Biểu hiện về năng lực tụ học của học sinh hiện nay:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao năng lực tự học cho học sinh trung học phổ thông (Trang 41 - 45)

THÔNG TẠI TP HỒ CHÍ MINH

2.1.2. Biểu hiện về năng lực tụ học của học sinh hiện nay:

Có rất nhiều biểu hiện về năng lực tự học của HS THPT, người nghiên cứu chỉ xem xét trên ba biểu hiện chủ yếu đó là phương pháp học tập, nội dung học tập và hình thức học tập.

Đối với HS, đặc biệt là HS THPT, việc các em có được những phương pháp học tập đúng đắn khi tự học ở nhà là một trong những yếu tố quyết định sự thành công cũng như chất lượng học tập của các em. Do đó, thật cần thiết để chúng ta xem xét đến thực trạng về cách thức học tập khi tự học ở nhà của HS, về việc các em có được những phương pháp học tập đúng đắn và hiệu quả hay chưa. Sau đây là bảng kết quả khảo sát về phương pháp học lập của HS khi tự học ở nhà ở một số trường THPT tại TpHCM:

Từ bảng kết quả khảo sát trên cho thấy: Việc học thuộc lí thuyết, cơng thức trước khi làm bài tập được hầu hết các em HS vận dụng trong việc tự học ở nhà của các em (77.41%). Đối với những phương pháp học tập khác như tự cố gắng suy nghĩ để giải những bài tập khó hoặc việc đọc, tham khảo thêm các loại sách báo khác để làm bài, để bổ sung tri thức thì ít được các em áp dụng. Qua sự phân tích trên chúng ta có thể kết luận rằng xu hướng chung của HS về tự học là để nắm vững những tri thức cơ bản chứ ít có nhu cầu mở rộng, đào sâu tri thức. Điều đó hồn tồn khơng có nghĩa là khi tự học ở nhà các em chưa có phương pháp tự học đúng đắn cũng như chưa biết chọn cho mình phương pháp học tập tối ưu. Có rất nhiều nguyên nhân giải thích cho vấn đề này nhưng một trong những ngun nhân chính đó là do HS khơng có thời gian dành cho tự học bởi vì ngồi việc học bài và làm bài thầy cơ giao, các em cịn phải đi học thêm (72.16% HS cho rằng các em có đi học thêm), đơi khi cịn phải phụ giúp ba mẹ các cơng việc nhà và cịn phải dành thời gian cho bạn bè, vui chơi, giải trí nữa. Việc học ở lớp và việc học thêm cũng đã chiếm phần lớn thời gian trong một ngày của các em cho nên dù có muốn nâng cao, mở rộng tri thức về một lĩnh vực nào đó cũng là rất khó cho các em. Bên cạnh phương pháp học tập khi tự học ở nhà quyết định đến sự thành công cũng như chất lượng học tập, sự lựa chọn nội dung học tập ở nhà cũng góp phần không nhỏ đến chất lượng học tập của HS. Sau đây là bảng kết quả điều tra về những nội dung học tập được HS thực hiện ở nhà:

Qua bảng trên cho thấy: Có gần 50% HS chọn 2 nội dung học tập đó là học bài cũ, làm bài tập, nghiên cứu bài mới cho ngày hôm sau và đọc thêm sách tham khảo hay làm thêm bài tập ngồi sách giáo khoa. Đây chính là hai nội dung học tập hết sức cần thiết trong quá trình học tập của các em góp phần to lớn trong việc nâng cao chất lượng học tập và năng lực tự học của các em. Còn 50% số HS cịn lại thì hầu hết các em đều chưa xác định rõ việc nào cần làm và việc nào không, các em chỉ thực hiện những việc mà các em cho rằng là tốt đối với việc học tập như là học bài cũ để trả bài cho ngày hôm sau, dành thời gian ngắn để ôn lại một số từ vựng.

Một biểu hiện cuối cùng về năng lực tự học của HS cũng góp phần hết sức quan trọng đối với chất lượng và kết quả học tập của các em đó là hình thức học tập. Tùy vào quan điểm cũng như điều kiện hiện có, mỗi HS có sự lựa chọn hình thức học tập phù hợp cho riêng mình. Có HS do điều kiện nhà xa, khơng có phương tiện đi lại thường xun hoặc là vì một lý do nào đó thích chọn hình thức học một mình, có HS thích học với bạn bè vì có điều kiện để trao đổi thêm về những vấn đề khúc mắc mà bản thân không giải đáp nổi, vân vân... Nói chung, HS có rất nhiều hình thức để học tập ở nhà. Bâng kết quà diều Im sau (lây sẽ cho chúng ta thấy được thực trạng việc tựa chọn hình thức học lập ở nhà của HS:

Xem bảng kết quá điều tra cho thấy: Gần 50% HS chọn bạn bè để học chung (46.88%). Khi được hỏi lý do vì sao các em lại chọn bạn để học chung, đa số các em cho rằng học chung với bạn giúp cho các em dễ học hơn vì bạn giảng bài dễ hiểu, khơng cảm thấy sợ sệt hay lo lắng khi hỏi bài bạn cũng như khi gặp những khúc mắc trong bài học, tự do trao đổi và đưa ra ý kiến. Đơi khi học chung với bạn cịn có thể giúp các em có cơ hội học hỏi lẫn nhau cụ thể như về cách học tập, cách giải bài, cách ứng xử và đặc biệt là cách tự học sao cho hiệu quả.

Tóm lại, qua sự phân tích và tìm hiểu thực trạng những biểu hiện về năng lực tự học của HS hiện nay (gồm các vấn đề về: nội dung học tập, phương pháp học tập và hình thức học tập), chúng tơi nhận thấy rằng: HT các trường được chọn để khảo sát chưa có sự chỉ đạo cụ thể cho các GV trong việc hướng dẫn HS lựa chọn nội dung, phương pháp lẫn hình thức học tập hợp lý và khoa học. Từ đó dẫn đến hiện tượng một số HS có sự lựa chọn và áp dụng những nội dung, phương pháp lẫn hình thức học tập đúng, một số lại phân vân lưỡng tự khơng biết nội dung, phương pháp lẫn hình thức học tập nào là tối ưu hoặc là có chọn nhưng lại khơng hợp lý và khoa học. Chẳng hạn như về phương pháp học lập: Có em cho rằng khi tự học ở nhà thì gặp đâu học đó, khơng cần phải theo thời khóa biểu định sẵn; về nội dung công việc học tập ở nhà: Chỉ cần học bài cũ và làm bài tập là được rồi, không cần phải đọc thêm sách tham khảo hay học thêm ngoại ngữ gì cả; về hình thức học tập: Chỉ cần học với thầy cơ dạy kèm, có bài gì khó nhờ thầy cơ đó giải hộ. Qua đó cho ta thấy: Vai trị của HT trong cơng tác quản lý, chỉ đạo GV hướng dẫn HS lựa chọn nội dung, phương pháp lẫn hình thức học tập là hết sức quan trọng và cần thiết. Để có thể đề ra các biện pháp quản lý tối ưu nhằm nâng cao năng lực tự học cho HS, chúng ta cần phải xem xét đến những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tự học của HS cũng như mức độ ảnh hưởng của chúng đến kết quả học tập của HS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao năng lực tự học cho học sinh trung học phổ thông (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)