THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG NHẰM NÂNG CAO

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao năng lực tự học cho học sinh trung học phổ thông (Trang 54 - 57)

8. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI:

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG NHẰM NÂNG CAO

NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI THÀNH PHÔ HỒ CHÍ MINH:

Tại TpHCM, trong một vài năm trở lại đây phong trào đổi mới PPDH cũng được triển khai khá rộng rãi từ cấp tiểu học cho đến THPT của nhiều quận huyện. Năm học 97 -98, phòng giáo dục quận 10 đã sơ kết 5 năm đổi mới phương pháp dạy - học. Bản sơ kết tập hợp được gần 20 bài viết về việc tổ chức thực hiện đổi mới PPDH của cán bộ, GV từ phòng giáo dục xuống đến các trường học của quận, phản ánh nhận thức, quyết tâm, việc làm hiệu quả bước đầu của việc đổi mới phương pháp học tập. Tại các quận huyện khác như Gò Vấp, Quận 1, Quận 3... việc đổi mới PPDH cũng được đặc biệl chú ý thực hiện dưới hình thức là những hoạt động chuyên đề. Tìm hiểu tài liệu, hồ sơ chuyên đề các hoạt động và các báo cáo qua các hội nghị sơ kết của quận, huyện, người nghiên cứu nhận thấy việc đổi mới PPDH còn nghiêng chủ yếu về phía dạy của thầy. Số lượng chuyên đề về hoạt động học của trồ chiếm tỉ lệ thấp. Tuy nhiên, thành quả đáng kể từ thực hiện đổi mới PPDH phía thầy đã có tác dụng giúp HS chú ý đến phương pháp học bộ môn. Khá nhiều tiết dạy sôi nổi, sự hứng thú học tập của trò trong các tiết dạy đã xuất hiện. Đây là những yếu tố rất quan trọng góp phần vào việc nâng cao năng lực tự học cho HS.

Qua các văn bản kế hoạch đầu năm học, bản tổng kết học kỳ và năm học, qua quá trình quan sát và trao đổi ý kiến với các thầy cô quản lý ở các trường được chọn dể khảo sát chơ thấy: Công tác quản lý chỉ đạo các hoạt động của nhà trường trong thời gian qua tập trung thể hiện những nội dung sau:

1. Công tác quản lý hoạt động dạy và học trên lớp: Đây là hoạt động trọng tâm của quản lý nhà trường, trong đó chủ yếu là quản lí công tác thực hiện đổi mới PPDH; các điều kiện cho dạy và học có ảnh hưởng lớn đến việc thúc đẩy tự học, nâng cao năng lực tự học cho HS. Nội dung và biện pháp quản lí của HT trong thời gian qua bao gồm:

- Đẩy mạnh cải tiến PPDH

- Tăng cường thiết bị dạy học, đẩy mạnh hoạt động thực hành bộ môn - Tăng cường công tác kiểm tra học tập của HS

2. Công tác quản lí các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp:

Trong công tác quản lí ở các năm học vừa qua, các HT dã quan tâm chỉ đạo khá chặt chẽ các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp:

Đẩy mạnh công tác chủ nhiệm lớp, chú trọng đến vấn đề chăm lo, tổ chức theo dõi, giúp đỡ HS trong hoạt động tự học

Tổ chức Đoàn TNCS đã phát động nhiều phong trào thi đua học tập, phong trào tự học, vượt khó tự học..ở hầu hết các trường trên địa bàn TpHCM

Các hoạt động ngoại khóa như dã ngoại, tham quan viện bảo tàng, thi kể chuyện, thi đố vui để học đã được tổ chức khá rộng rãi ở các trường trên địa bàn Thành phố

Có thể nói, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đã được quan tâm, chỉ đạo tương đối khá đều ở các trường học mặc dù trong công tác quản lí của mình người HT vẫn chưa xác định rõ mục đích nâng cao năng lực tự học cho HS nhưng kết quả của các hoạt động này phần nào góp phần xây dựng cho HS hướng đến phấn đấu tự học từ đó dần hình thành và nâng cao năng lực tự học.

Sau đây là bảng kết quả điều tra chung về thực trạng công tác quản lý của HT nhằm nâng cao năng lực tự học cho HS THPT:

Hầu hết, các CBQL đều sử dụng tất cả các biện pháp quản lý nhằm nâng cao năng lực tự học cho HS. Trong đó, các biện pháp quản lý, chỉ đạo GV chủ nhiệm cũng như là GV bộ môn và Đoàn TN hướng dẫn HS các phương pháp tự học và tổ chức các hoạt động ngoại khóa có liên quan đến hoạt động tự học là được các CBQL chú trọng nhiều nhất. Có 91.67% CBQL sử dụng biện pháp chỉ đạo GV chủ nhiệm luôn theo dõi, kiểm tra, phát hiện những trở ngại của HS

khi tự học để kịp thời giúp đỡ và kết hợp với Đoàn TN, tổ chức các hoạt động ngoại khóa có liên quan đến tự học, có 83.33% CBQL sử dụng các biện pháp: chỉ đạo GV bộ môn khi giảng dạy cần chú ý hướng dẫn HS phương pháp tự học bộ môn, chỉ đạo chặt chẽ hoạt động của tổ (nhóm) chuyên môn nhằm hình thành thói quen giảng dạy theo phương pháp gợi mở phát huy trí lực của HS, hướng dẫn HS biết tự làm việc với SGK, biết tự đặt vấn đề và tìm cách giải quyết vấn đề, phối hợp với PHHS trong việc theo dõi, giúp đỡ HS tự học và có những thông tin kịp thời trong việc hướng dẫn HS tự học, tổ chức các buổi trao đổi kinh nghiệm học tập giữa các em HS lớp trên và các em HS lớp dưới. Điều đó chứng tỏ các HT đã có sự quan tâm đến công tác quản lý nhằm nâng cao năng lực tự học của HS. Nhưng thực tế việc quản lý, chỉ đạo các hoạt động đó diễn ra như thế nào đòi hỏi chúng ta cần phải đi vào tìm hiểu một số những vấn đề cụ thể sau đây:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao năng lực tự học cho học sinh trung học phổ thông (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)