Năng lục tự học và vai trò của năng lực tự học:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao năng lực tự học cho học sinh trung học phổ thông (Trang 29 - 31)

THÔNG TẠI TP HỒ CHÍ MINH

1.3. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỰ HỌC VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC

1.3.2. Năng lục tự học và vai trò của năng lực tự học:

Năng lực là tổ hợp các đặc điểm độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định nhằm đảm bảo cho hoạt động đó đạt kết quả cao(18)

Xét về cấu trúc, nhân cách con người bao gồm hai thành tố cơ bản: Năng lực (Tài) và phẩm chất (Đức). Trong đó năng lực bao gồm:

. Năng lực xã hội hố: Khả năng thích ứng, năng lực sáng tạo.

. Năng lực chủ thể hố: Khả năng biểu hiện tính độc đáo của bản lĩnh.

. Năng lực giao tiếp: Khả năng thiết lập và duy trì quan hệ với người khác.(24)

Như vậy, năng lực là khả năng hồn thành có kết quả một cơng việc nào đó. Về thực chất đó là sự phù hợp giữa u cầu cơng việc và những phẩm chất lâm lý của cá nhân.

b. Năng lực tự học:

Từ các khái niệm về tự học và năng lực, chúng ta có thể khái quát về năng lực tự học: Năng lực tự học là những thuộc tính tâm lý mà nhờ chúng con người tự mình xử lý các thơng tin, các vấn đề được đặt ra trong khi học tập, trong cuộc sống nhằm biến kiến thức của nhân loại thành sở hữu của riêng mình một cách hiệu quả nhất. Năng lực tự học được hình thành và phát triển do có nhận thức, thái độ và phương pháp tự học tốt, đồng thời phải được tác động của các "ngoại lực" như PPDH, phương tiện học tập và các hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường.

Như vậy, nâng cao năng lực tự học cho HS THPT có nghĩa là nâng cao năng lực tự sắp xếp quỹ thời gian và điều kiện vật chất để tự học tập, tự củng cố, tự đào sâu tri thức hay tự hình thành những kỹ năng, kỹ xảo ở những lĩnh vực nào đó theo yêu cầu trong chương trình đào tạo của nhà trường.

Tóm lại, hoạt động tự học là tất yếu của hoạt động học tập. Năng lực tự học được nâng cao sẽ thúc đẩy, kích thích hoạt động tự học trong q trình học tập, từ đó tăng hiệu quả chất lượng học. Như vậy, chất lượng học tập là thước do hiệu quả tự học và hiệu quả tự học xác định mức độ giá trị của năng lực tự học.

- Tự học là hoạt động gắn liền với hoạt động học tập. Năng lực tự học là những thuộc tính tâm lý của con người, mỗi người có năng lực tự học khác nhau. Trước cùng một tình huống xảy ra, cùng một vấn đề được nêu lên, năng lực tự lý giải sự vật hiện tượng của từng người sẽ đạt ở các mức độ khác nhau. Rõ ràng, trong hoạt động học tập, chất lượng và hiệu quả học tập phụ thuộc vào mức độ tích cực tham gia (thái độ) và khả năng xử lý (kỹ năng, phương pháp) của người học.

Như vậy, năng lực tự học của người học có vai trị quan trọng đối với chất lượng học tập. "Khơng ai có thể đưa một kiến thức nào từ ngoài vào đầu người học nếu người đó khơng tích cực học tập. Sự lĩnh hội kiến thức ln ln là kết quả của q trình hoạt động nhận thức riêng của từng HS, mặc dù hoạt động này được GV chỉ đạo”(31).

Theo quan điểm "dạy - tự học": hoạt động dạy của Thầy (kể cả tài liệu nghiên cứu, ...) là ngoại lực tác động lên hoạt động học của Trò. Hoạt động học của trị chính là nội lực của cá nhân người học, đó là tự học. Tự học đóng vai trị cốt lõi của hoạt động dạy - học.

Trong q trình học tập, tự học ln ln tồn tại. Tự học là một bộ phận cốt lõi của học tập và năng lực tự học là một trong những điều kiện cơ bản để HS học tập có hiệu quả.

Năng lực tự học được rèn luyện và dần dần được nâng cao tạo thành một năng lực cơ bản dể HS có thể tự học suốt đời. Tự học suốt đời là một đòi hỏi cơ bản đối với con người trong xã hội hiện đại, giúp họ có khả năng thích ứng cao trước mọi tình huống cua đời sống, bắt nhịp được sự bùng nổ của thông tin, khoa học và công nghệ.

Như vậy, tự học là một hoạt động tất yếu của HS. Năng lực tự học không chỉ cần thiết cho HS khi học tập trên ghế nhà trường mà cịn trong cả cuộc đời. Hình thành năng lực tự học cho HS trở thành một mục tiêu cơ bản của giáo dục nhà trường, do đó quản lý nhà trường phải hướng tới mục tiêu đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao năng lực tự học cho học sinh trung học phổ thông (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)