Nhóm biện pháp quản lý hành chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao năng lực tự học cho học sinh trung học phổ thông (Trang 72 - 75)

THÔNG TẠI TP HỒ CHÍ MINH

3.2. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG NHẰM NÂNG CAO NĂNG

3.2.1. Nhóm biện pháp quản lý hành chính

Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch chỉ đạo việc thực hiện cải tiến PPDH nhằm mục tiêu

"nâng cao năng lực tự học cho HS"

a. Quán triệt quan điểm về việc cải tiến PPDH:

Từ GV cho đến lãnh đạo trong nhà trường phải xác định quan điểm về việc "Cải tiến PPDH theo hướng phát huy tính tích cực sáng tạo, nâng cao năng lực tự học cho HS" là quan điểm chủ đạo của nội dung kế hoạch. Từ nhiều năm nay, quy trình đào tạo ở các trường THPT bộc lộ nhiều bất cập, phương pháp giảng dạy cịn nặng về lí thuyết, nhẹ về thực hành. Dẫn đến tình trạng HS sau khi tốt nghiệp THPT thường gặp lúng túng về phương pháp học tập cũng như khả năng tự học, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ chun mơn. Khó khăn mà HS gặp phải khi học lên cao do nhiều nguyên nhân tác động, từ nội dung chương trình đào tạo cho đến điều kiện dạy học, song có lẽ ngun nhân chính được nhìn nhận thẳng thắn là từ nhà trường phổ thơng. Cụ thể hơn là từ phương pháp giảng dạy của GV dẫn đến việc HS chưa được trang bị về kĩ năng cũng như phương pháp tự học, tự nghiên cứu. Do đó, thật cần thiết để quản triệt quan điểm về việc cải tiến PPDH từ phía lãnh đạo nhà trường cho đến các GV.

"Nâng cao năng lực tự học cho HS" đã được Đảng và nhà nước ta xác định và quy định rất rõ trong các Nghị quyết cũng như trong Luật giáo dục. Trong đó, Đảng và nhà nước ta có đề cập đến việc cải tiến và đổi mới phương pháp giáo dục nhằm nâng cao năng lực tự học cho HS. Quan điểm cải tiến PPDH theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS, nâng cao năng lực tự học cho HS vừa là phương pháp giáo dục vừa là mục tiêu giáo dục của xã hội hiện nay. Với một xã hội hiện đại đang biến đổi nhanh cùng với sự bùng nổ thông tin, khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão, việc dạy học không thể hạn chế ở chức năng chuyển tải kiến thức mà phải chuyển mạnh sang dạy phương pháp tự học, tự nghiên cứu cho HS.

c. Xác định nhiệm vụ trọng tâm khi xây dựng kế hoạch

Xác định vấn đề "tập trung sức nâng cao chất lượng dạy và học, tạo ra năng lực tự học, tự sáng tạo của HS" là nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục trong thời kì Cơng nghiệp hố, hiện đại hoá hiện nay, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, tạo ra thế hệ trẻ có đủ những phẩm chất và năng lực để thích ứng với xu hướng của thời đại hiện nay.

Có thể nói rằng, việc xây dựng các biện pháp trong cải tiến PPDH nhằm rèn luyện phương pháp tự học và bồi dưỡng năng lực tự học cho HS là sự thống nhất của toàn ngành giáo dục ta chứ không phải là vấn đề riêng biệt, tự tạo ra của bất kì đơn vị cơ sở nào.

Biện pháp 2: Kết hợp chặt chẽ công tác quản lý hành chính và cơng tác đồn thể trong nhà

trường.

Mọi kế hoạch, biện pháp quản lí chỉ đạo của HT nhằm nâng cao năng lực tự học cho HS phải được thống nhất trong các tổ chức trường học.

Mọi kế hoạch, biện pháp tổ chức thực hiện của HT cần được Cơng đồn cơ sở tham khảo và xây dựng thành những nội dung, kế hoạch thực hiện của Cơng đồn. Có thể nói đây chính là sức mạnh của tập thể trong việc thúc dẩy, động viên, tổ chức thi đua thực hiện các nhiệm vụ, nội dung và biện pháp quản lí của HT nhằm nâng cao năng lực tự học cho HS.

Đoàn TNCS HCM là một trong những lực lượng trực tiếp góp phần vào việc thực hiện nâng cao năng lực tự học cho HS đồng thời cũng là người thụ hưởng thành quả của nội dung vấn đề được xây dựng. Do đó, khi xây dựng các biện phập hoạt động cụ thể của Đoàn, Đoàn cần phải hướng đến mục tiêu xây dựng tốt phong trào tự học, tự rèn luyện, vượt khó trong học

tập và dồng thời xây dựng các biện pháp tổ chức các hoạt động khác hướng tới việc rèn luyện các thói quen lốt về tự lực cánh sinh, độc lập suy nghĩ và tìm tòi sáng tạo.

Biện pháp 3: Phát huy vai trò của tổ bộ mơn

Các biện pháp quản lí của HT nhằm nâng cao năng lực tự học cho HS có liên quan trực tiếp đến hoạt động dạy và học. Các tổ bộ mơn trong nhà trường chính là những đơn vị cơ sở trực tiếp vừa xây dựng các biện pháp cụ thể vừa thực hiện các biện pháp được xây dựng đó sát với đặc trưng bộ môn, giải quyết tốt nhất định hướng "nâng cao năng lực tự học cho HS".

Trong biện pháp này cần chú ý một số vấn đề sau:

. Tăng cường vai trị của tổ bộ mơn, phát huy năng lực tổ chức, chỉ đạo thực hiện của người lổ trưởng chuyên môn, xem tổ chuyên môn là chỗ dựa tin cậy trong các hoạt động liên quan đến đặc trưng bộ môn lẫn trong việc xây dựng các biện pháp thực hiện mục tiêu nâng cao năng lực tự học cho HS.

. HT cần tập trung hướng dẫn, chỉ đạo và cùng với các tổ bộ môn xây dựng các biện pháp cụ thể, đề xuất các tiêu chí cho việc thực hiện cơng tác đánh giá kiểm tra việc thực hiện, đồng thời quyết định các chủ trương, biện pháp mà tổ đã đề xuất.

. Tăng cường công tác xây dựng tổ chuyên môn:

Xây dựng quy chế làm việc hợp lí, thực hiện tốt những kỉ cương và nề nếp dạy học.

Xây dựng và chỉ đạo công tác bồi dưỡng nghiệp vụ qua việc tổ chức các cuộc nghiên cứu, thảo luận chuyên đề, thao giáng rút kinh nghiệm trong đó nhấn mạnh đến cơng tác đổi mới PPDH nhằm nâng cao năng lực tự học cho HS.

Phối hợp với tổ chức cơng đồn phát động phong trào thi đua "Dạy tốt" cho các GV

Tóm lại, có thể nói rằng nhóm các biện pháp quản lí hành chính rất cần thiết cho bất cứ những hoạt động nào trong công tác quản lí nhà trường. Tuy nhiên, những lí do để xác lập nhóm biện pháp quản lí hành chính là nhóm đầu tiên của hoạt động quản lí nhằm nâng cao năng lực tự học cho học sinh là:

. Đối với công tác xây dựng kế hoạch, việc xác định rõ quan điểm trong nội dung kế hoạch sẽ quyết định phần lớn sự thành công trong việc thực hiện kế hoạch đã đề ra và các biện pháp cụ thể sẽ đạt tính khả thi cao hơn.

. Đổi mới PPDH, nâng cao năng lực tự học là những vấn đề quan trọng, do dó HT phải tạo được sự thống nhất cao trong cơng tác tổ chức quản lí và trong các tổ chức đồn thể khác của nhà trường bằng cách đưa ra vấn đề đó ra để bàn bạc, thảo luận và thống nhất, cụ thể là những vấn đề về nội dung công tác cũng như biện pháp tổ chức thực hiện.

Có thể nói rằng, nếu các biện pháp quản lí hành chính nêu trên được thực hiện tốt sẽ tạo ra các điều kiện cơ bản thuận lợi cho việc thực hiện các biện pháp quản lí cụ thể nhằm nâng cao năng lực tự học cho HS đạt kết quả tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao năng lực tự học cho học sinh trung học phổ thông (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)