CÔNG TÁC QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG TRONG VIỆC NÂNG CAO NĂNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao năng lực tự học cho học sinh trung học phổ thông (Trang 34 - 39)

THÔNG TẠI TP HỒ CHÍ MINH

1.4. CÔNG TÁC QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG TRONG VIỆC NÂNG CAO NĂNG

1.4.1. Nhận thức của Hiệu trưởng về công tác quản lý trong nhà trường nhằm mục tiêu

nâng cao năng lục tụ học cho học sinh trung học phổ thông:

Công tác quản lý của HT thực chất và trọng tâm là quản lý quá trình dạy học hướng đến mục tiêu "Tập trung sức nâng cao chất lượng dạy và học, tạo ra năng lực tự học và sáng tạo của HS" (28)

Sự nghiệp Cơng nghiệp hố, Hiện đại hố đất nước và xu thế hoà nhập với cộng đồng thế giới trong thời kỳ khoa học, cơng nghệ phát triển, địi hỏi nhà trường cần đào tạo những người lao động có phẩm chất tốt, có đầy đủ năng lực và sáng tạo. Có thể nói rằng, kiến thức do nhà trường trang bị cho người học chỉ là những kiến thức nền tảng, ban đầu; khi bước vào cuộc sống, người lao động sẽ đối mặt với những kiến thức mới của khoa học kỹ thuật phát triển; lúc đó khả năng hồn thành cơng việc phải bằng vốn kiến thức cộng với năng lực tự thích ứng, sáng tạo. Do đó năng lực tự học sáng tạo phải được hình thành và nâng cao ngay từ khi cịn ở nhà trường, chính người HT phải nhận thức đầy đủ vấn đề đó. Do vậy, trong vai trị quản lý nhà trường nhằm đào tạo người lao động mới cho xã hội, người HT phải có những chủ trương, biện pháp, bước đi thích hợp trong q trình quản lý hoạt động dạy - học nhằm đạt mục liêu hình thành và nâng cao năng lực tự học cho HS.

1.4.2. Nội dung công tác quản lý của Hiệu trưởng trong việc nâng cao năng lực tự học

cho học sinh trung học phổ thông:

a. Quản lý hoạt động dạy và học:

Hoạt động dạy và học chính là một hoạt động đặc thù của nhà trường bởi nó diễn ra suốt năm học; chiếm hầu hết thời gian, khối lượng cơng việc của thầy và trị, của người lãnh đạo. Hoạt động dạy và học giữ vị trí trung tâm và chi phối các hoạt động giáo dục khác. Nó cũng là con đường thuận lợi nhất giúp cho con người trong một thời gian ngắn nhất lĩnh hội được một khối lượng tri thức nhiều nhất, có giá trị nhất.

Quản lý hoạt động dạy và học là một việc khó khăn và phức tạp. Nó địi hỏi người CBQL phải am hiểu cơng việc nhà trường, biết dự kiến và tính tốn công việc, biết những kỹ năng nghiệp vụ nhất định để có thể chỉ dẫn một cách đúng đắn các công việc cho đội ngũ GV thực hiện và cũng để có thể quản lý lốt việc học tập của HS nhằm đưa nhà trường đi đúng hướng, góp phần nâng cao năng lực tự học của HS. Trong đó, cơng tác quản lý việc học tập của HS đặc biệt chú trọng đến việc hình thành cho các em nền nếp học tập, làm việc theo đúng yêu cầu và đặc trưng của môn học. Cụ thể là xây dựng cho các em thói quen tự học (hình thức tự học, phương pháp tự học và thời gian học tập).

Năng lực tự học có thể được hình thành và nâng cao qua q trình học, vì tự học là một hoạt động gắn liền với hoạt động học tập. Do vậy, công tác quản lý của HT trong việc nâng cao năng lực tự học cho HS chính là cơng tác quản lý quá trình dạy học, nghĩa là quản lý các hoạt động của lực lượng dạy học, đối tượng dạy học và nội dung dạy học.

Điều cơ bản và thiết yếu trong vai trò quản lý của HT là tạo cho lực lượng dạy học (thầy) nhận thức tầm quan trọng của vấn đề nâng cao năng lực tự học cho HS. Chính thầy giáo là người trực tiếp tác động đến HS (đối tượng dạy học). Bằng kinh nghiệm, nghệ thuật và sáng tạo trong công tác giảng dạy cùng với các điều kiện, phương tiện, quy chế của công tác dạy học, người thầy giáo tạo cho nội dung dạy học phù hợp, thích ứng với tâm sinh lý người học, gây cho người học sự hứng thú, có thái độ cần cù, say mê học tập và tự học, từ đó hình thành năng lực tự học cho HS .

Đây chính là khâu thiết yếu trong cơng tác quản lý hoạt động dạy và học của người HT. chỉ có thay đổi tư duy và PPDH từ truyền thụ một chiều sang phát huy tính tích cực sáng tạo, phát huy năng lực trí tuệ của HS, phát triển các kỹ năng, phương pháp tự học cho HS mới đi đến mục tiêu: Tất cả vì năng lực tự học sáng tạo và vì tính lích cực của HS trong học lập .

c. Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp:

Hoạt động đồn TNCS HCM là mơi trường rèn luyện tu dưỡng phẩm chất HS đồng thời rèn luyện các kỹ năng, thao tác tự lập, tự quản, tháo vát nhằm phát huy bản lĩnh và năng lực trí tuệ. Do đó việc tạo điều kiện để đoàn thanh niên hoạt động tốt cũng là một cơng tác trong q trình quản lý của HT nhằm nâng cao năng lực tự thích ứng, sáng tạo cho HS.

Quản lý công tác chủ nhiệm lớp: Trong vai trị quản lý, người HT cần chú ý đến cơng tác chủ nhiệm lớp. Chính người GV chủ nhiệm lớp thay mặt HT để quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn, uốn nắn việc học tập của HS trong đó bao gồm cả tổ chức, hướng dẫn, theo dõi việc học tập ở nhà.

d. Quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, thư viện trường học, phịng thí nghiệm:

Có thể nói rằng đây chính là cơng cụ cần thiết giúp cho việc phát triển năng lực tự học của HS nếu GV biết khai thác tối và hiệu quả. Quản lý việc dạy thực hành bộ môn, quản lý hoạt động của thư viện trường học có vai trị quan trọng nong q trình quản lý của người HT nhằm đạt mục tiêu phát triển năng lực tự học cho HS.

Tóm lại, năng lực tự học là những thuộc tính tâm lý của người học vừa có khả năng đem lại hiệu quả cao trong q trình học tập ở trường phổ thơng đồng thời vừa là mục đích của nhà trường nhằm đào tạo con người lao động mới có khả năng tự học, tự sáng tạo suốt đời, ln ln thích ứng với sự phát triển của khoa học cơng nghệ trong thời kỳ cơng nghiệp hố và hiện đại hoá đất nước. Các hoạt động sư phạm trong nhà trường phải hướng đến sự phát triển năng lực tự học của HS. Do vậy, công tác quản lý của HT trong việc nâng cao năng lực tự học cho HS bao gồm quản lý quá trình dạy học, quản lý các điều kiện, phương tiện, quy chế, phương pháp và cả việc tổ chức quá trình dạy học bằng kế hoạch, biện pháp cụ thể; trong đó việc tạo cho đội ngũ thầy cô giáo nhận thức rõ vấn đề hướng đến nâng cao năng lực tự học, sáng tạo cho HS là công tác thiết yếu. Thực chất công tác quản lý nhà trường là quản lý quá trình dạy học,

thực hiện chức năng quản lý và vận dụng tốt các kỹ năng quản lý nhà trường nhằm từng bước xây dựng hoạt động sư phạm nhà trường theo hướng Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII đã đề ra: "Tập trung sức nâng cao chất lượng dạy và học, tạo ra năng lực tự học sáng tạo cho HS".

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TẤC QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG NHẰM NÂNG CAO NÀNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TẠI THÀNH

PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TẠI THÀNH PHÔ HỒ CHÍ MINH

Bậc THPT là bậc cuối cùng của hệ phổ thông. Sau khi tốt nghiệp THPT, các em có thể tiếp tục học ở bậc cao hơn như Trung học chuyên nghiệp -dạy nghề (THCN-DN), Cao đẳng (CĐ), Đại học (ĐH); đi làm hoặc vừa học vừa làm. Cho dù các em có tiếp tục học lên hay đi làm, xã hội cũng đều đòi hỏi khả năng tự học của các em rất cao. Bởi lẽ khi tốt nghiệp THPT, các em phần nào đã trưởng thành và sự quan tâm của cha mẹ, thầy cô về vấn đề học tập của các em cũng ít đi so với các cấp dưới với mong muốn để các em tự lập hơn. Chính vì thế, bản thân các em phải cố gắng tự vươn lên. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, kết quả học tập ảnh hưởng trực tiếp tới việc thi vào CĐ, ĐH của các em và việc tìm kiếm việc làm trong tương lai. Tốc độ thông tin ở cấp vũ trụ, nhu cầu luân chuyển tri thức diễn ra dữ dội và ngày càng dữ dội hơn trong cuộc vận hành của cơ chế thị trường sôi động, khắc nghiệt. Cho nên, khả năng thích ứng, hịa nhập và tự khẳng định cá nhân trong xã hội ngày nay đòi hỏi mỗi thành viên trong cộng đồng không ngừng tự bổ túc kiến thức bằng con đường tự học. Tự học là con đường tự khẳng định, là con đường sống và là con đường thành đạt của những ai muốn vươn lên đỉnh cao trí tuệ của thời đại thơng tin siêu tốc ngày nay. Tự học là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng và cần thiết đối với các em trong việc tìm hiểu, bổ sung tri thức nhằm thích ứng với yêu cầu của thời đại bùng nổ thông tin này.

HS muốn tự học và tự học đát kết quả cao thì phải có nhận thức một cách đúng đắn, đầy đủ về tự học vì nhận thức của mỗi con người đóng vai trị định hướng cho mọi hoạt động. Có nhận thức đúng đắn thì con người mới có ý thức tự giác về hoạt động của bản thân. Vậy trong thực tiễn, HS THPT nhận thức như thế nào về vấn đề này? Nhận thức đó đã tương xứng với kết quả tự học của họ hay chưa? Sau đây là kết quả nghiên cứu của chúng tơi về điều đó:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao năng lực tự học cho học sinh trung học phổ thông (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)