Thực trạng Hiệu trưởng quản lý quá trình dạy học trong nhà trường trung học phổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao năng lực tự học cho học sinh trung học phổ thông (Trang 57)

THÔNG TẠI TP HỒ CHÍ MINH

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG NHẰM NÂNG CAO

2.2.1. Thực trạng Hiệu trưởng quản lý quá trình dạy học trong nhà trường trung học phổ

thông nhằm nâng cao năng lực tự học cho học sinh:

Trong cơng tác quản lý q trình dạy học ở trường THPT, Hiệu trưởng có rất nhiều việc cần phải chỉ đạo và quản lý như chỉ đạo GV sử dụng PPDH, chỉ đạo GV hướng dẫn HS phương pháp tự học, chỉ đạo GV giao nhiệm vụ học tập ở nhà cho HS, chỉ đạo GV rèn luyện khả năng tư duy sáng tạo cho HS v.v... ở đây người nghiên cứu chỉ nghiên cứu 3 vấn đề sau:

Trong quá trình giảng dạy, hầu hết các GV đều sử dụng phối hợp các PPDH khác nhau để giảng dạy có hiệu quả như phương pháp thuyết trình, phương pháp nêu vấn đề, phương pháp gợi mở bằng hệ thống những câu hỏi từ dễ đến khó... Đa số các GV cho rằng những PPDH này có ảnh hưởng tốt đến năng lực tự học của HS với số ĐTB từ 1.60 đến 1.80. Nhưng sự nhận thức của các cán bộ quản lí về vấn đề này thì lại khác: Họ cho rằng phương pháp thuyết trình có hoặc khơng có nêu câu hỏi, tự GV giải quyết vấn đề và không yêu cầu HS trả lời chỉ ảnh hưởng đến năng lực tự học của HS ở mức trung bình. Chỉ có phương pháp phối hợp bài giảng với hệ thống câu hỏi từ dễ đến khó và phương pháp nêu vấn đề để HS tự giải quyết, GV chỉ tham gia khi HS khơng giải quyết được là có ảnh hưởng tốt đến năng lực tự học của HS với số ĐTB là 1.33. Tóm lại, có sự nhận thức khơng đồng đều giữa GV và cán bộ quản lí về mức độ ảnh hưởng của các phương pháp giảng dạy đến năng lực tự học của HS. Từ đó dẫn đến tình trạng có sự khơng thống nhất giữa sự chỉ đạo GV sử dụng PPDH và việc GV sử dụng PPDH trong quá trình giảng dạy. Điều này cũng là một trong những nguyên nhân gây cản trở HT trong công lác quản lý hoạt động dạy học, đặc biệt là việc chỉ đạo GV sử dụng PPDH nhằm nâng cao năng lực tự học cho HS.

Bảng điều tra cho thấy: Có 58.89% GV thường xuyên cho HS bài tập, câu hỏi trong và ngồi sách giáo khoa vì một lý do đơn giản là các bài tập và câu hỏi trong sách giáo khoa không đủ để đáp ứng nhu cầu ham học tập, ham hiểu biết của HS nói riêng và u cầu của chương trình đào tạo nói chung. Điều đó bắt buộc GV phải sưu tầm, chọn lọc và tìm ra những bài tập những câu hỏi hay ngoài sách giáo khoa cho HS giải và trả lời với mục tiêu kích thích và phát huy năng lực tự học của các em.

GV cũng xác định rằng: Khi ra bài tập và câu hỏi về nhà cho HS, GV cần phải có sự lựa chọn kết hợp các bài tập và các câu hỏi trong và ngoài sách giáo khoa. (48.13% cho rằng mình hay cho HS các bài tập và câu hỏi cả trong lẫn ngồi sách giáo khoa)

Hứng thú có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động của con người nói chung và hoạt động học tập của học sinh nói riêng. Khi con người hứng thú tích cực đối với một hoạt động nào dó thì hoạt động đó có kết quả cao. Để có cơ sở vững chắc hơn trong việc đề ra các biện pháp quản lý quá trình dạy học của Hiệu trưởng nhằm nâng cao năng lực tự học của HS, người nghiên cứu tìm hiểu thêm mức độ hứng thú của HS về việc GV sử dụng các PPDH:

Trong các PPDH của GV, PPDH bằng cách đặt nhiều câu hỏi và hướng dẫn HS làm thí nghiệm là hai phương pháp được đa số HS rất thích vì chính những phương pháp này phát huy được tính tích cực, sáng tạo, năng động của các em trong quá trình học tập cũng như là tạo cho các em có cơ hội tự khẳng định mình trong học tập và cuộc sống mai sau. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với đặc điểm tâm lý của HS THPT, đó là nhu cầu muốn tự khẳng định mình, tự khẳng định bản thân. (52.56% HS rất thích GV đặt nhiều câu hỏi để cho HS trả lời, xây dựng bài trong quá trình giảng dạy. Và 70.81 % HS cũng rất thích GV hướng dẫn các em làm thí nghiệm đối với các môn Lý, Hố và Sinh). Cịn các PPDH khác như giảng kỹ, không đặt câu hỏi, ghi bài đầy đủ trên bảng cho HS ghi và hướng dẫn dàn bài, sau đó HS tự làm bài tập là những phương pháp mà các HS hứng thú ở mức bình thường. HS lại càng khơng thích hơn khi GV sử dụng PPDH như tóm tắt ý chính, HS đọc sách giáo khoa hoặc thầy cô cho bài mẫu và bài HS học thuộc trong quá trình dạy học bởi vì những phương pháp này chưa phát huy được

tính sáng tạo, tự lập và tích cực của HS trong q trình học tập. Vơ hình chung những PPDH này càng làm cho HS trở nên thụ động nhiều hơn và phụ thuộc vào thầy cơ nhiều hơn. Qua đó cho thấy rằng GV cần phải xem lại các PPDH của mình và cần có sự điều chỉnh cũng như thay đổi sao cho phù hợp với nhu cầu học tập của HS. Bên cạnh dó, các CBQL cũng cần có biện pháp chỉ đạo hiệu quả việc GV sử dụng những PPDH tích cực, loại bỏ những phương pháp lỗi thời, lạc hậu nhằm hướng đến việc nâng cao năng lực tự học cho HS. Vì chỉ khi được học với các GV có sử dụng các PPDH tích cực thì năng lực tự học của HS mới được nâng cao.

c. Chỉ đạo GV bộ môn hướng dẫn HS tự học:

Trước hết chúng ta cần xét đến nhận thức của GV về phương pháp hướng dẫn HS THPT tự học bộ môn qua kết quả bảng điều tra sau:

Hầu hết các GV cho rằng HS chưa thể nào tự giác trong việc tự học được. Do đó, việc GV hướng dẫn cho HS phương pháp tự học bộ môn là hết sức cần thiết. Cụ thể là có 72.93% GV cho rằng: GV cần phải có sự tổ chức cũng như có sự hướng dẫn HS phương pháp tự học thật chu đáo và chặt chẽ.

Qua bảng điều tra trên cho thấy: Bên cạnh việc chỉ đạo GV hướng dẫn HS học thuộc lý thuyết, công thức trước khi làm bài và hướng dẫn HS nghiên cứu sách, bài mẫu, sách giải bài tập để tự làm bài tập, các CBQL còn tập trung chỉ đạo GV phương pháp hướng dẫn HS tự làm bài tập, chỉ hướng dẫn những bài khó, hướng dẫn HS lập thời khóa biểu và học tập theo thời khóa biểu, tổ chức cho HS thảo luận, tranh luận trong giờ học và tổ chức cho HS chiếm lĩnh tri thức bằng những giờ học thực tế. Còn việc hướng dẫn HS ghi bài, xây dựng đề cương môn học và viết bài luận ngắn chưa được các CBQL chú trọng chỉ đạo cũng như quản lý. Cụ thể là chỉ có 25.00% CBQL cho rằng cần thiết để chỉ đạo GV hướng dẫn HS viết bài luận ngắn theo chủ đề và thuyết trình trước lớp nhằm củng cố, mở rộng kiến thức. 33.33% CBQL cho rằng cần phải hướng dẫn HS cách ghi bài và 8.33% CBQL cho rằng việc hướng dẫn HS xây dựng đề cương môn học cũng rất cần. Nhưng thực tế khi hướng dẫn HS tự học bộ môn, hầu hết các GV chỉ tập trung vào việc hướng dẫn HS những việc tự học trước mắt, nhất thời như học thuộc lí thuyết, công thức trước khi làm bài tập và nghiên cứu sách giải, sách mẫu để làm bài tập chứ

chưa chú trọng đến việc hướng dẫn HS những phương pháp tự học để giúp HS có thể tự học suốt đời như lập thời khóa biểu, cách ghi bài, xây dựng đề cương môn học... GV chưa hướng HS vào việc tự lập khi làm bài (chỉ có 13.66% GV được khảo sát cho rằng trong quá trình làm bài để cho HS tự làm và chì hướng dẫn khi HS gặp khó khăn). Nguyên nhân: một phần là GV bộ mơn cịn rất hạn chế về nội dung, phương pháp để tổ chức, hướng dẫn HS trong việc tự học, tự nghiên cứu. Nhiều GV do sức ép của cuộc sống, của nội dung chương trình giảng dạy nên q nhiều việc, khơng có thời gian để gần gũi, giúp đỡ, động viên các em Irong tự học, tự nghiên cứu. Bên cạnh dó, nhiều GV chưa thật sự là những tấm gương mẫu mực về tự học, tự nghiên cứu để HS noi theo và học lập. Ở một số trường, một số tổ bộ môn chưa thật sự khơi dậy tinh thần tự học tự nghiên cứu của HS, mới chỉ tập trung chủ yếu ở GV.

2.2.2. Thực trạng về công tác quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp:

Hiện nay, ở trường THPT, ngoài hoạt động dạy học được xem là hoạt động trung tâm, cịn có các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp như: hoạt động của Đồn TNCS HCM, hoạt động TDTT, báo chí, văn nghệ và hoạt động sinh hoạt tập thể thông qua công tác chủ nhiệm đều được xem là những hoạt động có tác động rất lớn đến việc nâng cao năng lực tự học của HS. Ở phần thực trạng này, người nghiên cứu chỉ xét đến hai hoạt động chủ yếu đó là hoạt động của Đồn thanh niên và cơng tác chủ nhiệm.

a. Thực trạng Hiệu trưởng phơi hợp với Đồn thanh niên nhằm nâng cao năng lực tự học cho học sinh THPT

Từ bảng kết quả điều tra (bảng 11) cho thấy: Hầu hết các CBQL đều có sự quan tâm cũng như có sự phối hợp chặt chẽ với Đoàn thanh niên trong việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa nhằm nâng cao năng lực tự học cho học sinh. Cụ thể là có 66.67% CBQL 4 trường được chọn khảo sát trả lời rằng họ có phối hợp với Đồn thanh niên tổ chức các hoạt động ngoại khóa: xây dựng CLB học tập, hướng dẫn HS cách học bộ mơn, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về phương pháp học tập, tự học... Và 91.67% CBQL cho rằng họ có chỉ đạo Đồn thanh niên phối hợp với GV chủ nhiệm trong việc tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao năng lực tự học cho HS.

Đây là hoạt động đoàn thể chủ yếu của lứa tuổi HS THPT. Qua hoạt động này, người HS được rèn luyện thêm về phẩm chất đạo đức và nâng cao năng lực tự học. Nhìn chung, mục đích

của hoạt động Đồn là nhằm mục đích phục vụ cho việc học tập của HS, góp phần hình thành và phát triển nhân cách của HS .

Qua trao đổi với các CBQL và GV ở 4 trường được chọn để khảo sát, tất cả đều có chung nhận xét rằng: cơng tác quản lí và tổ chức sinh hoạt cho HS qua hoạt động Đồn vẫn cịn hạn chế: Bí thư Đồn trường chưa đủ sức quản lí tồn thổ đồn viên, ban chấp hành Đoàn gồm những GV thiếu khả năng sinh hoạt Đồn theo những u cầu đặc thù của nó. Do đó, hoạt động Đồn chưa đủ sân chơi cho HS, chưa phục vụ tốt nhu cầu sinh hoạt của HS nhằm kích thích tính sáng tạo, tính tháo vát ở HS, giúp cho HS rèn luyện thêm tính chủ động sáng tạo trong học tập và tự học.

Về kết qủa đạt được, các trường THPT đã duy trì được hoạt động thi đua do Đồn và chủ nhiệm lớp phụ trách, đây là hoạt động hiệu quả nhằm đẩy mạnh hoạt động học tập, thúc đẩy hoạt động tự học. Hầu hết các trường THPT đều đánh giá thi đua học tập của HS qua tổng hợp điểm trên sổ đầu bài, nhằm đánh giá thực Irạng học tập trên lớp, trong đó phần lớn được đánh giá ở khâu thuộc bài và hoạt động xây dựng bài của HS, đây chính là hai yếu tố động viên, kích thích hoạt động tự học của HS. Một số trường được khảo sát đã tổ chức lối sinh hoạt 15 phút đầu buổi ở đơn vị lớp; sinh hoạt này có nhiều dạng nhưng tập trung chủ yếu vào công việc tự kiểm tra học bài, soạn bài theo nhóm của HS (ví dụ: trường Nguyễn Cơng Trứ, trường Bùi Thị Xuân). Đây là hoạt động của Đoàn và chủ nhiệm lớp có tác dụng khá tốt nhằm tạo cho HS tự quản học tập, giúp nhau tự học, qua đó dần dần hình thành và nâng cao năng lực tự học của HS.

b. Chỉ đạo GV chủ nhiệm hướng dẫn HS tổ chức hoạt động tự học

Để có thể đạt được những kết qủa cao trong việc góp phần nâng cao năng lực tự học cho HS THPT, một mình người GV chủ nhiệm không thể thực hiện tốt nhiệm vụ hết sức nặng nề này mà cần phải có sự phối hợp với các lực lượng hoặc các tổ chức đoàn thể khác như GV bộ mơn, Đồn thanh niên. Đó cũng là lý do để giải thích vì sao hầu hết các CBQL tập trung vào việc chỉ đạo GV chủ nhiệm phối hợp với GV bộ mơn và Đồn TN tổ chức cho HS tham gia các CLB học tập nhằm hướng dẫn cho các em cách học tập đúng đắn (91.67%). Ngoài ra, 83.33% CBQL cho rằng cũng cần phải chỉ đạo GV có sự kịp thời đề xuất và tuyên dương những HS giỏi, những HS có ý thức vươn lên, vượt khó, học tiến bộ, HS có phương pháp học tập tốt. Và 41.67% CBQL cho rằng thật cần thiết để chỉ đạo GV chủ nhiệm hướng dẫn HS tự học qua các giờ sinh hoạt chủ nhiệm. Còn các biện pháp quản lý, chỉ đạo GV chủ nhiệm hướng dẫn HS tự học khác như chỉ đạo GV hướng dẫn HS làm bài trên lớp, hướng dẫn HS kiểm tra chéo lẫn nhau, tổ chức cho HS giỏi trao đổi kinh nghiệm học tập với các bạn trong lớp, tổ chức cho HS

giỏi giúp đỡ HS yếu đều là những biện pháp có vai trị rất hữu ích trong việc nâng cao năng lực tự học cho HS nhưng ít được các CBQL quan tâm và chú trọng.

Thực trạng việc HT chỉ đạo công tác chủ nhiệm lớp:

Có 91.67% CBQL chỉ đạo GVCN ln theo dõi, kiểm tra, phát hiện những trở ngại của HS khi tự học để kịp thời giúp đỡ và kết hợp với Đoàn thanh niên tổ chức các hoạt động ngoại khóa có liên quan đến tự học cho HS.(bảng 11)

Ở trường THPT, công lác chủ nhiệm lớp được xem là hoạt động quan trọng nhằm quản lí, tổ chức tốt hoạt động học tập của HS. Cơng tác chủ nhiệm là một yếu tố tích cực nhằm kiểm tra, động viên HS tự học. Qua trao đổi cũng như dự giờ vài tiết sinh hoạt chủ nhiệm, chúng tôi nhận thấy rằng: GV chủ nhiệm đã cùng với nhà trường thực hiện nhiều biện pháp tốt nhằm xây dựng phong trào học tập tốt cho HS. GV chủ nhiệm đã có sự phối hợp với cha mẹ HS để uốn nắn những HS yếu kém lười học. Trong lớp học, các GV tổ chức các nhóm tự học, các tổ tự quản đồng thời có biện pháp kiểm tra thi đua tự học của HS. Một số trường đã tổ chức nêu gương điển hình về tự học tốt, vượt khó học lập hay phương pháp tự học tốt bộ mơn (ví dụ như trường Nguyễn Huệ, trường Nguyễn Cơng Trứ).

Có thể nói, trong thời gian gần đây, các trường thuộc TpHCM đã đẩy mạnh công tác Đồn và cơng tác chủ nhiệm lớp trong đó chú ý nhiều đến phần thúc đẩy học tập và thúc đẩy tự học của HS. Cho dù các công tác trên đây chưa được đặt đúng mục đích là xây dựng phong trào tự học nhằm nâng cao năng lực tự học cho HS nhưng các hoạt động này cũng đã mặc nhiên tác động lên việc hình thành và nâng cao năng lực tự học cho HS.

Đánh giá chung:

Trong thời gian qua, việc chỉ đạo thực hiện đổi mới PPDH đã có những chuyển biến tích cực: PPDH áp đặt, lối truyền thụ một chiều, lối "Thầy đọc - trò chép" đã được khắc phục triệt để, những phương pháp cụ thể khác theo đặc trưng bộ môn được chỉ đạo thực hiện từng bước xây dựng tính chủ động, tích cực học tập của HS.

Một số chuyên đề thực hiện quan điểm dạy theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao năng lực tự học cho học sinh trung học phổ thông (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)