỏi nhằm phát huy hoạt động trí lực của trị và cần tạo điều kiện cho HS tự giải quyết vấn đề. Tùy theo tình hình thực tế của lớp học mà GV có thể chọn giải pháp thích hợp sao cho có thể lơi cuốn tất cả HS cùng tham gia suy nghĩ, tranh luận và thảo luận những vấn đề trong học tập. Có thể trong một tiết dạy, GV chi tựa chọn một hoặc hai vấn đề cốt lõi, trọng tâm để cùng HS tích cực thực hiện phương pháp nêu trên còn những vấn đề khác của bài dạy chỉ cần sử dụng hệ thống câu hỏi mở để hình thành nội dung bài dạy.

. Các phương pháp "Dạy - Tự học" hiện nay đang được triển khai thí điểm. Có thể nói phương pháp này đáp ứng yêu cầu phát huy tốt khả năng tự học, nâng cao năng lực tự học cho HS do bốn đặc trưng cơ bản sau:

Người học, chủ thể của hoạt động học, tự mình tìm ra kiến thức và phương pháp bằng hành động của chính mình.

Người học tự thể hiện mình và hợp tác với bạn, học cùng với bạn.

Người dạy là người tổ chức, hướng dẫn quá trình dạy - tự học, q trình kết hợp cá nhân hố với xã hội hoá việc học.

Người học tự kiểm tra, tự đánh giá và tự điều chỉnh.

Việc thực hiện phương pháp "Dạy - tự học" hiện nay chưa mang tính phổ biến, chỉ ở mức thí điểm. Biện pháp chỉ đạo của HT là khuyến khích GV tiếp cận phương pháp này bằng cách tạo điều kiện cho HS tự thể hiện mình, tự tìm ra cách giải quyêì vấn đề và cùng hợp tác với bạn bè, cần gợi mở cho HS đánh giá khá năng của bán thân để tự điều chỉnh mình và hướng dẫn cho HS dần dần tập luyện các thao tác tư duy.

Nâng cao năng lực tự học cho HS thông qua việc cải tiến PPDH cần nắm vững lâm lý học sư phạm và tâm lý học lứa tuổi vì hai bộ mơn này gắn bó chặt chẽ và thống nhất với nhau và có

cùng chung đối tượng nghiên cứu là con người với những giai đoạn phát triển tương ứng với q trình tác động có mục đích của nhà giáo dục. Chính vì thế, khi cải tiến PPDH theo hướng phát huy tính tích cực học tập của HS nhằm nâng cao năng lực tự học cho HS, GV cần phải biết đi từ mức độ thấp đến mức độ cao trong việc hướng HS phát triển các thao tác tư duy trong quá trình học tập.

Biện pháp 3: Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ hoạt động dạy

và học

Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, thư viện trường học là những điều kiện thiết yếu phục vụ hoạt động dạy và học, nâng cao năng lực tự học cho HS:

. Thiết bị dạy học được sử dụng tốt trong hoạt động dạy và học sẽ giúp HS hình thành và phát triển năng lực trí tuệ, óc quan sát, khả năng phân tích, tổng hợp lừng bước rèn luyện kĩ năng, phương pháp tự học.

. Tổ chức tốt công tác phục vụ bạn đọc, thư viện trường học sẽ giúp cho HS hình thành thói quen và kĩ năng đọc sách tham khảo, thu thập và xử lí thơng tin, từ đó hình thành và phát triển năng lực tự học sáng tạo cho HS.

* Hướng thực hiện:

HT kết hợp việc mua sắm của nhà trường với việc khuyến khích, động viên GV, HS tự làm đồ dùng dạy học.

Chú trọng trang bị các thiết bị dạy học có trọng điểm, bảo đảm chính xác, đồng bộ và sử dụng lâu dài.

Tăng cường việc tu sửa, bảo quản, quản lí tốt việc sử dụng thiết bị dạy học, thiết bị thí nghiệm có hiệu quá.

* Tổ chức thực hiện:

. Đối với nhà trường:

Nắm vững việc đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực, tự học và sáng tạo của HS

Huy động tối đa nguồn kinh phí cho việc mua sắm các loại thiết bị dạy học có chất lượng, bảo đảm độ chính xác và sử dụng lâu dài, trang bị đủ dụng cụ thí nghiệm và thực hành. Từng bước trang bị các loại thiết bị công nghệ phục vụ dạy và học như hệ thống thiết bị nghe nhìn, máy đèn chiếu, máy vi tính

• Tổ chức hướng dẫn GV sử dụng thành thạo các trang thiết bị và phương tiện dạy học hiện có

Xây dựng các nguyên tắc, yêu cầu về dạy thực hành, sử dụng thiết bị dạy học theo hướng tăng dần việc rèn luyện kĩ năng, phương pháp thực hành cho HS phục vụ mục liêu nâng cao năng lực tự học cho HS

- Xây dựng biện pháp về bảo quản, tu sửa dụng cụ dạy học hiện có . Đối với GV và HS:

Khuyến khích thầy cơ tự làm thêm dụng cụ dạy học nhằm giải quyết các nội dung, các vấn đề trong nội dung dạy học thực hiện cải tiến PPDH.

Khuyến khích HS mua sắm các vật mẫu để được trực tiếp thực hành thí nghiệm.

Có biện pháp cho HS tự làm dụng cụ học tập như vẽ tranh minh hoạ, vẽ bản đồ. Chính khi HS tự mình thực hiện tranh vẽ, bản đồ để học tập lúc đó người học đã phần nào nắm bắt kiến thức. Đó chính là hình thức tự học hiệu quả, dần dần nâng cao năng lực tự học cho bản thân.

Tóm lại, vấn đề lăng cường, xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học là yêu cầu bức thiết cho hoạt động dạy và học, phục vụ mục tiêu nâng cao năng lực tự học cho HS. Trong diều kiện khó khăn về nguồn lực, các biện pháp cần hướng đến việc phát huy hết mọi điều kiện thuận lợi có được để khắc phục các khó khăn với phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm".

Biện pháp 4: Quản lí cơng tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS Kiểm tra, đánh

giá nhằm xác định chát lượng học lập của HS và việc thực hiện quy chế chuyên môn của GV. Nếu người HT có biện pháp tổ chức tốt, nội dung kiểm tra phù hợp sẽ thúc đẩy quá trình học, dần dần hình thành thái độ, kĩ năng, phương pháp tự học và nâng cao năng lực tự học cho HS.

Cơng tác quản lí việc thực hiện quy chế kiểm tra, đánh giá, cho điểm HS của GV là yêu cầu về mặt pháp lí. Ngồi ra, HT cịn có thể nêu ra một số yêu cầu như lăng số lần kiểm tra miệng , kiểm tra việc soạn bài, làm bài tập ở nhà, kiểm tra các hoạt động tự học nhằm thúc đẩy các em cố gắng học tập, tự học để đạt kết quả kiểm tra thực chất, đúng khả năng và tạo cho các em thây được hiệu quả của tự học đối với hoạt động học tập.

. Tổ chức kiểm tra, đánh giá:

Tổ chức kiểm tra:

. Kiểm tra tại lớp: cần thực hiện hai đề khác nhau hay dùng hình thức kiểm tra trắc nghiệm.

. Đối với kiểm tra học kì: cần kiểm Ira chung cho tồn khối lớp, sắp xếp chỗ ngồi và phòng thi theo vần a, b, c, ...Tăng cường cơng tác coi thi, hốn đổi GV coi thi...

Nếu những biện pháp nêu trên được thực hiện tốt sẽ khắc phục được tình trạng quay cóp, sử dụng tài liệu, tạo cho HS cố gắng tự học nhiều hơn; giảm bớt tính ỷ lại, dựa dẫm vào bạn bè.

Về việc chỉ đạo ra đề kiểm tra:

Nội dung đề kiểm tra cần được xác định là yếu tố quan trọng trong việc kiểm tra, đánh giá HS. Do đó, đề kiểm tra phải thể hiện đầy đủ nội dung trọng tâm của từng môn học, từng khối lớp và từng thời điểm. Cụ thể là nội dung để kiểm tra cần vừa phải, phù hợp với các đối tượng HS nghĩa là đề kiểm tra bao gồm những câu hỏi nhằm vào khả năng tái hiện, học thuộc lòng lẫn những câu hỏi kiểm tra khả năng phân tích, tổng hợp và vận dụng lí thuyết, các thao tác tư duy, suy nghĩ. Hạn chế cách ra bài kiểm tra, bài thi nặng về trí nhớ, nhẹ về thực hành nhằm tránh tình trạng quay cóp, gian lận trong thi cử. Khuyến khích cách ra đề bài nhằm nâng cao năng lực tự tìm tịi, sáng tạo của HS. Một khi những đề kiểm tra thể hiện được nội dung phù hợp sẽ khuyến khích, động viên HS học tập và xa hơn nữa sẽ hình thành năng lực tự học cho HS. Nếu như yêu cầu của đề kiểm tra quá khó hay quá dễ đều dẫn đến tình trạng thiếu hứng thú trong học tập, ít quan tâm đến tự học và kỉ năng, phương pháp tự học khơng có điều kiện phát triển.

Về việc quản lí cơng tác chấm bài kiểm tra:

phải tế nhị. Yêu cầu chủ yếu cho vấn đề này là đòi hỏi người GV phải đảm bảo sự công bằng cho HS, việc GV thực hiện tốt yêu cầu này sẽ có tác dụng củng cố niềm tin yêu của HS đối với thầy cô giáo, tạo cho HS ham thích học tập, nỗ lực tự học cao.

Đối với kiểm tra học kì, HT có thể tổ chức việc kiểm tra chung cho toàn khối lớp và tổ chức thực hiện tốt việc chấm bài như làm phách cho bài thi, chấm chung, chấm hai vịng, ... Có thể nói biện pháp này mang tính khách quan hơn cao hơn vì nó tạo niềm tin cho cả người học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao năng lực tự học cho học sinh trung học phổ thông (Trang 75 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)