Biện pháp chỉ đạo Giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn học sính tổ chức hoạt động tự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao năng lực tự học cho học sinh trung học phổ thông (Trang 87 - 90)

THÔNG TẠI TP HỒ CHÍ MINH

3.2. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG NHẰM NÂNG CAO NĂNG

3.2.3. Biện pháp chỉ đạo Giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn học sính tổ chức hoạt động tự

học

Cần khẳng định vai trị và vị trí quan trọng của người GV chủ nhiệm lớp. Chính GV chủ nhiệm lớp là người thay HT quản lí, tổ chức, đánh giá mọi mặt hoạt động của HS. Cùng với GV bộ môn, người GV làm công tác chủ nhiệm lớp chịu trách nhiệm về chất lượng đào tạo. Do đó, các biện pháp quản lí của HT trong mục tiêu nâng cao năng lực tự học cho HS được các GV chủ nhiệm lớp nhận trách nhiệm thực hiện, đánh giá và kiểm nghiệm. Cụ thể là:

- Xây dựng các nhóm học lập, phong trào học tập, quan hệ tích cực trong tập thể HS và làm tốt công tác lổ chức lớp.

- Giáo dục ý thức tự học, ý thức trách nhiệm, lòng ham muốn học giỏi, thái độ trung thực trong học tập, xây dựng nề nếp học tập ở lớp, ở nhà cho HS.

- Cần giúp HS hiểu rõ thời gian học tập trên lớp rất hạn chế cho nên các em phải cố gắng tập trung nghe giảng và xây dựng bài tại lớp học để hiểu rõ và nắm bắt kiến thức ngay tại lớp. Việc tự học khơng chỉ dừng ở đó mà về nhà các em phải mở rộng, đào sâu và tích lũy kiến thức bằng con đường tự học, tự nghiên cứu.

- Hướng dẫn cụ thể cho HS cách thức tổ chức việc tự học ở nhà, việc lập thời khoa biểu tự học, cách ghi chép, tư vấn cho các em gặp khó khăn trong tự học.

- Phối hợp chặt chẽ với cha mẹ HS trong việc tạo điều kiện về cơ sở vật chất, quản lí giờ giấc học tập, sinh hoạt, vui chơi giải trí ở nhà của HS một cách hợp lí, giúp ý kiến về phương pháp kiểm tra, thúc đẩy, khuyến khích và động viên HS tự học.

- Chú ý giúp đỡ các em HS yếu, cá biệt.

- Phối hợp với Đoàn thanh niên lổ chức các phong trào thi đua học tập làm phong phú hố hình thức học tập của HS và các cuộc trao đổi kinh nghiệm về tự học trong tập thể HS.

- Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, đánh giá các hoạt động tự học của HS, đồng thời có các hình thức động viên và khen thưởng kịp thời những em có phương pháp tự học tốt.

Cơng tác chủ nhiệm lớp là một cơng tác hết sức khó khăn và phức tạp nhằm tổ chức, quản lí và xây dựng tập thể HS bậc THPT- bậc học cuối cùng của hệ phổ thông - theo hướng chủ định của mục tiêu giáo dục. Chính vì thế, nó địi hỏi người GV chủ nhiệm HS ở bậc học này phái biết kiên trì, nhẫn nại nhằm từng bước xây dựng, hình thành cho HS động cơ, ý thức, thái độ học tập tốt, có phương pháp, kĩ năng tự học để nâng cao chất lượng tự học và phát triển năng lực tự học cho HS.

3.2.4. Biện pháp chỉ đạo Giáo viên bộ môn hướng dẫn học sinh phương pháp tự học bộ

môn

GV bộ môn trước hết phải là tấm gương tự học, tự nghiên cứu cho HS. Cùng với GV chủ nhiệm, người GV bộ mơn có vai trị rất quan trọng trong việc hướng dẫn, giúp đỡ HS những kiến thức, phương pháp và kĩ năng học tập bộ môn. Cụ thể:

Giúp HS xây dựng nề nếp, thái độ, phương pháp và kĩ năng học tập bộ môn. Đặc biệt chú trọng hướng dẫn HS cách làm bài, học bài và chuẩn bị bài ở nhà của bộ môn sau mỗi buổi học trên lớp.

Giúp HS hiểu bài tại lớp trên cơ sở phát huy tính tích cực, tự giác, tự lực lĩnh hội tri thức nhằm tạo hứng thú học tập bộ môn cho HS.

Xây dựng hệ thống câu hỏi có tính vấn đề cho mỗi bài học, mỗi chương để HS tự đọc, tự nghiên cứu và soạn bài theo hướng dẫn. Đối với mỗi môn học, từng GV bộ môn cần giới thiệu những tài liệu cho HS đọc và nghiên cứu. Nếu trong thư viện khơng có sách tham khảo, GV có thể cho HS mượn để phôtô. Mỗi giờ học trên lớp tổ chức theo hướng lích cực: thực hành, thảo luận nhóm, tự nghiên cứu phát hiện vấn đề, gắn bài học với thực tiễn... Hướng dẫn HS tự học theo đặc trưng từng bộ môn.

Giới thiệu cho HS những tấm gương tự học nổi tiếng, những nhà khoa học của từng bộ mơn như Chủ tịch Hồ Chí Minh, NGND Nguyễn Lân, GS Nguyễn Cảnh Toàn... nhằm giáo dục ý thức tự học của HS và giúp các em hiểu rằng: những người thành công trong sự nghiệp đều nhờ con đường tự học. Muốn trở thành người thành đạt trong xã hội, có tri thức và có tầm hiểu

biết rộng phải đọc nhiều, tích lũy nhiều bằng con đường tự học, tự nghiên cứu. Vì vậy cần xây dựng phương pháp tự học: đọc tài liệu phải biết cách ghi chép, tóm lắt nội dung, tổng hợp, phân tích, so sánh. Học với bạn phải biết trao đổi, tranh luận, nên thắc mắc để hiểu rõ đúng sai. Học với thầy cần phải biết tranh thủ thời gian nêu thắc mắc trên lớp, trong giờ giải lao mượn tài liệu.,, phải linh hoạt trong việc tìm kiếm giải pháp để tổ chức tự học, tự nghiên cứu. Tăng cường mua và mượn thêm tài liệu để sử dụng, xây dựng tủ sách cá nhân.

Dưa ra những yêu cầu cao và cụ thể để kích thích HS tự tìm tịi, khám phá mở rộng tri thức trong mỗi bài giảng kết hợp với việc kiểm tra, đánh giá nghiêm túc.

Phấn đấu đạt chỉ tiêu về giảm số lượng HS yếu, nâng cao số lượng HS khá giỏi.

Phối hợp với tổ chức Đoàn thanh niên và GV chủ nhiệm tổ chức các phong trào thi đua học tập làm phong phú hố hình thức học tập của HS các cuộc trao đổi kinh nghiệm về tự học bộ môn trong tập thể HS.

3.2.5. Nhóm các biện pháp tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp hướng vào

việc xây dụng các thói quen tự học, nâng cao năng lục tự học cho HS

Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, các mối liên hệ giữa nhà trường và xã hội có tác dụng gián tiếp thúc đẩy và rèn luyện các thói quen tự học cho HS, hình thành và phát triển các kĩ năng, phương pháp tự học nâng cao năng lực tự học cho HS. Gồm có các biện pháp sau:

Biện pháp 1: Xây dựng và tổ chức tốt các hoạt động tập thể của Đoàn TNCS HCM hướng

đến việc phát huy tính tích cực, sáng tạo của HS; tăng cường sự tự quản của HS trong sinh hoạt, học tập nhằm phát huy tính độc lập, tự chủ, nắm bắt, xử lí và giải quyết vấn đề cho chính bản thân HS:

Tổ chức phong trào thi "Đố vui để học" nhằm tạo cơ hội rèn luyện tính đồng đội, nhạy cảm giải quyết các vấn đề dã được học một cách nhanh nhẹn.

Tổ chức cho HS các hoạt động tham quan, cắm trại kết hợp các cuộc thi tìm hiểu về lịch sử, văn hố địa phương, thành quả sản xuất của các nhà máy, xí nghiệp nhằm rèn luyện cho các em óc quan sát, phân tích các sự vại hiện tượng và tạo cơ hội cho các em thể hiện tính năng động, tháo vát của bản thân.

Tổ chức thực hiện ôn bài, giúp nhau học tập, truy bài 15 phút đầu giờ và phong trào thi đua học tập qui đánh giá hiệu quả giờ học trên lớp, qua tình hình đóng góp xây dựng bài trên lớp nhằm thúc đẩy học tập, tăng cường hoạt động tự học, giúp nhau phương pháp tự học.

Tổ chức phong trào vượt khó trong học tập, trao đổi kinh nghiệm tự học, kinh nghiệm học tập bộ mơn, tổ chức báo cáo, trao đổi hình thức tự học theo đơn vị chi đồn nhằm kích thích phong trào tự học của HS.

Rèn luyện cho các em tính tự chủ, tính độc lập và hướng dẫn các em phương pháp tự kiểm tra, tự đánh giá tạo điều kiện nâng cao kĩ năng phương pháp tự học thông qua các cuộc sinh hoạt tập luyện các kĩ năng vui chơi, ca hát tập thể

Biện pháp 2: Tổ chức tốt các hoạt động ngoại khoa phục vụ học tập

Tổ chức các chuyên đi tham quan các Viện bảo tàng, các khu di tích, danh lam thắng cảnh Biểu dương các gương điển hình, vượt khó trong học tập

Tổ chức báo cáo các chuyên đề ngoại khóa bộ mơn.

Tổ chức thực hiện sổ lay văn học, sổ tay ghi chép các bộ môn, Irao đổi kinh nghiệm sưu tầm văn học, sưu tầm các bài tốn khó, các bài tập vui

Có rất nhiều các hình thức tổ chức những hoạt động ngoại khác hỗ trợ cho việc học tập của HS, chủ yếu là hỗ trợ những kiến thức cho học tập chính khố. Vì vậy, nếu chúng ta chỉ dừng lại ở mức độ yêu cầu này thì chưa đủ, cần phải hồn thiện bằng cách tổ chức đúc rút kinh nghiệm, thu hoạch công tác sau những lần tham quan, nghiên cứu, sưu tầm văn học,... nhằm rèn luyện cho các em các thao tác tư duy, phát triển khả năng tự tìm hiểu, tự xử lí thơng tin giúp cho hoạt động tự học được nâng cao về chất, tạo điều kiện phát triển và nâng cao năng lực tự học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao năng lực tự học cho học sinh trung học phổ thông (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)